fbpx

Vốn pháp định là gì và đặc điểm của vốn pháp định

Vốn pháp định là một trong những mức vốn tối thiểu cần phải có khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, khi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức quyết định thành lập doanh nghiệp thì phải nắm được các quy định về vốn pháp định. Vậy vốn pháp định là gì, khác gì so với vốn điều lệ?

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là một trong những điều kiện tiên quyết của một số ngành nghề. Đây là khái niệm mà cá nhân hoặc tổ chức có mong muốn thành lập doanh nghiệp phải tìm hiểu chi tiết và có kế hoạch đầu tư hợp lý.

Khái niệm vốn pháp định là gì?
Khái niệm vốn pháp định là gì?

Hiện nay, vốn pháp định được quy định tại điều 4 của luật doanh nghiệp 2005 thay vì được quy định tại luật doanh nghiệp 2014. Khoảng 7 điều 4 của luật doanh nghiệp 2005 quy định rằng: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.

Vốn pháp định là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để cá nhân hoặc tổ chức có thể thành lập một doanh nghiệp và do cơ quan có thẩm quyền ấn định. Vốn pháp định được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp và quy định về vốn pháp định có sự khác nhau về mức vốn tùy vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định là số tiền tối thiểu để thành lập công ty
Vốn pháp định là số tiền tối thiểu để thành lập công ty

Vốn pháp định là gì và ví dụ về vốn pháp định sau đây:

  • Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh dịch vụ hàng không là 30 tỷ đồng.
  • Vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh chứng khoán là 10 đến 165 tỷ đồng.

Đặc điểm vốn pháp định

Sau khi tìm hiểu vốn pháp định là gì thì sau đây là một số đặc điểm cơ bản để phân biệt nguồn vốn pháp định.

Những đặc trưng của vốn pháp định
Những đặc trưng của vốn pháp định
  • Phạm vi hoạt động

Vốn pháp định không được áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định và được nêu rõ trong Quyết định số 27/2018/QĐ–TTG ban hành hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam.

  • Đối tượng áp dụng

Vốn pháp định được ban hành đối với các chủ thể kinh doanh, bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ kinh doanh gia đình, tổ chức,…

  • Ý nghĩa pháp lý

Vốn pháp định được quy định cụ thể để giúp công ty, doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Nguồn vốn pháp định còn được dùng để phòng ngừa những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình kinh doanh sản xuất.

Ý nghĩa của vốn pháp định đối với doanh nghiệp
Ý nghĩa của vốn pháp định đối với doanh nghiệp
  • Thời điểm cấp giấy xác nhận

Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp cho doanh nghiệp trước khi ban hành giấy phép thành lập.

  • Vốn pháp định có sự khác biệt đối với vốn góp của chủ sở hữu và vốn kinh doanh

Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định thông thường sẽ nhỏ hơn hoặc bằng vốn kinh doanh, vốn góp của các chủ sở hữu. Trong một số lĩnh vực và ngành nghề sản xuất, kinh doanh cụ thể, chỉ cần đăng ký vốn pháp định là bạn đã có thể kinh doanh. Ngược lại, cũng có một số ngành nghề ngoài việc đăng ký còn phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định.

Vốn pháp định là điều kiện tiên quyết khi thành lập công ty
Vốn pháp định là điều kiện tiên quyết khi thành lập công ty

Các ngành nghề bắt buộc có phải vốn pháp định khi thành lập

Ngành nghề cần phải có vốn pháp định khi thành lập
Ngành nghề cần phải có vốn pháp định khi thành lập
STT Ngành nghề kinh doanh   Mức vốn tối thiểu Căn cứ pháp lý
1 Kinh doanh bất động sản   20 tỷ đồng Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP
2 Kinh doanh ngành nghề liên quan đến sân bay, cảng hàng không Nội địa 100 tỷ đồng Khoản 2 Điều 14 Nghị định số  92/2016/NĐ-CP
    Quốc tế 200 tỷ đồng  
3 Kinh doanh vận tải hàng không Khai thác số lượng đến 10 tàu bay
( quốc tế)
700 tỷ đồng Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP
    Khai thác đến 10 tàu bay
(nội địa)
300 tỷ đồng  
    Khai thác số lượng từ 11 đến 30 tàu bay
(quốc tế)
1.000 tỷ đồng Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP
    Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay
(nội địa)
600 tỷ đồng  
    Khai thác trên 30 tàu bay
(quốc tế)
1.300 tỷ đồng Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP
    Khai thác trên 30 tàu bay
(nội địa)
700 tỷ đồng  
    Kinh doanh hàng không chung 100 tỷ đồng Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP
4 Kinh doanh dịch vụ hàng không Kinh doanh dịch vụ liên quan đến khai thác nhà ga hành khách 30 tỷ đồng Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh dịch vụ liên quan đến khai thác nhà ga, kho hàng hóa    
    Kinh doanh ngành nghề, dịch vụ cung cấp xăng dầu    
5 Cung cấp dịch vụ thiết lập, duy trì, vận hành, vùng nước, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, luồng hàng hải chuyên dùng   20 tỷ đồng Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP
6 Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải, vùng nước   10 tỷ đồng Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP
7 Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong vùng nước, khu nước, luồng hàng hải chuyên dùng   20 tỷ đồng Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP
8 Cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh thải chướng ngại vật   5 tỷ đồng Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP
9 Kinh doanh các ngành nghề dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải   2 tỷ đồng Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 70/2016/NĐ-CP
10 Cung ứng dịch vụ liên quan đến thông tin tín dụng   30 tỷ đồng Điều 1 Nghị định số 57/2016/NĐ-CP
11 Kinh doanh dịch vụ tư vấn mua bán nợ, môi giới mua bán nợ   5 tỷ đồng Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP
12 Kinh doanh ngành nghề, hoạt động mua bán nợ   100 tỷ đồng Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP
13 Kinh doanh ngành nghề, dịch vụ sàn giao dịch nợ   500 tỷ đồng Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP
14 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán   6 tỷ đồng Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 84/2016/NĐ-CP
15 Kinh doanh chứng khoán
(chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, đối với công ty chứng khoán)
Môi giới chứng khoán 25 tỷ đồng Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP
    Tự doanh chứng khoán 100 tỷ đồng  
    Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ đồng  
    Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ đồng  
  Kinh doanh chứng khoán
(Áp dụng đối với chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ)
  25 tỷ đồng Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP
  Ngân hàng thanh toán   10.000 tỷ đồng Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP
16 Kinh doanh ngành nghề, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm phi nhân thọ 300 tỷ đồng
200 tỷ đồng với chi nhánh nước ngoài
Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm vệ tinh hoặc bảo hiểm hàng không 350 tỷ đồng
250 tỷ đồng với chi nhánh nước ngoài
Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm vệ tinh 400 tỷ đồng
300 tỷ đồng với chi nhánh nước ngoài
Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
17 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đơn vị) và bảo hiểm sức khỏe 600 tỷ đồng Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí 800 tỷ đồng Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí 1.000 tỷ đồng Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
18 Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe   300 tỷ đồng Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
19 Kinh doanh tái bảo hiểm Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 400 tỷ đồng Điểm a Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 700 tỷ đồng Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 1.100 tỷ đồng Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
20 Kinh doanh môi giới bảo hiểm Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm 4 tỷ đồng Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
    Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm 8 tỷ đồng Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP

So sánh sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn pháp định là gì? Cả 2 nguồn vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn mà công ty phải góp vào để kinh doanh từ ban đầu. Tuy nhiên, 2 nguồn vốn này lại hoàn toàn khác nhau và để biết chúng khác nhau như thế nào thì dưới đây sẽ là một số điểm so sánh.

Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Tiêu chí Vốn pháp định Vốn điều lệ
Quy định Quy định hạn mức tối thiểu cần phải có đối với từng ngành nghề. Không có quy định về hạn mức điều lệ tối thiểu hoặc tối đa.
Cơ sở xác định Chỉ còn đăng ký vốn pháp định là có thể hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp còn phải ký quỹ. Đăng ký thời điểm thành lập công ty.Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong suốt quá trình kinh doanh.
Vốn Vốn pháp định cố định đối với những ngành nghề khác nhau. Vốn pháp định của ngân hàng phải đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.Thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm về phần vốn góp và hưởng cổ tức trên phần vốn góp tương ứng.Vốn điều lệ thông thường sẽ cao hơn vốn pháp định tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh.

Bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì cũng như sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ hoặc những đặc điểm cụ thể về nguồn vốn này. Đây là nguồn vốn bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề nhất định. Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch thành lập doanh nghiệp trong tương lai thì đừng quên tham khảo thật kỹ bài viết để có kế hoạch kinh doanh chi tiết nhé.

Xem thêm: Thông tin chi tiết về các khái niệm liên quan như cổ phiếu thưởng, bảo lãnh ngân hàng, định chế tài chính.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời