fbpx

Chỉ báo Stochastic là gì? Ý nghĩa Stochastic trên các sàn giao dịch ra sao?

Như chúng ta đã biết các chỉ báo có vai trò khá quan trọng trên các sàn giao dịch, các chỉ báo giúp ích khá nhiều với các nhà đầu tư trên những sàn giao dịch thành công. Nhưng chỉ báo Stochastic là gì thì không phải ai cũng biết về nó, chưa hiểu được ý nghĩa và không biết cách dùng nó như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thông tin về chỉ báo này ngay sau đây.

Tìm hiểu về Stochastic
Tìm hiểu về Stochastic

Stochastic Oscillator là gì?

Khái niệm Stochastic Oscillator

Nếu bạn là các nhà đầu tư mới, chưa thật sự hiểu Stochastic là gì và muốn tìm hiểu các thông tin về nếu thì hãy xem ngay đĩnh nghĩa về Stochastic dưới đây.

Vào năm 1950, chỉ báo này được tiến sĩ George Lane phát minh và được nhiều người tin dùng, sử dụng cho đến thời đại hiện nay.

Stochastic là từ ngắn gọn mà các nhà đầu tư sử dụng để gọi về chỉ báo Stochastic Oscillator. Nó là một chỉ báo động lượng  có chức năng so sánh giá cả đóng cửa với một phạm vì giá cụ thể và trong một ngưỡng thời gian nhất định nào đó.

Đối với chỉ báo này, các trader sẽ biết được những thông tin về động lượng và xu hướng của cường độ. Cụ thể là động lượng của giá sẽ được đo chỉ báo Stochastic và động lượng này luôn có sự thay đổi hướng trước giá.

Ngoài ra các nhà đầu tư thường hay gọi tắt các chỉ báo Stochastic và Oscillator nên trader mới chưa hiểu biết nhiều về lĩnh vực này sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy Stochastic và Oscillator là gì? Điểm chúng của chúng đều là các chỉ báo, chúng chỉ khác nhau ở chỗ Oscillator dành cho thị trường chứng khoán và Stochastic sử dụng cho thị trường ngoại hối. Các bạn hãy phân biệt rõ vấn đề này nhé.

Ý nghĩa Stochastic Oscillator

Ý nghĩa của Stochastic Oscillator
Ý nghĩa của Stochastic Oscillator

Thật ra, các nhà đầu tư chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của Stochastic Oscillator và cơ sở để sử dụng chỉ báo này là gì? Mục đích của chỉ báo này là tìm được điểm đảo chiều xu hướng và cơ sở để thwujc hiện việc này chính là dựa vào sự đi trước giá của động lượng.

Biểu đồ của Stochastic đa phần gồm có 2 đường, đường thể hiện giá trị của Stochastic(%K) và đường được tính theo SMA với 3 phiên của %K( đường này là %D). Khi hai điểm %K và %D cắt nhau thì sẽ cho biết sự biến đổi của động lượng và có khả năng xảy ra sự đảo chiều.

Trong vùng Quá Mua/Bán ta có thể xác định được trạng thái của thị trường như sau:

Khi giá trị của Stochastic nằm trên mức nào đó thì sẽ xuất hiện vùng Quá Mua và ngược lại nằm dưới mức nào đó sẽ xuất hiện vùng Quá Bán. Theo lý thuyết thông thường sẽ là trên 80 (overbought) và dưới 20 (oversold). Vùng Quá Mua sẽ mạnh mẽ khi Stochastic lên trên mức 80 và vùng Quá Bán mạnh mẽ khi Stochastic đi xuống quá mức 20.

Nhưng các nhận định trên chỉ mang tính tương đối không phải lúc nào cũng xảy ra vì những nhận định này là theo lý thuyết. Nếu có xu hướng rất mạnh diễn ra trên thị trường thì vùng Quá Mua/Bán sẽ được giữ trong một thời gian khá dài.

Xem thêm: Chỉ báo ATR là gì? Chiến lược giao dịch đỉnh cao cùng ATR.

Cách tính Stochastic Oscillator

Công thức tính Stochastic
Công thức tính Stochastic

Chỉ báo này được thể hiện thông qua hai chỉ số %K và %D. Với công thức như sau:

%K=((C-14)/(H14-L14))*100

Công thức này được giải thích như sau:

C được hiểu là giá đóng cửa hiện tại

L14 Và H14 lần lượt là giá thấp nhất và cao nhất trong 14 phiên giao dịch

%D chính là SMA 3 phiên của %K

Tùy vào ý tưởng và mục đích của các nhà giao dịch mà chỉ báo Stochastic Oscillator được thực hiện khác nhau.

Cách cài đặt chi tiết chỉ báo Stochastic trên nền tảng MT4

Với thị trường Forex thì MT4 là nền tảng giao dịch chủ yếu vì thế các nhà đầu tư có thể dễ dàng cài đặt chỉ báo này trên MT4 như sau:

Bước 1: Các bạn sẽ mở phần mềm MT4

Bước 2: Cài đặt Stochastic Oscillator, Chọn menu trên thanh công cụ bấm vào danh sách Indicator, nhấp vào Oscillators và kết thúc bằng việc nhấp vào Stochastic Oscillator.

Indicator => Oscillators => Stochastic Oscillator
Indicator => Oscillators => Stochastic Oscillator

Bước 3: Lúc này bạn có thể chỉnh sửa thông tin chỉ báo tùy theo ý tưởng và mục đích thực hiện giao dịch khi xuất hiện bảng thông số. Các thông số bạn có thể chỉnh là %K và %D.

Điều chỉnh các chỉ số theo ý định
Điều chỉnh các chỉ số theo ý định

Bước 4: Sau đó bạn sẽ bấm chọn sang tab bên cạnh để chỉnh định dạng, màu sắc, kích cỡ, đường nét cho Stochastic Oscillator và tùy chọn mức Quá Mua/Bán. Tuy nhiên các chỉ số để xác định luôn được hệ thống mặc định là 20 và 80 nên bạn không thể chỉnh sửa mục này.

Các nhà đầu tư có thể chỉnh sửa bỏ đường %D không sử dụng thay vào đó là chỉ sử dụng kết hợp đường %K với mức Quá Mua/Bán. Và cũng có thể tính Stochastic bằng phiên có giá trị là 5 hoặc 20.

MACD là gì? Cách áp dụng MACD khi giao dịch.

Những sai lầm cơ bản trong khi sử dụng Stochastic Oscillator

Các sai lầm Trader thường gặp khi sử dụng Stochastic Oscillator
Các sai lầm Trader thường gặp khi sử dụng Stochastic Oscillator

Thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các lỗi cơ bản khi dùng Stochastic là do các trader chỉ biết đến nó mà thực hiện nó một cách máy móc chứ không hiểu rõ về những đặc điểm của nó chính vì vậy thường dẫn đến những sai làm như sau:

Sai lầm thứ 1: sử dụng lệnh BUY khi thị trường giao dịch đang Quá Bán và ngược lại

Sử dụng lệnh Buy khi thị trường đang quá Bán
Sử dụng lệnh Buy khi thị trường đang quá Bán

Khi Stochastic Oscillator đo được động lượng thị trường giao dịch có diễn biến giá đang ở vùng Quá Bán có Stochastic có chỉ số nhỏ hơn 20 từ đó chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm mạnh. Các bạn sẽ có xu hướng thực hiện các lệnh BUY khi thị trường ở vùng quá bán vì các nhà đầu tư không hiểu bản chất của nó nên nghĩ rằng họ đã thực hiện nhiều lệnh SELL nên giờ cần dùng lệnh BUY nhưng thực tế không phải vậy.

Và tương tự như đối với vùng Quá Mua có Stochastic đạt ngưỡng trên 80 thì thị trường có xu hướng tăng mạnh. Bạn cũng không nên nghĩ rằng mình đã thực hiện quá nhiều lệnh BUY giờ cần thực hiện lệnh SELL là cũng không đúng.

Bạn cần hiểu rõ bản chất của Stochastic lúc này để sử dụng lệnh phù hợp, nếu bạn cứ sử dụng chúng theo cảm tính, máy móc thì bạn sẽ thất bại một cách nhanh chóng chứ không có bất kỳ sự may mắn nào cứu vớt bạn cả vì vì khi thị trường đi vào một vùng nào đó Quá Mua/Bán nó có khả năng vẫn tiếp tục ở vùng đó chứ không dễ thay đổi.

RSI là gì? Cách áp dụng chỉ báo RSI đơn giản hiệu quả.

Sai lầm thứ 2: Cho rằng thị trường sẽ đảo chiều ngược lại khi có tín hiệu phân kỳ

Tin rằng thị trường đảo chiều khi có tín hiệu phân kỳ
Tin rằng thị trường đảo chiều khi có tín hiệu phân kỳ

Các trader thường dùng các tín hiệu phân kì để tạo ra một ý tưởng cho quá trình giao dịch, đây là phương pháp không tồi và được rất nhiều nhà đầu tư dùng. Nhưng các nhà đầu tư cho rằng khi mà các tín hiệu phân kỳ này xuất hiện thì thị trường đương nhiên sẽ đảo chiều và đó là quan điểm hoàn toàn không đúng. Thực tế đã chứng minh rằng thị tường không hề có xu hướng đảo chiều khi các tín hiệu phân kỳ xuất hiện, việc bạn dựa vào tín hiệu phân kỳ này kết hợp với Stochastic để quyết định việc vào lệnh thì tỷ lệ thất bại rất cao với bạn đấy.

Cả hai điều trên là hai sai lầm mà rất nhiều nhà đầu tư gặp phải và nó đều bắt nguồn từ việc bạn không quan tâm, không cập nhật các xu hướng của thị trường khi tham gia giao dịch trên thị trường. Vì thế bạn cần khắc phục điều này và nên xem xét kỹ hơn về cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator.

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator

Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả khi giao dịch
Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả khi giao dịch

Chúng ta đã hiểu rõ được những sai lầm thường mắc phải của các nhà đầu tư và nguyên nhân xảy ra nó chính vì vậy chúng ta cần khắc phục và sử dụng chỉ báo này một cách chính xác nhé. Cùng tham khảo các phương pháp sử dụng Stochastic ngay sau đây.

Sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator với tín hiệu Quá Mua/Bán

Sử dụng Stochastic Oscillator với tín hiệu quá bán
Sử dụng Stochastic Oscillator với tín hiệu quá bán

Đây là phương pháp để khắc phục sai lầm do bạn đã không xác định rõ xu hướng chính của thị trường và phương pháp này được khá nhiều người sử dụng.

Có thể thấy rằng, những cặp tiền tệ có khả năng có sóng giảm điều chỉnh khi mà một xu hướng nào đó đi lên một cách rõ ràng và các nhà đầu tư cần đi theo xu hướng đó. Lúc này bạn cần kiên nhẫn chờ đợi cặp tiền tệ đó thoát ra khỏi nhịp rồi mới bắt đầu điều chỉnh xu hướng tăng, sau đó bạn mới di chuyển đến khung thời gian để thực hiện tìm kiếm điểm vào phù hợp. Tiếp đến, bạn hãy đợi Stochastic đi đến vùng Quá Bán để có thể thực hiện lệnh BUY. 

Bạn cần rút ra một số điều ở phương pháp này như sau:

  • Thực hiện các lệnh đúng với xu hướng chính của nó không đi theo hướng ngược lại
  • Để có thể tiếp tục xu hướng tăng khi giá bị phá vỡ thì các nhà đầu tư cần phải điều chỉnh giảm Trendline.
  • Thỏa điều kiện vùng Quá Bán có chỉ số Stochastic dưới 20
  • Điều quan trọng là các bạn nên kiên nhẫn chờ đợi theo quy trình và thỏa mãn những yêu cầu thì sẽ có cơ hội thành công cao hơn.

Sử dụng kết hợp Stochastic Oscillator và Moving Average

Kết hợp Stochastic Oscillator và đường MA
Kết hợp Stochastic Oscillator và đường MA

Chúng ta đã hiệu Stochastic vậy chúng ta cũng cần Moving Average là gì?

Moving Average nó cũng là một công cụ hỗ trợ chỉ báo phổ biến được nhiều người sử dụng nhất giúp các nhà đầu tư có thể xác định rõ các xu hướng của thị trường một cách nhanh chóng.

Khi sử dụng Moving Average thì cần phối hợp với Stochastic có đường MA200: 

  • Đường MA200 sẽ ở mức hỗ trợ động khi trong dài hạn duy trì được xu hướng tăng, giá giao động ổn định trên đường MA200.
  • Ngược lại, giá sẽ giao động ổn định ở mức dưới đường MA200 thì trong dài hạn sẽ có xu hướng giảm.
  • Mức độ tin cậy của phương pháp có lớn hay không phụ thuộc vào phản ánh của đường MA200 lên sự dài hạn của thị trường và cặp tiền tệ. Đường MA200 sẽ thể hiện vai trò hỗ trợ mạnh mẽ của nó và đường giá không thể xuyên qua đối với thị trường mạnh.

Ý tưởng giao dịch theo phương pháp này chính là:

  • Khi Stochastic tiến vào vùng Quá Bán thì bạn cần kiên nhẫn chờ đợi lệnh BUY (trường hợp đường MA200 nằm trên đường giá) 
  • Trường hợp ngược lại ( đường MA200 nằm dưới đường giá) khi Stochastic tiến vào vùng Quá Mua thì bạn cần kiên nhẫn chờ đợi lệnh SELL.

Cách này sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ dùng một mình chỉ báo Stochastic.

Sử dụng kết hợp Stochastic Oscillator và phân tích đa khung thời gian

Kể hợp giữa phân tích đa khung thời gian và Stochastic Oscillator
Kể hợp giữa phân tích đa khung thời gian và Stochastic Oscillator

Một điều các nhà đầu tư dù có kinh nghiệm lâu năm hay mới bắt đầu giao dịch đều nên nhớ rằng tuyệt đối không đi ngược lại với xu hướng của thị trường. Vì thế phương pháp này cũng cần tuân thủ nguyên tắc đó.

Trước khi thực hiện một lệnh nào đó bạn cấn chắc chắn rằng nó đi đúng theo xu hướng của thị trường và tổng thể về nó để không mắc sai lầm, khung thời gian là công cụ tốt nhất giúp bạn thực hiện những điều đó.

Để một giao dịch có xác suất thắng lợi cao thì bạn hãy giao dịch cũng theo hướng thị trường đó nhưng nếu có nhiều khung thời gian thì hãy lựa chọn khung thời gian cao hơn.

Để thực hiện phương pháp này tốt bạn cần lưu ý:

  • Tại khung thời gian bạn muốn thực hiện hãy xác định xu hướng thị trường tại đó là gì tăng hay giảm
  • Kiên nhẫn chờ đợi xu hướng đã xác định đi theo xu hướng lớn hơn
  • Tiếp tục chờ đợi Stochastic  tiến vào vùng Quá Mua/Bán

Bạn cần kiên nhẫn thực hiện những điều trên để thực hiện tối ưu nhất phương pháp này.

Kết hợp  Stochastic Oscillator và mô hình nến đảo chiều

Sử dụng Stochastic Oscillator và mô hình nến đảo chiều
Sử dụng Stochastic Oscillator và mô hình nến đảo chiều

Mô hình nến đảo chiều đã chinh phuc đa số các nhà đầu tư vì hiệu quả vượt mặt so với các công cụ khác từ đó trở thành công cụ haonf hảo của các nhà đầu tư. Khi kết hợp Stochastic với mô hình nến này thì tỷ lệ giao dịch thành công của bạn đạt ngưỡng khá cao vì có bộ lọc tín hiệu xuất sắc.

Phương pháp này thực hiện như sau: 

  • Điều đầu tiên luôn luôn quan trọng nhất chính là xác định chính xác xu hướng của thị trường
  • Thực hiện tìm kiếm xem mô hình nến đảo chiều này năm ở khu vực nào
  • Song song với điều trên là di chuyển Stochastic tiến vào vùng Quá Mua/Bán.

Kết hợp Stochastic Oscillator và Trendline

Cách sử dụng Stochastic Oscillator kết hợp Trendline
Cách sử dụng Stochastic Oscillator kết hợp Trendline

Trendline là một đường xu hướng, Khi kết hợp Stochastic với trendline thì Stochastic sẽ được xem như là bộ lọc để thiết lập, chọn lọc những giao dịch được hiển thị trên đường Trendline. Điều đặc biệt với phương pháp này là bạn có thể dùng ở bất kỳ khung thời gian nào.

Một số quy tắc khi dùng lệnh BUY:

  • Điều quan trọng đầu tiên chính là xu hướng, khi thị trường có xu hướng tăng thì bạn mới thực hiện lệnh BUY
  • Lúc này bạn sẽ phải về đường trendline cũng phải tăng và cần tiếp tục chờ đợi để giá Pullback tiến gần Trendline
  • Sau khi đường trendline tăng và giá đến gần nhau thì xác nhận lại xem Stochastic nằm ở vị trí nào có dưới vùng Quá Bán không
  • Tại phía dưới đường trendline tăng thì bạn đặt điểm dừng lỗ
  • Tại phía trên ngưỡng kháng cự bạn cần đặt điểm take profit

Một số quy tắc khi dùng lệnh SELL:

  • Khi thị trường có xu hướng giảm thì bạn mới thực hiện lệnh SELL
  • Bạn sẽ phải về đường trendline cũng phải tăng và cần tiếp tục chờ đợi để giá Pullback tiến gần Trendline tương tự như khi thực hiện lệnh BUY
  • Sau khi đường trendline giảm và giá đến gần nhau thì xác nhận lại xem Stochastic nằm ở vị trí nào có trên vùng Quá Mua không
  • Tại phía dưới đường trendline giảm thì bạn đặt điểm dừng lỗ
  • Tại phía dưới vùng hỗ trợ bạn cần đặt điểm take profit

Sử dụng Stochastic Oscillator để tìm kiếm và xác định cụ thể điểm vào

Dùng Stochastic Oscillator xác định điểm vào
Dùng Stochastic Oscillator xác định điểm vào

Đối với 5 phương pháp trên thì các nhà đầu tư không xác định được bất kì một điểm vào hay điểm ra nào cả nên các bạn hơi cảm thấy khó thực hiện với những phương pháp trên. Vậy thì hãy khám phá ngay cách này nhé.

Ý tưởng thực hiện phương pháp này như sau:

  • Nếu bạn muốn một điểm vào là BUY khi có xu hướng đi lên thì bạn hãy dùng BUY khi chỉ số Stochastic lên trên ngưỡng 20
  • Ngược lại với xu hướng đi xuống và bạn muốn điểm SELL thì hãy chờ đến khi Stochastic xuống thấp hơn 80.

Nghĩa là khi bạn đã kiên nhẫn chờ đợi hướng của lệnh vào bạn muốn trùng với hướng thị trường thì bạn sẽ đợi Stochastic xác nhận đà của giá trước chứ không vào lệnh ngày khi Stochastic di chuyển đến vùng Quá Mua/Bán.

Ví dụ: Nếu xu hướng của thị trường tăng bạn đã chờ đợi được điểm vào mong muốn lúc này Stochastic cần xác nhận chắc chắn rằng giá đang theo hướng của thị trường thì bạn mới đạt được hiệu quả khi dùng lệnh BUY.

Đây là cách chắc chắn giúp bạn không gặp cảm giác hoang mang về điểm vào và khi nào phù hợp thực hiện lệnh.

Lưu ý cần biết về Stochastic Oscillator

Stochastic Oscillator là một trong những hiện tượng phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong quá trình giao dịch. Tuy vậy, không phải khi sử dụng chỉ số này đều dễ dàng. Do đó, việc nắm cụ thể những lưu ý cần biết là điều hoàn toàn cần thiết. Sau đây là ba lưu ý quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. 

Không phải lúc nào chúng ta cũng thấy chỉ báo Stochastic Oscillator ngẫu nhiên đưa ra các tín hiệu quá bán hoặc quá mua.

Như chúng tôi đã phân tích cụ thể, Stochastic Oscillator cần nhận được sự đồng thuận từ các tín hiệu khác như chỉ báo RSI, đường xu hướng hoặc mô hình nến đảo chiều để có thể xác nhận điểm vào lệnh. Nếu nó đi lên/xuống hoặc đảo chiều, khả năng thị trường sẽ đi theo phân tích của bạn là đúng.

Stochastic Oscillator ngẫu nhiên khung lớn hơn cung cấp tín hiệu chính xác hơn

Không chỉ đối với bộ dao động ngẫu nhiên mà đối với bất kỳ chỉ báo hoặc mô hình nào, khung càng nhỏ thì tín hiệu càng lớn và càng có nhiều khả năng bị lệch.

Nhà đầu tư phải luôn đi đúng hướng

Xác định xu hướng mà thị trường đang theo là một yêu cầu quan trọng để giảm thiểu rủi ro. Kết hợp với nhiều yếu tố khác, nó phải theo xu hướng thị trường. Khi thị trường giảm, chúng ta nhìn vào mức cao và “giảm”, và khi thị trường có xu hướng tăng, chúng ta nhìn vào mức thấp và mua. Điều này thậm chí còn hữu ích hơn cho các nhà giao dịch, đặc biệt là những nhà giao dịch không muốn đi ngược lại xu hướng hoặc “cách mạng hóa” trường học của họ!

Kết luận về Stochastic Oscillator

Tổng kết về Stochastic Oscillator
Tổng kết về Stochastic Oscillator

Stochastic Oscillator là một chỉ báo mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua, vì dựa vào mục tiêu của chỉ báo này chúng ta có thể dễ dàng xác định các xu hướng mới của thị trường trong tương lai.

Các Trader mới nên nhớ rằng, các chỉ báo có vai trò rất quan trọng và Stochastic Oscillator cũng vậy, vì thế khi tham gia vào các sàn giao dịch bạn nên tìm hiểu kĩ về Stochastic Oscillator để ứng dụng hiệu quả chứ không nên sử dụng nó một cách máy móc và thường xuyên rèn luyện các kỹ năng liên quan.

Nếu bạn đã là một chuyên gia trong các sàn giao dịch thì đương nhiên bạn có đầy đủ kinh nghiệm, khả năng xác định xu hướng và thông thường không cần dùng đến chỉ báo này. Tuy nhiên, cho dù bạn có chuyên nghiệp đến đâu đi nữa thì đây cũng là chỉ báo rất hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian cho bạn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn thông tin liên quan đến các giao dịch, nhiều thông tin về Stochastic Oscillator bạn có thể dễ dàng tìm hiểu. Nhưng những thông tin trên internet có thể đến từ những nguồn thông tin không chính thống dẫn đến những sai lầm khi sử dụng chỉ báo này vì thế bạn nên chắt lọc cụ thể thông tin để có những giao dịch thành công nhé.

Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ như trên, hi vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu Stochastic là gì? Nếu các bạn thấy bài viết này hữu hãy lưu lại và chia sẻ với những người thân của mình nhé. cảm ơn các bạn rất nhiều.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Trả lời