fbpx

Risk Appetite là gì? Vì sao khẩu vị rủi ro quan trọng với trader?

Risk Appetite là gì? Đây là một khái niệm cần phải nắm được khi bắt đầu tham gia vào thị trường Forex, đặc biệt là quản lý vốn. Bên cạnh đó, có nhiều trader sẽ không phân biệt được giữa Risk Appetite với Risk Tolerance. TRADERFOREX sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc liên quan đến Risk Appetite, cùng với đó là sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ biết được điểm khác nhau giữa Risk Appetite và Risk Tolerance.

Khái niệm Risk Appetite là gì?

Risk Appetite hay còn gọi là khẩu vị rủi ro. Thuật ngữ này dùm để chỉ một mức độ rủi ro có thể được kiểm soát bởi một cá nhân hay một tổ chức khi kinh doanh hoặc đầu tư tài chính. Qua đó, từ khẩu vị rủi ro đã được vạch ra trước khi đầu tư, họ có thể quản lý được tài sản của mình, hạn chế được thua lỗ trong quá trình giao dịch/ kinh doanh.

Risk Appetite còn có tên gọi khác là khẩu vị rủi ro
Risk Appetite còn có tên gọi khác là khẩu vị rủi ro

Khi bắt đầu kinh doanh hay đầu tư tài chính, đặc biệt là Forex, đối tượng nào cũng đều có mục đích là kiếm được lợi nhuận lâu dài. Việc xác định được Risk Appetite (Khẩu vị rủi ro) sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân đánh giá được mức rủi ro trong phạm vi có thể kiểm soát. Bên cạnh đó, từ những nguy cơ đã được ước lượng, chúng ta sẽ có thể tạo ra các chiến lược đầu tư hợp lý, thông minh hơn trong tương lai.

Vậy cách tính Risk Appetite là gì? Chúng ta sẽ cần các yếu tố như sau: lĩnh vực kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, đối thủ trên thương trường, khả năng tài chính,…Bên cạnh đó, Risk Appetite sẽ luôn được điều chỉnh phụ thuộc vào sự thay đổi của những yếu tố bên trên, những tác động của tình hình thực tế.

Khái niệm Risk Tolerance là gì?

Để hiểu rõ về Risk Appetite và tránh bị nhầm lẫn với những thuật ngữ liên quan khác, TRADERFOREX sẽ đề cập thêm một khái niệm về Risk Tolerance để bạn không bị nhầm lẫn.

Risk Tolerance hay còn gọi là mức độ chấp nhận rủi ro. Từ cái tên của nó, bạn cũng có thể hiểu được một phần nào rồi đúng không nào. Nghĩa là một cá nhân hay tổ chức khi bắt đầu kinh doanh, đầu tư vào một lĩnh vực nào đó sẽ đưa ra một mức độ chấp nhận rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được. Nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa Risk Appetite (Khẩu vị rủi ro) với Risk Tolerance (Mức độ chấp nhận rủi ro).

Cụ thể, Risk Appetite là mức độ rủi ro mang tính chung chung, tổng thể và nó được vạch ra trong lâu dài. Risk Tolerance là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được cho từng dự án, thời điểm. Nói một cách dễ hiểu, ngắn gọn thì Risk Tolerance nó sẽ chi tiết hơn và dành cho một giai đoạn đầu tư ngắn hơn.

Vì sao nhà đầu tư thường hay không phân biệt được giữa Risk Appetite và Risk Tolerance?
Vì sao nhà đầu tư thường hay không phân biệt được giữa Risk Appetite và Risk Tolerance?

Một tổ chức, họ đề ra Risk Appetite cho hoạt động đầu tư của mình ở một thời điểm dài hạn. Và khẩu vị rủi ro đó được chia nhỏ qua nhiều giai đoạn, theo từng hạng mục đầu tư sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro không giống nhau.

Mức độ chấp nhận rủi ro càng lớn thì cho thấy hạng mục kinh doanh/ đầu tư này sẽ gặp phải nhiều khó khăn cần đối mặt. Còn nếu mức độ chấp nhận rủi ro nhỏ thì danh mục này cần hạn chế rủi ro xuống mức thấp hơn nữa, đồng thời nếu rủi ro tăng, danh mục này sẽ bất khả thi.

Chỉ nói đến khái niệm thôi là chưa đủ, nhiều bạn sẽ cảm thấy còn ngờ vực và có thể sẽ hiểu theo một nghĩa khác. Chúng ta sẽ cùng đi đến nội dung tiếp theo để mổ xẻ kiến thức này triệt để nhé.

Sự giống nhau và khác nhau giữa Risk Tolerance và Risk Appetite là gì?

Sau khi chúng ta tìm hiểu về định nghĩa của cả 2, có thể thấy rằng sau khi được dịch ra nghĩa tiếng Việt, chúng đều có tên gọi là mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp hoặc cá nhân khi tham gia đầu tư, kinh doanh. Nhưng tuyệt đối không được nhầm bởi vì cả 2 có đặc điểm khác nhau, ý nghĩa khác nhau.

Mức độ chịu đựng rủi ro

Risk Appetite đánh giá mức độ chấp nhận nguy cơ ở phạm vi lớn hơn. Sau khi xem xét, đánh giá sẽ đưa ra một bức tranh bao quát về mức rủi ro sẽ có thể xảy ra trong dài hạn. Về Risk Tolerance, nó chỉ một mức độ chấp nhận nguy cơ ở phạm vi hẹp hơn, chi tiết hơn. Cụ thể là mức độ này chỉ dùng để dự đoán cho một dự án, giai đoạn nhất định.

Điểm đặc biệt của Risk Appetite và Risk Tolerance

Risk Appetite (Khẩu vị rủi ro) có thể gọi là một công cụ quản lý rủi ro. Chức năng của nó là thước đo đo lường rủi ro của doanh nghiệp, cá nhân, từ đó có thể đưa ra chiến lược hoạt động hiệu quả.

Risk Tolerance (Mức độ chấp nhận rủi ro) cũng là một công cụ nhưng chức năng của nó là phản ứng nhanh với các rủi ro, cho ta thấy được sự chấp nhận rủi ro tức thì khi chúng xuất hiện.

Cả hai đều có chức năng chính là kiểm soát, quản lý rủi ro trong hoạt động giao dịch, kinh doanh. Đây đều là những điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân khi tham gia vào thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng. Khi đầu tư vào thị trường ngoại hối, để thu được lợi nhuận dài hạn, bạn không thể không biết về Risk Appetite và Risk Tolerance.

Hướng dẫn áp dụng Risk Appetite và Risk Tolerance chính xác

Chúng ta cùng nhắc lại bài một lần nữa, Risk Appetite và Risk Tolerance đều là thuật ngữ chỉ cho việc quản lý vốn Forex và từ đó có được phương án giao dịch hiệu quả để tránh rủi ro. Và để thực hiện được điều này, nhà giao dịch cần xác định được phạm vi chấp nhận rủi ro của mình, những chiến lược giao dịch sẽ nhờ vào đó mà sẽ được vạch ra. Có thể bạn không phân biệt được giữa 2 khái niệm với nhau nhưng nếu có thể, hãy làm điều đó vì nó sẽ cho bạn kết quả tuyệt vời hơn.

Sử dụng Risk Appetite như thế nào?

Risk Appetite thông qua số vốn ban đầu bạn dùng để giao dịch mà đưa ra mức độ chịu đựng rủi ro. Sẽ có trường hợp mức thua lỗ cao hơn so với khẩu vị rủi ro đã đề ra trước đó, điều này cho thấy phương án giao dịch của bạn đang gặp vấn đề và cần điều chỉnh. Như đã đề cập ở trên, để tính ra được Risk Appetite, chúng ta phải dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Risk Tolerance và cách sử dụng nó

Risk Tolerance sẽ được xác định trong một dự án, giai đoạn ngắn hạn. Nó là mức độ chấp nhận rủi ro cho khoản lỗ cao nhất mà các nhà đầu tư có thể chịu đựng được. Ví dụ như các trader thường sử dụng Risks Tolerance để đánh giá khả năng thua lỗ ở phiên giao dịch ngày, tuần. Càng chia nhỏ thời gian để tính Risk Tolerance, bạn sẽ càng có lợi hơn trong việc tránh đi rủi ro nhiều nhất. Từ đó, có đủ kinh nghiệm và đưa ra kế hoạch đầu tư thông minh hơn.

Dựa theo ý nghĩa và đặc điểm của từng khái niệm, nhà giao dịch có thể áp dụng vào quá trình đầu tư Forex của mình. Càng chia nhỏ phạm vi, càng chi tiết và rõ ràng thì việc quản lý vốn sẽ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.

Các level chính của Risk Appetite là gì?

Dưới đây sẽ là các level chính của khẩu vị rủi ro. Nội dung này nhằm giúp các trader nắm được một cách chặt chẽ nhất về Risk Appetite. Bên cạnh đó, các bạn hoàn toàn có thể biết được tại sao mà nhiều nhà giao dịch họ thích giao dịch với mức độ rủi ro lớn, nhưng cũng có nhiều người lại e ngại với điều này và chấp nhận ở mức độ rủi ro thấp hơn. Vậy những cấp độ chính của khẩu vị rủi ro gồm những cấp độ nào?

Level Risk – Seeking

Risk – Seeking còn có thể gọi là sự tìm kiếm rủi ro. Bạn có thể hiểu đơn giản là việc đi tìm mức rủi ro lớn. Risk – Seeking là cấp độ mà chỉ khi bạn đã chấp nhận được việc rủi ro sẽ nằm ở một mức độ cao. Bạn mạo hiểm, thậm chí là đưa ra quyết định giao dịch không chắc chắn và có thể xảy ra nguy cơ. Tất cả với mục đích là nhận về lợi nhuận hấp dẫn.

Cấp độ Risk - Seeking dành cho các nhà giao dịch yêu thích mạo hiểm để thu lợi nhuận cao
Cấp độ Risk – Seeking dành cho các nhà giao dịch yêu thích mạo hiểm để thu lợi nhuận cao

Những trader trong cấp độ này họ quan tâm đến việc làm sao để thu được lợi nhuận nhiều nhất. Họ thường có xu hướng tìm kiếm các thay đổi chỉ trong giai đoạn ngắn. Họ không có hứng thú với những tài sản có tính rủi ro nhỏ và việc đảm bảo vốn. Chính vì thế các nhà giao dịch này chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm mức lời cao nhất. Tuy nhiên điều này cũng mang đến một vấn đề đó là, họ có thể nhận về nhiều hơn hoặc là mất tất cả.

Những nhà giao dịch này thường bị hấp dẫn bởi các thị trường tiềm năng. Họ cảm thấy mình có thể kiếm được lợi nhuận cao thông qua các thị trường này và dự đoán giá sẽ không giảm. Những tài sản có tính nguy cơ cao như cổ phiếu rủi ro, tiền tệ không được phổ biến của những đất nước đang có nền kinh tế đang phát triển thường thu hút những trader ở cấp độ này. Bên cạnh đó thì Risk – Seeking còn dùng để cho thấy xu hướng các đối tượng từ bỏ công việc 8 tiếng mỗi ngày để đầu tư hoặc startup doanh nghiệp cho bản thân.

Level Risk – Averse

Risk – Averse là cấp độ thứ 2 của Risk Appetite. Thuật ngữ này chỉ nhóm người không muốn gặp phải rủi ro. Đây là một khái niệm ngược lại đối với Risk – Seeking. Xu hướng của những trader này là đảm bảo an toàn vốn thay vì tìm cách thu được lợi nhuận hấp dẫn.

Với Forex nói riêng và việc đầu tư tài chính nói chung, mức độ rủi ro xảy ra ngầm ám chỉ việc giá cả đang bị điều chỉnh. Sự thay đổi này có thể cho thấy một cơ hội hoặc nguy cơ về lợi nhuận trong tương lai.

Nếu bạn là một nhà giao dịch cẩn thận thì cấp độ Risk - Averse sẽ hợp với bạn hơn
Nếu bạn là một nhà giao dịch cẩn thận thì cấp độ Risk – Averse sẽ hợp với bạn hơn

Thói quen của những nhà giao dịch thuộc cấp độ Risk – Averse đó là họ giao dịch một cách cẩn thận, đầu tư ổn định theo từng giai đoạn. Họ thích những tài sản mang tính rủi ro thấp. Mặc cho lợi nhuận ít hay tăng chậm thì sẽ tốt hơn là đầu tư mạo hiểm.

Thông thường cách đầu tư này đi đôi với việc ổn định. Mức độ tăng trưởng tiền thấp và lâu. Tuy nhiên nó sẽ giúp nhà giao dịch bảo toàn vốn và tránh lỗ. Mức độ Risk appetite này chính là phù hợp với những bạn thích an toàn.

Những tài sản thu hút các trader thuộc cấp độ này bao gồm tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu tăng trưởng,… Những kênh đầu tư này ổn định và luôn nằm trong tầm kiểm soát của nhóm đầu tư này. Họ có thể rút khỏi danh mục đầu tư khi nào cũng được nếu muốn.

Level Risk Neutral

Về lý thuyết

Risk – Seeking là cấp độ đầu tư chấp nhận rủi ro cao, Risk – Averse là cấp độ chấp nhận ở mức thấp hơn và thậm chí là tránh càng xa càng tốt. Và nằm giữa hai cấp độ này là Risk Neutral, một cách trung lập với mức độ nguy cơ. Họ có xu hướng không tìm kiếm danh mục đầu tư mang tính rủi ro lớn, họ bị thu hút bởi những tài sản có mức độ rủi ro hợp lý nhưng vẫn có thể thu về cho họ khoảng lợi nhuận cao. 

Một vài trader thay đổi level của mình từ Risk – Averse sang Risk Neutral vì lợi nhuận thu về thấp. Với việc tìm kiếm rủi ro phù hợp và một mức lợi nhuận tốt rõ ràng là sẽ tốt với họ hơn.

Một khi tham gia vào đầu tư, bạn cần phải chấp nhận được việc sẽ xảy ra rủi ro
Một khi tham gia vào đầu tư, bạn cần phải chấp nhận được việc sẽ xảy ra rủi ro

Những nhà giao dịch thuộc Risk Neutral không có hứng thú với kênh đầu tư có mức rủi ro cao và không chắc chắn về nguồn lợi nhuận. Họ sẽ tập trung vào những tài sản có khả năng mang đến lợi nhuận cao kèm một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

Về thực tiễn

Ví dụ như bạn có 1000 USD và có kế hoạch đầu tư vào một tài sản với mức lợi nhuận mong muốn là 1000 USD. Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn là có thể mất hết số vốn. Dùng một cuộc khảo sát để đưa ra kết quả, bao gồm 3 lựa chọn:

  • Lựa chọn 1: Nói không với kế hoạch này
  • Lựa chọn 2: Cho tôi thêm thông tin chi tiết của kế hoạch này
  • Lựa chọn 3: Chắc chắn sẽ tham gia vào kế hoạch

Lựa chọn 1 sẽ được chọn bởi những trader thuộc cấp độ Risk – Averse. Bởi vì họ không thích xảy ra rủi ro và mong muốn bảo toàn vốn. Lựa chọn 3 sẽ được chọn bởi những nhà giao dịch thuộc cấp độ Risk – Seeking, họ chấp nhận mất hết số vốn nếu có thể kiếm được lợi nhuận cao. Và lựa chọn 2 sẽ được ủng hộ bởi số đông các trader cấp độ Risk Neutral. Họ cần có thêm thông tin để đưa ra phương án giao dịch hiệu quả, xác định được mức lợi nhuận có thể thu về và mức độ rủi ro hợp lý. Tất cả đều được tính toán trước khi đưa ra quyết định. Họ trung lập thay vì từ chối hoặc đồng ý ngay lập tức.

Nói chung, Risk Appetite sẽ được chia ra từng cấp độ thông qua xu hướng giao dịch của từng trader. Nếu như bạn là một nhà giao dịch mới tham gia vào Forex, bạn nên chọn cấp độ nào? Hãy bắt đầu với cấp độ Risk – Averse hoặc Risk Neutral. Đối với Risk – Averse sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và giữ số vốn để tiếp tục đầu tư. Còn với Risk Neutral sẽ hạn chế mức rủi ro xuống thấp nhất nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận mong muốn. Tuyệt đối không nên chọn mạo hiểm ngay từ đầu, đầu tư là một hình thức kinh doanh, bạn không thể biến nó thành một canh bạc hên xui may rủi.

Thế nhưng trên đây chỉ là lời khuyên từ các chuyên gia Forex dành cho các trader newbie, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định mình nên thuộc nhóm nào và nên giao dịch theo hướng nào bạn nhé!

Bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Risk Appetite là gì và Risk Tolerance là gì. Sau khi đã nắm rõ được 2 thuật ngữ này, bạn hãy tạo ra một kế hoạch giao dịch hiệu quả. Tuy nhiên, nhiêu đó là chưa đủ, hãy truy cập TRADERFOREX để tìm hiểu thêm các kiến thức và kỹ năng để có thể đưa ra một phương án đầu tư hoàn thiện nhất. Chúc các trader thành công!

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời