fbpx

Các chỉ báo hay trên TradingView được ưa chuộng hiện nay

Việc nắm được các chỉ báo hay trên Tradingview sẽ giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định vào lệnh chính xác và hiệu quả nhất. Cụ thể, thông qua các chỉ báo trên Tradingview, bạn sẽ phân tích được xu hướng thị trường, mở hoặc đóng lệnh đúng thời điểm, dự đoán xu hướng giá trong tương lai,…Muốn trở thành một trader Forex thành công, bạn không thể bỏ lỡ nguồn kiến thức quan trọng này. Cùng Trader Forex tìm hiểu ngay về các best indicator Tradingview trong bài viết hôm nay.

Lợi ích khi sử dụng các chỉ báo hay trên Tradingview là gì?

Tradingview là một nền tảng biểu đồ có sự khác biệt rất lớn so với những nền tảng tương tự khác. Hệ thống được phát triển bởi số lượng chỉ báo đa dạng các chức năng, hoạt động linh hoạt vô cùng hữu ích.

Tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng TradingView cung cấp trên 100 chỉ báo tích hợp khác nhau, cũng như trên 5.000 chỉ báo tùy chỉnh được tạo bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp căn cứ vào nhu cầu giao dịch thực tế. Với kho tàng chỉ báo đa dạng này sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ các nhà giao dịch theo dõi biến động của thị trường một cách dễ dàng, chính xác và nhanh nhất có thể.

Tổng hợp các chỉ báo trên Tradingview vô cùng hữu ích
Tổng hợp các chỉ báo trên Tradingview vô cùng hữu ích

Không chỉ vậy, các chỉ báo trên TradingView có thể hỗ trợ các nhà giao dịch cảm thấy chắc chắn hơn trong các quyết định giao dịch của họ, từ đó tăng cơ hội giao dịch thành công. Nhiều chỉ số cung cấp các tín hiệu mua và bán rõ ràng và được kết hợp sử dụng với nhau để tạo nên một phương pháp phân tích xu hướng hiệu quả nhất.

Các điểm mạnh của những chỉ báo hay trên Tradingview do các nhà giao dịch có kinh nghiệm đánh giá:

  • Tradingview cung cấp cho trader nhiều chỉ báo phân tích hiệu quả như Moving Average, MACD, RSI, Bollinger Bands, Mây Ichimoku,…và một số các chỉ báo do chính các chuyên gia giao dịch tạo ra. Đặc biệt hơn, các chỉ báo được yêu thích nhất hiện nay đều được sử dụng miễn phí.
  • Khi trader sử dụng các best indicator Tradingview, công cụ này giúp cảnh báo giá và theo dõi các tín hiệu mua và bán một cách nhanh chóng và đơn giản, thông qua gửi về điện thoại, email hoặc hình thức pop-up.
  • Nhà giao dịch có thể tùy chỉnh theo ý muốn và bổ sung các chỉ báo trên Tradingview sao cho phù hợp với trường phái giao dịch của mình.
  • Trong suốt thời gian nghiên cứu biểu đồ, bộ công cụ vẽ chỉ báo và 12 loại biểu đồ khác nhau sẽ hỗ trợ nhà giao dịch sử dụng chỉ báo một cách hiệu quả và từ đó gia tăng cơ hội tăng lợi nhuận từ các phiên giao dịch.

Các chỉ báo hay trên Tradingview hiện nay – Top best indicator Tradingview

Trong giao dịch ngoại hối, sẽ có hàng trăm nghìn chỉ báo kỹ thuật cho các mục đích khác nhau. Do đó, việc tìm kiếm các chỉ báo kỹ thuật thích hợp không phải là một điều đơn giản dành cho các nhà giao dịch mới tham gia.

Vì vậy, Trader Forex sẽ giới thiệu đến các bạn đọc top 5 chỉ báo phiên giao dịch Tradingview được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Những cái tên dưới đây được các trader chuyên nghiệp đánh giá sẽ mang lại xác suất thành công cao cho nhà giao dịch Forex.

Relative Strength Index (RSI) – Chỉ báo sức mạnh tương đối

Chỉ báo RSI, tên đầy đủ là Relative Strength Index Indicator, trader Việt hay gọi là chỉ báo sức mạnh tương đối. RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder vào năm 1978. Đối với các trader đã hoạt động trên thị trường Forex đủ lâu, sẽ không còn xa lạ với chỉ báo này nữa. Cho đến nay, chỉ báo này vẫn lọt top được các anh em trader yêu thích và sử dụng nhiều nhất.

Chỉ báo RSI nằm trong nhóm chỉ báo động lượng và chức năng của nó là xác định sự điều chỉnh giá mới nhất. Qua đó, trader sẽ nhận định được các khu vực quá mua hoặc quá bán của loài tài sản đang giao dịch.

Chỉ báo RSI là một trong số các chỉ báo hay trên Tradingview
Chỉ báo RSI là một trong số các chỉ báo hay trên Tradingview

Chỉ báo RSI được nhận xét là có độ chính xác cao và cung cấp tín hiệu giao dịch mạnh mẽ. Công dụng của RSI giúp nhà giao dịch xác định được xu hướng giá, từ đó thiết lập điểm vào lệnh đúng đắn nhất. Những đặc trưng nổi bật của chỉ báo RSI bao gồm:

  • Chỉ số RSI luôn được hiển thị ở dạng một bộ dao động, chuyển động trong phạm vi cực trị từ 0 đến 100. Khi chỉ báo RSI vượt qua mức 10, nó sẽ được coi là khu vực quá bán, cho thấy giá đã đạt đỉnh và sắp có sự điều chỉnh giảm giá. Ngược lại, khi chỉ báo RSI đi xuống và đi qua mức 30 thì được gọi là khu vực quá bán, cho thấy giá đã chạm đáy và sắp xảy ra một đợt điều chỉnh giá trong tương lai.
  • Chỉ báo RSI giúp cho nhà giao dịch xác định sự hội tụ, phân kỳ, cùng với đó là dự đoán xu hướng thị trường gần nhất.
  • Chỉ báo RSI có thể kết hợp với nhiều chỉ báo phân tích khác, ví dụ như chỉ báo Bollinger Bands, đám mây Ichimoku, MACD, ngưỡng kháng cự/hỗ trợ,…

Average True Range (ATR) – Chỉ báo khoảng dao động thực tế trung bình

Chỉ báo ATR còn được gọi là Khoảng dao động thực tế trung bình. Đây được xem là một trong các chỉ báo hay trên Tradingview dùng để đo lường sự biến động giá được tạo ra bởi khoảng trống giá (Gap) hoặc chuyển động giới hạn (Limit Move). Chỉ báo ATR được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr trong năm 1978 và nó được định nghĩa trong cuốn sách “Tư tưởng mới trong hệ thống kỹ thuật giao dịch”.

Chỉ báo Average True Range - chỉ báo hay trên Tradingview đáng tham khảo
Chỉ báo Average True Range – chỉ báo hay trên Tradingview đáng tham khảo

Những đặc trưng nổi bật của chỉ báo ATR mà nhà giao dịch có thể tham khảo qua:

  • Chỉ báo ATR được dùng một cách hiệu quả để xác định các khu vực vào/ra lệnh vì nó thể hiện những thay đổi trong xu hướng giá, đặc biệt là ở những khu vực biến động giá mạnh hoặc một khu vực với một mức giá tích lũy.
  • Chỉ báo ATR giúp nhà giao dịch xác định điểm cắt lỗ (Stop loss) hoặc chốt lời (Take profit) hợp lý nhất. Bên cạnh đó, chúng có thể được cài đặt và tùy chỉnh linh hoạt.
  • Chỉ báo ATR còn hỗ trợ nhà giao dịch nhận biết khu vực đảo chiều nhanh chóng. Cụ thể, khi ATR di chuyển vượt qua ngưỡng 70% – mức trung bình, thì tỷ lệ đảo chiều là rất cao. Ngược lại, nếu ATR thấp hơn thì phần trăm xu hướng nằm ngang (sideway) hoặc tiếp diễn xu hướng sẽ xảy ra.
  • Để tính được chỉ số này, nhà giao dịch cần thông qua mức chênh lệch xảy ra ở các khu vực giá đáy và đỉnh so với mức giá hiện tại khi đang tiến hành giao dịch. Chỉ số ATR có chu kỳ cố định là 14 phiên (có thể tính theo ngày, tháng hoặc năm,…) nó căn cứ vào từng khung thời gian giao dịch.

Moving Average Convergence Divergence (MACD) – Chỉ báo đường trung bình động hội tụ phân kỳ

Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence, viết tắt là MACD, chúng ta thường gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một chỉ báo động lượng được rất nhiều trader Forex sử dụng. Dựa trên đường EMA, MACD được tính toán và phát triển để phản ánh mối quan hệ giữa đường trung bình động và các giai đoạn khác. Căn cứ vào đó, các nhà giao dịch sẽ phát hiện điểm hội tụ/phân kỳ hoặc động lượng giá, cung cấp tín hiệu mua/bán và xác định xu hướng thị trường.

Một vài ưu điểm của chỉ báo Moving Average Convergence Divergence
Một vài ưu điểm của chỉ báo Moving Average Convergence Divergence

Chúng ta cùng đi qua một số đặc điểm nổi trội của chỉ báo MACD bao gồm:

  • Chỉ báo MACD có cấu trúc khá phức tạp, nó bao gồm 4 phần: Đường MACD (EMA chu kỳ 26 và EMA chu kỳ 12), đường Zero, khu vực Histogram và đường tín hiệu.
  • Chỉ báo MACD có thể được sử dụng duy nhất một mình nó, tương tự như việc tìm kiếm các tín hiệu giao dịch khi đường MACD giao với đường trung tâm hoặc đường tín hiệu (Signal). Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, nhà giao dịch nên kết hợp chỉ báo MACD này với các mô hình nến đảo chiều, RSI, Stochastic,… để có tín hiệu hiệu quả hơn.

Không chỉ vậy, các nhà giao dịch cũng nên tham khảo thêm các chỉ báo tùy chỉnh như MacD Custom Indicator-Multiple Time Frame được tạo ra bởi tác giả Chris Moody. Loại chỉ báo này mặc định cho nhiều khung thời gian và có những điểm mạnh sau:

  • Cho biết tự động về khung thời gian biểu đồ.
  • Màu sắc của chỉ báo MACD khi giao với đường tín hiệu có thể điều chỉnh đơn giản.
  • Nhà giao dịch có thể thiết lập tắt dòng tín hiệu, đường MACD, Histogram và chỉ cho thấy mỗi biểu đồ.

Ichimoku Cloud – Chỉ báo đám mây Ichimoku

Một trong các chỉ báo hay trên Tradingview mà các nhà giao dịch không thể bỏ qua đó là chỉ báo Ichimoku Cloud hay tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo. Đây là một chỉ báo kỹ thuật đa năng thể hiện các mức kháng cự/hỗ trợ, động lượng và xu hướng trên thị trường. Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “sự cân bằng của biểu đồ ở trong nháy mắt” trong tiếng Nhật. Vì vậy, chỉ báo đám mây Ichimoku sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch toàn cảnh về biến động giá và mô hình thị trường một cách trực quan, toàn diện và rõ ràng nhất.

Chỉ báo đám mây Ichimoku là một trong các best indicator Tradingview
Chỉ báo đám mây Ichimoku là một trong các best indicator Tradingview

Khi sử dụng chỉ báo Ichimoku Cloud, nhà giao dịch sẽ tăng cơ hội thành công thông qua các ưu điểm sau:

  • Chỉ báo Ichimoku bao gồm 5 đường khác nhau và nhà giao dịch buộc phải liên kết các đường này lại với nhau để phân tích thị trường.
  • Nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận biết xu hướng của thị trường thông qua những điều đơn giản dưới đây:
  • Khi giá di chuyển về hướng lên trên đám mây màu xanh, điều này thể hiện xu hướng tăng giá (Uptrend).
  • Khi giá di chuyển về hướng xuống dưới của đám mây màu đỏ, điều này thể hiện xu hướng giảm giá (Downtrend).
  • Khi giá di chuyển lên bên trong đám mây Ichimoku thì tức là thị trường sẽ nằm ngang (Sideway).
  • Màu sắc của đám mây Ichimoku sẽ thay đổi cho thấy xu hướng thị trường đang được điều chỉnh.
  • Nhà giao dịch cần quan tâm đến đường cơ sở và đường chuyển đổi khi xác định khu vực vào lệnh với Ichimoku Cloud.
  • Để có nhiều các phương án giao dịch hiệu quả hơn, nhà giao dịch có thể kết hợp chỉ báo Ichimoku Cloud với các tín hiệu hành động giá hoặc các chỉ báo khác để nhận biết tín hiệu đường cơ sở, tín hiệu chuyển đổi,…

Chỉ báo Squeeze Momentum Indicator

Sau cùng, một chỉ báo phiên giao dịch Tradingview hiệu quả đó là chỉ báo Squeeze Momentum Indicator do một tác giả nổi tiếng có tên LazyBear trên Tradingview tạo ra.

LazyBear đã phát triển Squeeze Momentum Indicator thông qua một chỉ báo xung lượng có tên là “TTM Squeeze” của tác giả John Carter. Với chỉ báo này, các nhà giao dịch sẽ xác định điểm thoát và điểm vào lệnh dựa trên động lượng (Momentum), được hiển thị bằng các thay đổi màu sắc.

Đặc trưng của chỉ báo Squeeze Momentum Indicator
Đặc trưng của chỉ báo Squeeze Momentum Indicator

Những thế mạnh của trader khi sử dụng chỉ báo Squeeze Momentum Indicator bao gồm:

  • Chỉ báo Squeeze Momentum Indicator thuộc nhóm chỉ báo động lượng, nó có hình dáng khá giống với chỉ báo dao động Oscillator với các khu vực bóng mờ màu xanh lá hoặc màu đỏ.
  • Thời gian hình thành “siết – Squeeze” sẽ được cho thấy dựa vào các dấu cộng màu trắng. Thông qua các chu kỳ Squeeze này, có thể dự đoán về một xu hướng tiếp diễn trên thị trường.

Cách lựa chọn các chỉ báo hay trên Tradingview phù hợp với bạn nhất

Như đã đề cập trước đó, kho tàng rộng lớn các chỉ báo phiên giao dịch của TradingView đôi lúc làm cho các nhà giao dịch băn khoăn không biết nên chọn chỉ báo kỹ thuật nào. Để tiết kiệm công sức và thời gian, nhà giao dịch có thể làm theo cách dưới đây:

Trước hết, nhà giao dịch cần truy cập vào hệ thống chỉ báo kỹ thuật trên nền tảng giao dịch Tradingview.

Tiếp theo, để lựa chọn các chỉ báo trên Tradingview thích hợp với mình, bạn có thể làm theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Lựa chọn các best indicator Tradingview được gợi ý trong mục Technical Indicators. Những chỉ báo trong danh mục này được sử dụng rộng rãi và tính hiệu quả của chúng được chứng minh bởi các chuyên gia giao dịch top đầu.
  • Cách 2: Chọn các chỉ báo bởi các nhà giao dịch có tiếng tạo ra (căn cứ vào số người theo dõi và boost cao). Bạn thực hiện bấm chọn các tên tác giả trong mục “op Authors: Technical Indicators” để tham khảo các chỉ báo của họ.
  • Cách 3: Nhà giao dịch có thể chọn các chỉ báo do TradingView đề xuất. Bạn có thể xem các đánh giá của người dùng trong phần bình luận khi sử dụng chỉ báo và căn cứ vào lượng Boost đã sử dụng chỉ báo thể hiện độ tin cậy của chúng. Vì vậy, nếu một chỉ báo có nhiều Boots và có nhiều đánh giá tích cực, thì đó có thể là một chỉ báo hiệu quả.
Hướng dẫn xác định các chỉ báo hay trên Tradingview
Hướng dẫn xác định các chỉ báo hay trên Tradingview

Những thắc mắc liên quan đến việc sử dụng các chỉ báo hay trên TradingView

Trên TradingView, chỉ báo nào hỗ trợ tìm kiếm đường kháng cự và hỗ trợ?

Để phục vụ cho mục đích xác định khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự trên Tradingview, nhà giao dịch có thể tham khảo sử dụng các chỉ báo dưới đây:

Đâu là các best indicator Tradingview?

Căn cứ vào nhu cầu giao dịch của các trader Forex và xu hướng thị trường tại mỗi khung thời gian khác nhau sẽ có những chỉ báo kỹ thuật trên Tradingview phù hợp và hiệu quả nhất. Theo nhiều chuyên gia giao dịch đánh giá thì sau đây là những chỉ báo hay trên Tradingview: 

  • Chỉ báo sức mạnh tương đối –  RSI (Relative Strength Index).
  • Chỉ báo ATR – Average True Range.
  • Chỉ báo MACD.
  • Chỉ báo Ichimoku Cloud – Đám mây Ichimoku.
  • Chỉ báo Squeeze Momentum Indicator.

Những chỉ báo sớm nào trên Tradingview có độ chính xác cao?

Các chỉ báo sớm có nghĩa là các chỉ báo kỹ thuật dùng các dữ liệu giá trước đó để dự đoán về xu hướng giá trong tương lai. Những chỉ báo sớm có độ tin cậy cao bao gồm:

Làm sao để thiết lập các chỉ báo trên TradingView?

Không quá khó để có thể bổ sung các chỉ báo trên Tradingview, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của bạn trên TradingView.
  • Bước 2: Bấm chọn tab “Chart”, tiếp đó mở biểu đồ cần quan sát. Sau đó, trên thanh công cụ bạn chọn mục “Indicator”.
  • Bước 3: Lựa chọn chỉ báo thích hợp với bạn thông qua các chia sẻ bên trên. Vậy là bạn đã hoàn tất bổ sung chỉ báo lên biểu đồ.

Thông qua các chia sẻ về các chỉ báo hay trên Tradingview bên trên, bạn đã xác định được đâu là các chỉ báo cần nên được sử dụng trong quá trình giao dịch Forex của mình một cách nhanh nhất. Đồng thời, chúng ta có thể kết hợp các chỉ báo này với những công cụ phân tích khác để cho ra tín hiệu giao dịch chính xác. Ngoài những chỉ báo hay trên Tradingview mà chúng tôi đã đề cập bên trên, bạn hãy truy cập trang chủ của Trader Forex để tham khảo thêm các chiến lược giao dịch Forex hiệu quả khác. Chúc các bạn thành công!

1.5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Trả lời