fbpx

Xu hướng là gì? Cách xác định xu hướng trong thị trường forex

Xu hướng là gì? Giao dịch sẽ trở nên thuận lợi và an toàn hơn nếu bạn thuận theo xu hướng. Còn nếu như bạn cứ cố chấp đi ngược xu hướng hoặc cố gắng tìm kiếm điểm đảo chiều thì nó chỉ khiến giao dịch của bạn trở nên khó khăn hơn mà thôi. Khi Trader tìm kiếm đúng xu hướng thì mức tỷ lệ thắng cũng sẽ được nâng lên ít nhất là 50%. Vậy thì xu hướng được hiểu như thế nào và cách xác định xu hướng hiệu quả? Cùng khám phá thôi nào!

Xu hướng là gì? Xu hướng được hiểu như thế nào?

Không chỉ ở thị trường ngoại hối Forex mà ở mọi lĩnh vực, bạn cùng cần phải bắt kịp xu hướng để không bị bản thân chậm hơn so với thời đại.

Xu hướng là gì?

Trend là cái tên tiếng Anh của xu hướng. Trend được hiểu là những trào lưu, xu hướng mới nổi đang được rất nhiều người quan tâm. Đối với những ai làm việc bên mảng Marketing thì phải liên tục cập nhật trend để đưa ra những nội dung thú vị người xem. Còn đối với mảng đầu tư tài chính thì sao? Ở lĩnh vực này, khi đã các định được đúng xu hướng thì nhà đầu tư sẽ đưa ra những quyết định đặt lệnh đúng đắn và phù hợp với thị trường hiện nay nhất. Lúc này, lợi nhuận có thể được tối ưu hóa hơn bao giờ hết.

Giải nghĩa về khái niệm xu hướng là gì?
Giải nghĩa về khái niệm xu hướng là gì?

Cách hiểu của xu hướng thị trường

Trong phân tích kỹ thuật thì xu hướng thị trường được xem là thuật ngữ khá căn bản. Lúc này, người ta sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ kỹ thuật như: vùng hỗ trợ và kháng cự, chỉ báo RSI, đường trendline, đường trung bình động,… nhằm xác định xu hướng thị trường. Nếu như đã xác định được xu hướng thị trường rồi thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Hầu như những người thua lỗ là những người chưa xác định được xu hướng hoặc đi ngược lại với xu hướng. Do đó, nếu đã xác định được xu hướng thì hãy thuận theo nó chứ đừng giao dịch ngược với xu hướng bạn nhé!

Sơ lược về xu hướng thị trường giúp bạn dễ hiểu hơn
Sơ lược về xu hướng thị trường giúp bạn dễ hiểu hơn

Nói ngắn gọn hơn thì xu hướng chính là hướng dịch chuyển của giá cả, phản ánh cách thức dịch chuyển của thị trường. Như bạn đã biết, giá cả thị trường luôn theo đường zíc zắc. Điều này nói lên sự biến động của giá cả của thị trường theo từng thời kỳ. Từ đây, bạn có thể xác định được rằng, giá cả của thị trường đang tăng, giảm hay sang ngang. Tăng sẽ là đỉnh của đường zíc zắc, còn giảm thì ngược lại. Hầu như giá cả thị trường không bao giờ ổn định với một mức giá. Đó cũng chính là lý do mà giá cả thị trường không bao giờ dịch chuyển theo đường thẳng. 

Có những loại xu hướng thị trường nào?

Khi phân tích thị trường trong một nền kinh tế, người chơi có thể bắt gặp các trạng thái của thị trường như: tăng trưởng nhanh, ổn định, suy thoái. Khi thị trường phát triển và có xu hướng đi lên thì được gọi là tăng trưởng. Còn ổn định là khi thị trường chỉ có một vài biến động nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến giá cả. Cuối cùng là trạng thái suy thoái, suy thoái chính là thuật ngữ ám chỉ khi thị trường đi xuống.

Xét trên nền giao dịch tài sản bất kỳ thì xu hướng cũng được chia ra làm 3 trạng thái:

  • Xu hướng tăng (Uptrend) là gì? Đây Là lúc tài sản giao dịch trong thị trường tăng giá liên tục.
  • Xu hướng giảm (Downtrend) là gì? Đây Là lúc tài sản giao dịch trong thị trường giảm giá liên tục. 
  • Xu hướng sang ngang – Sideway là gì? Đây Là khi thị trường không có biến động mạnh nào. Mức tăng giảm lúc này không rõ ràng.

3 xu hướng này sẽ thường xuyên thay thế vị trí cho nhau. Ví dụ như xu hướng tăng kết thúc thì tiếp theo sẽ là xu hướng giảm hoặc xu hướng sang ngang. Quan trọng là bạn cần phải biết được thời điểm kết thúc xu hướng.

Cách phân tích cấu trúc xu hướng

Mỗi loại xu hướng sẽ có kết cấu khác nhau. Vậy nên, khi kết cấu của xu hướng nào đó bị phá vỡ cùng là lúc nó kết thúc.

  • Cấu trúc xu hướng tăng: Đỉnh của giá sau luôn luôn cao hơn đỉnh của giá trước. Ngoài ra, đáy của giá sau cũng sẽ cao hơn đáy thiết lập của giá trước. Vậy nên, nếu kết cấu này vẫn chưa bị phá vỡ thì chắc chắn với bạn một điều đó chính là giá vẫn tiếp tục tăng. 
  • Cấu trúc xu hướng giảm: Đỉnh của giá sau luôn luôn thấp hơn đỉnh giá trước. Đáy của giá sau cũng sẽ thấp hơn giá thiết lập giá trước. Cũng như xu hướng tăng, giá của xu hướng giảm cùng sẽ tiếp tục giảm nếu cấu trúc này chưa có dấu hiệu bị phá vỡ. 
  • Cấu trúc xu hướng đi ngang: Đỉnh của giá sau xấp xỉ với đỉnh của giá trước, sự thay đổi không đáng kể. Đáy của giá sau cũng xêm xêm với đáy của giá thiết lập trước.

Tuy nhiên, cần phải đặc biệt lưu ý đối với thị trường trong xu hướng tăng và xu hướng giảm. Trong xu hướng tăng, sẽ có lúc giá đột ngột giảm xong tăng lại. Cũng như vậy, ở thị trường xu hướng giảm, giá có thể tăng rồi lại giảm.

Tìm hiểu về những giai đoạn chính của một xu hướng

Theo như lý thuyết Dow thì xu hướng tăng hay giảm giá luân chuyển với 3 giai đoạn. Một là xu hướng mới hình thành. Hai là xu hướng bắt đầu mạnh lên và ba là xu hướng bị suy yếu.

Để nắm bắt xu hướng một cách hiệu quả thì bạn cần phải bỏ công sức cùng thời gian để nghiên cứu từng giai đoạn của xu hướng đó. Chỉ có như vậy bạn mới có thể biết được thời điểm nên tham gia thị trường. Tiếp tục lướt xuống để hiểu kỹ hơn về 3 giai đoạn trên nhé!

Giai đoạn 1: Tích lũy giá

Giai đoạn tích lũy giá là thời kỳ đầu hình thành của một xu hướng nào đó. Một lúc nào đó, khi mà xu hướng giả bị suy yếu hoàn toàn thì giai đoạn này sẽ xuất hiện. Sau đó, Trader sẽ nhận định xem thử giá đã giảm sâu chưa? Còn có thể tiếp tục giảm nữa hay không? Nếu không thể tiếp tục giảm nữa thì phần lớn các Trader sẽ quyết định mua vào rồi chờ giá lên. 

Ở giai đoạn tích lũy giá lượng mua vào khá thấp
Ở giai đoạn tích lũy giá lượng mua vào khá thấp

Lúc đầu, Trader sẽ mua vào với một lượng khá ít vì tâm lý e dè. Nhưng khi giá có xu hướng tăng thì lượng mua vào sẽ nhiều hơn. Và lúc này, với lượng mua vào nhiều như vậy sẽ khiến giá càng ngày càng tăng lên. Ở giai đoạn tích lũy giá thì đà tăng là chủ yếu, tuy nhiên vẫn sẽ có một vài lúc giảm.

Giai đoạn 2: Bùng nổ

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn bùng nổ. Vì sao lại gọi là giai đoạn bùng nổ? Bởi vì trong thời điểm này, giá sẽ được đẩy cao hết sức có thể. Các nhà đầu tư sẽ tìm cách thao túng để giá được đẩy lên cao hơn. Không như giai đoạn tích lũy giá, ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ không còn e dè và lưỡng lự nữa. Thay vào đó, họ tích cực tham gia vào thị trường để kéo giá lên. 

Giai đoạn bùng nổ là giai đoạn tăng giá ổn định và vững chắc nhất. Đây cũng là giai đoạn kéo dài nhất của xu hướng tăng giá. Nếu biết cách tận dụng vị thế này thì Trader có thể thu về cho bản thân một khoản tiền cực kỳ lớn. 

Giai đoạn 3: Cao trào quá độ

Giai đoạn cuối cùng trong một xu hướng tăng giá đó chính là giai đoạn cao trào quá độ. Ở giai đoạn bùng nổ thì giá đã được đẩy cao, do đó, ở giai đoạn này thì một vài nhà đầu tư sẽ bắt đầu bán ra để chốt lợi nhuận. Ngoài ra, còn có một số nhóm người khác vẫn tiếp tục tham gia thị trường. Và đương nhiên, họ đang mua vào với mức giá đỉnh. Tuy nhiên, khi càng có nhiều người bán ra và lượng mua giảm đồng nghĩa với giá sẽ giảm.Thị trường lúc này sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. 

Khi giai đoạn quá độ kết thúc cũng là lúc thị trường bước vào thời kỳ phân phối. Khỏi phải nói, giá sau đó sẽ cực kỳ thấp. Những nhà đầu tư tham gia mua vào với mức giá đỉnh sẽ mất trắng. Mong rằng với lần ngã này thì họ sẽ rút được kinh nghiệm ở những lần sau.

Xem thêm: Sentiment là gì? Làm sao để đo lường Sentiment.

Cách xác định xu hướng thị trường Forex chính xác nhất

Cách xác định xu hướng thị trường Forex thật sự là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, có rất ít người có thể nhận định được chính xác phương hướng của thị trường. Hầu như mọi phán đoán chỉ mang tính tương đối mà thôi. Nhưng nếu nắm chắc cấu trúc xu hướng kết hợp với các công cụ hỗ trợ thì Trader có thể nhận định phương hướng thị trường dễ hơn đấy. Dưới đây là các cách xác định xu hướng thị trường bạn nên biết.

Cách xác định xu hướng thị trường bằng những đặc điểm cấu trúc xu hướng

Để dễ hiểu hơn thì hãy nhìn vào hình minh họa dưới đây:

Hình minh họa nhằm phân tích xu hướng thị trường Forex
Hình minh họa nhằm phân tích xu hướng thị trường Forex

Nhìn vào hình có thể thấy, giá hiện tại đang nằm ở điểm F. Để phân tích xu hướng dựa vào đặc điểm cấu trúc thì có 2 bước cơ bản.

Bước 1: Phân tích giá trong quá khứ

Cần chú ý 2 điểm đó là đỉnh A và đáy B, theo đó, có thể thấy rõ thị trường đang bị thao túng bởi đà giảm giá. Cấu trúc Downtrend trên hình khá là dễ thấy khi mà giá tạo đỉnh và đáy thấp hơn.

Phân tích qua các điểm:

Tại đỉnh A: Dường như là giá vẫn bị đà giảm giá chi phối. Lý do là vì đỉnh A có thể vượt đỉnh giá gần nhất trước đó.

Tại đáy B: Giá của đáy B đã cao hơn mức giá của đáy gần nhất trước đó. Nhưng độ chênh lệch lại không quá lớn. Bạn cần phải chú ý những đặc điểm nho như vậy. Bởi vì đây được xem như là một dấu hiệu cho thấy bên bán đã bắt đầu đuối sức. Nhưng bên bán vẫn đủ khả năng để có thể duy trì xu hướng. 

Tại đỉnh C: Giá đỉnh C cao hơn giá đỉnh A. Cấu trúc Downtrend đã bị phá vỡ. 

Tại đáy D: Ở đáy D, giá lại bắt đầu giảm. Nhưng mức giá của đáy D lại không thấp bằng đáy B. Do đó, nếu xét đỉnh A đến đáy D thì có thể nói nó đang phù hợp với cấu trúc xu hướng tăng giá. Đây có thể được xem là giai đoạn tích lũy xu hướng Uptrend.

Tại đỉnh E: Khi đã thiết lập xong giá ở đáy D thì giá vẫn tiếp tục tăng tạo thành đỉnh E. Mức giá của đỉnh E bằng với đỉnh C. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng đâu. Bởi vì trong giai đoạn tích lũy xu hướng Uptrend vẫn có một vài trường hợp là giá diễn biến sang ngang tạo một xu hướng Sideway để kết thúc Downtrend. Tuy nhiên, xu hướng này đã bị giới hạn bởi đường kháng cự đi qua 2 đỉnh C và E kết hợp với đường hỗ trợ chạy qua đáy B.

Bước 2: Dự đoán các tình huống có thể xảy ra

Nếu đã xác định xong cấu trúc xu hướng thì tiếp theo bạn cần dự đoán những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Lúc này, mức giá hiện tại vẫn được ký hiệu là điểm F. Sẽ có đến 3 trường hợp xảy ra: 

  • Kịch bản 1: Giá cao hơn mức kháng cự CF. Thị trường lúc này sẽ chuyển sang xu hướng tăng và chuẩn bị cho giai đoạn bùng nổ. Vậy nên, nếu rơi vào kịch bản này thì các Trader nên mua bởi vì giá có thể còn tăng nữa đấy!
  • Kịch bản 2: Giá thấp hơn mức hỗ trợ BH. Khi đó, đừng vội cho rằng thị trường đã bước vào xu hướng giảm giá và cũng từ từ hẵng tham gia vào thị trường. Hãy cứ đứng ngoài quan sát mà thôi. Nếu thấy giá vẫn tiếp tục giảm thì xu hướng Downtrend mới được xác lập. Chỉ khi có dấu hiệu rõ rệt như vậy thì bạn mới nên đặt lệnh bán ra để bảo toàn vốn. 
  • Kịch bản 3: Giá chỉ dao động ở 2 khu vực hỗ trợ và kháng cự mà thôi. Thị trường trong khoảng thời gian này vẫn đang còn trong thời kỳ tích lũy của xu hướng Uptrend. 

Lời khuyên đối với các Trader đó chính là nên chờ đợi tín hiệu đảo chiều rồi đặt mua. Nếu như thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tăng hay giảm rõ ràng thì hãy chọn giao dịch trong khoảng kháng cự và hỗ trợ. Với mỗi trường hợp xảy ra thì hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ để có được kết quả dự đoán tốt nhất nhé!

Xem thêm: Làm sao để có được tâm lý giao dịch tốt?

Xác định xu hướng tự vào các công cụ chỉ báo kỹ thuật

Có các công cụ chỉ báo kỹ thuật như: đường trendline, đường trung bình động, chỉ báo ADX,… Các công cụ này sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình phân tích, nhận định xu hướng của thị trường.

Đường trendline kết hợp kênh giá

Để nhận định giá cả xu hướng thị trường một cách tốt nhất thì không thể nào bỏ quên chỉ báo kỹ thuật Trendline. Đường Trendline sẽ đi qua các đáy, nếu đường Trendline giảm thì nó sẽ đi lần lượt qua các đỉnh. Khi mà giá không còn ở trên đường Trendline nữa thì khi đó xu hướng bị phá vỡ.

Bạn sẽ tối được một kênh giá (Price channel) bằng việc dựa vào phác thảo hệ thống đường thẳng song song  đi qua đỉnh và đáy cùng lúc. Sau khi đã có được kênh giá thì hãy dựa vào nó để tìm xem phạm vi mà giá có thể dao động trong xu hướng Uptrend, Downtrend. Khi mà giá ra khỏi phạm vi cho phép của kênh giá thì thị trường sẽ xuất hiện một xu hướng mới.

Cách xác định xu hướng thị trường Forex - Dựa vào đường Trendline
Cách xác định xu hướng thị trường Forex – Dựa vào đường Trendline

Dựa vào hình trên có thể thấy là, kênh giá lúc này đã bị phá vỡ. Ngay lập tức, xu hướng Downtrend xuất hiện.

Đường bình động MA

Ngoài chỉ báo kỹ thuật Trendline thì đường bình động MA cũng góp không ít công sức trong việc xác định xu hướng thị trường. Khi sử dụng đường bình động MA, bạn không cần phải mất thời gian để theo dõi hướng lên xuống của giá. Bạn chỉ cần quan sát đường MA thôi là được rồi, xu hướng lúc này sẽ rõ nét và chính xác hơn so với việc bạn ngồi xem hướng lên xuống của giá theo cách truyền thống.

Bằng việc theo dõi đường MA thì Trader sẽ biết được xu hướng đang chi phối hiện tại là gì? Ngoài ra, họ cũng sẽ biết được chiến lược nào phù hợp để sử dụng trong mỗi trường hợp. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chiến lược giao dịch tốt nhất chính là thuận theo xu hướng. 

Cách xác định xu hướng thị trường Forex bằng đường bình động MA
Cách xác định xu hướng thị trường Forex bằng đường bình động MA

Ngoài việc giúp cho bạn xác định được xu hướng thị trường thì đường bình động MA cũng được xem như là đường hỗ trợ và kháng cự nữa đấy! Dựa vào đây, sẽ có 2 phương án cho Trader lựa chọn. Một là thuận theo xu hướng. Hai là đợi cho đến khi xuất hiện điểm đảo chiều rối mới bắt đầu tiến hành giao dịch. Những nhà đầu tư lâu năm họ đã có kinh nghiệm trong việc giao dịch khi có điểm đảo chiều. Nhưng nhà người mới vào thì không nên mạo hiểm như vậy. Bởi vì việc xác định chính xác thời gian thị trưởng đảo chiều khá là khó. Tốt nhất là nên thuận theo xu hướng giao dịch để bảo toàn vốn của bản thân.

Chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX cũng là một chỉ số kỹ thuật thú vị không kém. ADX là một trong những cách xác định xu hướng thị trường Forex được nhiều người sử dụng. Đây là công cụ giúp cho các nhà đầu tư có thể biết được độ mạnh yếu của một xu hướng. Chỉ báo ADX gồm có 2 thành phần đơn giản. Trong đó, đường ADX chạy từ 0 đến 100 sẽ giúp đo lường mức độ mạnh hay yếu của xu hướng đó. Còn lại là đường +/- DI giúp xác định xu hướng chính xác nhất.

Chỉ báo ADX - giúp nhận biết xu hướng dễ dàng hơn
Chỉ báo ADX – giúp nhận biết xu hướng dễ dàng hơn

Cách xác định xu hướng bền vững và không bền vững

Bạn nghĩ rằng một xu hướng có thể tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu? Thị trường luôn có những con số tăng giảm không ngừng và không có bất kỳ điều gì có thể dự đoán trước được. Sẽ có những xu hướng xuất hiện rất lâu. Tuy nhiên, cũng sẽ có một vài xu hướng chỉ xuất hiện trong chớp mắt rồi biến mất. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới độ phán đoán của các nhà đầu tư. Do đó, cần phải xác định tình bền vững của xu hướng để có thể tối ưu hóa lợi nhuận. 

Làm rõ xu hướng mạnh và xu hướng bền vững
Làm rõ xu hướng mạnh và xu hướng bền vững

Ví dụ như trong biểu đồ A, mức giá đang tăng liên tục và tạo nhiều đỉnh giá mới. Tuy nhiên, theo như đánh giá của những người chơi lâu năm thì đây là một xu hướng mạnh tuy nhiên nó lại nhất thời và không mang tính bền vững. Tiếp theo là biểu đồ B, mức giá tăng tuy nhiên lại bị ngắt quãng, sau đó lại phục hồi nhanh. Đây được xem là một xu hướng tăng có tính bền vững. 

Theo như bài viết trên, có thể thấy cách xác định xu hướng thị trường Forex hiệu quả nhất đó chính là tự mày mò, nghiên cứu biến động của thị trường kết hợp với các chỉ số kỹ thuật. Chắc hẳn ngay khi đọc xong bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc xu hướng là gì rồi đúng không? Ngoài ra, traderforex.co cũng tin rằng qua đây bạn cũng đã có một góc nhìn mới hơn đối với xu hướng thị trường Forex.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời