fbpx

Volume Spread Analysis (VSA) là gì? Tất cả thông tin liên quan

VSA được viết tắt bởi Volume Spread Analysis là một công cụ hỗ trợ và phân tích xu hướng thị trường được đánh giá chó hiệu quả rất cao. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều Trader chưa biết về phương pháp phân tích này bởi đặc tính khó tiếp cận, riêng đối với những bậc chuyên gia về giao dịch forex thì đây chính là cánh tay phải đắc lực cho họ. Vậy VSA cao siêu như thế nào? Cách giao dịch Volume Spead Analysis như thế nào cho hiệu quả? Sau đây hãy cùng TraderForex tìm hiểu dưới bài viết này nhé.  

Tìm hiểu về Volume Spread Analysis
Tìm hiểu về Volume Spread Analysis

Volume Spread Analysis là gì?

Volume Spread Analysis (VSA) – Phân tích Khối lượng Chênh lệch giá, dự đoán xu hướng thị trường qua cái cân cung và cầu. Hiểu đơn giản, việc phân tích giá và khối lượng VSA là việc sử dụng sự biến đổi giá trên biểu đồ hình nến để có thể xác định được sự thay đổi khối lượng cung cầu trên thị trường, từ đó các nhà đầu tư có thể dễ dàng hình dùng và dự đoán xu hướng giá hơn. 

Phương pháp VSA khẳng định sự thay đổi và biến động của thị trường chính là bởi sự chênh lệch và mất cân bằng của khả năng cung và khả năng cầu trên thị trường, và có thể nói sự mất cân bằng này chính là bởi sự tác động của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những ông lớn trên sàn giao dịch mà ta có thể gọi chung với cái tên là “nhà khai thác chuyên nghiệp” hay “ tiền thông minh”

Những thay đổi hay có bất cứ một hành động giá nào của các ông lớn này sẽ thể hiện ngay trên biểu đồ giá và chính Volume Spread Analysis chính là phương pháp để xác định mối quan hệ cung cầu đó cùng với sự tương quan và mối liên kết giữa ba biến số sau đây: 

  • Volume: Khối lượng của một thanh giá hay khối lượng của một phiên giao dịch
  • Spread: Biểu thị mức chênh lệch giá khi giao dịch
  • Close: giá đóng cửa của phiên giao dịch

Bản chất của phương pháp VSA

Có thể nói rằng, VSA có thể được áp dụng triệt để trên tất cả các thị trường hiện nay với các khung thời gian khác nhau, và yêu cầu chủ yếu để có thể xác định được xu hướng giá chỉ cần một chỉ số về khối lượng trên biểu đồ. 

Bản chất của công cụ phân tích Volume
Bản chất của công cụ phân tích Volume

Riêng với thị trường Forex, VSA có một chút hạn chế hơn so với những thị trường còn lại bởi lẽ khối lượng trong Forex không phải thật, tuy vậy thì phương pháp này cũng áp dụng được hết những công dụng dự đoán hiệu quả của nó.

Phương pháp VSA với mục đích là tìm kiếm sự khác biệt giữa cung và cầu, và như chúng tôi đã nói ở trên, sự khác biệt này nằm chủ yếu ở việc, những người chơi lâu năm thường sẽ có nhiều kinh nghiệm giao dịch cũng như tổ chức tài chính đầu tư hay còn gọi là “composite man” theo đúng nghĩa mà phương pháp Wyckoff đã thể hiện. 

Hầu hết các giao dịch của composite man luôn hiển thị rất cụ thể, chi tiết và rõ ràng trên biểu đồ giá, nhưng không phải ai cũng biết cách đọc chính xác những thông tin trên đó. Đó chính là lý do các nhà đầu tư nên bỏ ra thời gian để tìm hiểu và áp dụng phương pháp VSA vào đầu tư tư chính.

Nguồn gốc ra đời của phương pháp VSA

Tom Williams - người hình thành phương pháp VSA
Tom Williams – người hình thành phương pháp VSA

Người đã phát triển và hình thành phương pháp phân tích VSA và cũng là người đã phát minh ra chương trình giao dịch máy tính nổi tiếng Wyckoff Volume Spread Analysis (Wyckoff VSA) – Tom Williams, một nhà đầu tư tài chính lãnh lững.

Có được cơ duyên sau khi tham gia khóa học của Wyckoff ở Park Ridge, ông đã hiểu ra nguồn gốc và các vấn đề của thị trường, Tom tóm gọn tất cả các manh mối ông có và thu gom vào một thị trường từ đó ông đánh giá và phân tích chúng. 

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển không ngừng trên nền tảng phương pháp Wyckoff, Tom đầu tư phát triển trên thị trường có sự chênh lệch giá lớn, phát hiện ra mối quan hệ của thị trường giá với khối lượng giao dịch cũng như giá đóng cửa. Cho đến năm 1993, ông đã công bố đứa con tinh thần của mình qua cuốn Master Of Master, đồng thời cũng phát triển một chương trình giao dịch máy tính với phương pháp chính là Volume Spread Analysis.  

Tom từng nói rằng: “Thị trường không vận động một cách ngẫu nhiên như nhiều trader vẫn nghĩ, họ không thực sự hiểu được bản chất sự vận động của thị trường nên giao dịch sai lầm theo tâm lý bầy đàn. Nếu bạn đã đủ chuyên môn áp dụng kỹ thuật phân tích về mối quan hệ cung – cầu từ đồ thị giá, các nhà đầu tư đó sẽ chắc chắn nắm được lợi thế hơn so với những người chơi khác.

Xem thêm: OBV là gì? Vận dụng hiệu quả trong đầu tư Forex.

Lý do mà VSA được đánh giá cao?

Phương pháp VSA được hầu hết những tay chơi chuyên nghiệp áp dụng, nhưng với những người chơi mới chưa chắc tay thì việc tiếp cận và vận dụng phương pháp này thực sự là rất khó khăn. Đó cũng chính là điểm khác biệt đặc trưng giữa lợi nhuận thu về giữa hai đối tượng đầu tư chuyên nghiệp và gà mờ. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp chắc hẳn rằng sẽ không bao giờ chơi nhỏ lẻ: – “They play big”.

VSA được đánh giá cao bởi công dụng thần kỳ
VSA được đánh giá cao bởi công dụng thần kỳ

Chính vì lý do trên, khi họ nhảy vào thị trường và thực hiện các giao dịch, thì những giao dịch đó để lại một “dấu chân “ lớn có ảnh hưởng rất nhiều đến cái cân cung và cầu. Do đó nếu những người khác muốn đi theo dấu chân này thì việc nhìn vào hành động giá thôi chưa đủ, họ phải có sự kết hợp đồng thời giữa Volume – thể hiện số tiền thực hiện giao dịch trong khi spread sẽ thể hiện sự biến động giá liên quan đến volume.

Các giai đoạn của chu kỳ giá hiện tại theo ông Wyckoff gồm có: 

  1. Tích lũy (thành viên chuyên nghiệp tham gia vào thị trường mua với điều kiện giá bán đang có xu hướng vượt mức ban đầu;
  2. Mark-Up (biến động tăng);
  3. Phân phối (những thành viên chuyên nghiệp của thị trường bán với giá bán lẻ trong điều kiện mua quá mức);
  4. Markdown (biến động giảm).

VSA có hoạt động trên mọi loại thị trường?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, VSA phù hợp với hầu hết các thị trường giao dịch hiện nay khi việc dùng giá và khối lượng giá để truy dấu hành động và giao dịch của các ông lớn trên sàn giao dịch. Một phương pháp hoạt động hiệu quả và tối đa nhất, ta cần có 2 điều kiện dưới đây: 

VSA có cách thức hoạt động như thế nào?
VSA có cách thức hoạt động như thế nào?
  • Thứ nhất, thị trường giao dịch đó phải có những dấu chân lớn của những tay chơi chuyên nghiệp 
  • Thứ hai, bạn cần phải tối ưu hóa tất cả các các thông tin dữ liệu đã được tiếp nhận một cách chính xác và đầy đủ nhất. 

Với hai điều kiện áp dụng trên thì có lẽ tất cả những thị trường hiện nay như thị trường ngoại hối, chứng khoán, tiền tệ mã hóa đề đáp ứng đủ. 

Tuy nhiên một điều mà bạn cần phải lưu ý là ở thị trường Forex, phương pháp Volume Spread Analysis sẽ tương đối khó áp dụng hơn những thị trường còn lại. Lý do giải thích cho vấn đề này chính là khối lượng giao dịch tại Forex đa số là ảo nên việc xác định chính xác một khối lượng giá từ cái cân cung và cầu là rất khó. Do vậy, nếu bạn muốn áp dụng phương pháp này vào thị trường forex bạn cần phải có nhiều kỹ năng và phối hợp với nhiều phương pháp khác nữa.

Xem thêm: chỉ báo accumulation/distribution và cách vận dụng.

Các thành phần của phương pháp VSA

Để cấu thành một phương pháp VSA hiệu quả và chính xác nhận, các trader phải đảm bảo đầy đủ các thành phần sau đây

Volume: Khối lượng giao dịch

Xác định khối lượng giao dịch
Xác định khối lượng giao dịch

Như định nghĩa cơ bản đã nói ở trên, việc xác định khối lượng giao dịch là một yêu cầu cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng ngay chính quá trình xác định và dự báo xu hướng. Thông thường khi tham gia giao dịch và đầu tư các trader thường không để tâm đến chỉ số khối lượng này vì thế họ thường có những đánh giá không khả quan. 

Có 2 mức khối lượng mà trader cần đặc biệt quan tâm khi sử dụng phương pháp VSA, đó là:

  • Khối lượng cao hơn trung bình: mức khối lượng giao dịch cao hơn mức ấn định trung bình nhưng mức này vẫn thấp hơn so với đỉnh trước đó. Thông thường mức trung bình của khối lượng sẽ được chọn là đường MA(20) của Volume.
  • Khối lượng siêu cao: Trong thời gian xem xét mà xét thấy có một khối lượng cực kỳ cao, cao hơn những đỉnh có trước đó. 

Spread: Chênh lệch giá

Đây có lẽ là một khái niệm khá quen thuộc của các spread khi thực hiện các giao dịch giá trên thị trường. chỉ số này báo hiệu phạm vi biến động giá của các phiên giao dịch, nó có thể được xác định bằng khoảng cách từ giá mở cửa đến giá đóng cửa hoặc các bạn cũng có thể xác định tỷ lệ chênh lệch qua độ dài ngắn của thân nến Nhật. 

Close: Giá đóng cửa

Một trong những thông tin quan trọng nhất của phương pháp VSA chính là giá đóng cửa. bạn có thể xác định giá đóng cửa ở bất kỳ vị trí nào so với cây nến.

Cách giao dịch với phương pháp VSA

Phương pháp VSA được thực hiện thông qua hai phương pháp giao dịch ứng dụng cụ thể là SOW (Sign Of Weakness) – Dấu hiệu Giảm giá và SOS (Sign Of Strength) – Dấu hiệu Tăng giá. sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này: 

Cách giao dịch theo phương pháp VSA
Cách giao dịch theo phương pháp VSA

Sign Of Weakness – Dấu hiệu Giảm giá

Dấu hiệu nhận biết của phương pháp này chính là khi khả năng cung lớn hơn nhiều lần so với khả năng cầu, từ đó nhu cầu cũng dần trở nên ít hơn nhiều đi sau một đợt xu hướng tăng giá kéo dài.

Trong 4 giai đoạn của chu kỳ giá như chúng tôi đã đề cập ở trên bao gồm: Tích lũy, Giá lên, Phân phối và Giá xuống thì SOW sẽ xuất hiện ở giai đoạn Giá xuống: khi cung nhiều hơn cầu, sau giai đoạn phân phối và tái phân phối. Từ đây ta rút ra được một số hình mẫu chênh lệch giá có thể xảy ra mà phổ biến nhất đó là UpThrust, Buying Climax và No Demand Bar.

UpThrust – Lực đẩy lên

UpThrust
UpThrust

Ở hình mẫu này sẽ xuất hiện nến Pin bar đảo chiều giảm với thân nến cực kỳ nhỏ nhưng có khối lượng giao dịch siêu cao hoặc khối lượng cao trung bình. Như bình thường chúng ta sẽ thấy nếu một thân nến nhỏ thì khối lượng đương nhiên nhỏ theo nhưng nếu thân nến nhỏ mà khối lượng quá lớn tạo nên một sự chênh lệch giá thì chứng tỏ nguồn cung đang thực sự nhiều hơn cầu rất nhiều, dự báo giá sẽ tiếp tục giảm trong một thời gian tiếp theo.

Buying Climax – Cao trào Mua

Buying Climax
Buying Climax

Cách nhận diện hình mẫu này sẽ bao gồm các đặc điểm sau đây: 

  • Có sự chênh lệch giá spread lớn hay thân nến dài
  • Giá đóng cửa vượt qua khỏi ngưỡng của đỉnh giá cao nhất trước đó
  • Bóng nến trên dài đáng kể thể hiện một thị trường đang từ chối giá lên
  • Khối lượng giao dịch siêu cao và thường ở mức trên trung bình.

Hình mẫu này thường xuất hiện khi trước đó đã có một xu hướng giá tăng đã quá rõ ràng trước khi Buying Climax xuất hiện. Xu hướng tăng này sẽ tiếp tục tăng mạnh và dốc dần về phía cuối

No Demand Bar – Nến không có nhu cầu mua

No Demand Bar
No Demand Bar

No Demand ở đây thể hiện nhu cầu người mua đang yếu dần đi rất nhiều và có thể là không có trong khi ngược lại khả năng cung đang tiếp tục tăng lên mạnh mẽ dự báo xu hướng giá sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tương lai. 

Mẫu hình No Demand Bar được nhận diện khi có sự xuất hiện của 1 thanh nến tăng có chênh lệch giá spread thấp hay thân nến nhỏ cùng khối lượng giao dịch thấp hơn ít nhất 2 so với phiên trước đó. Thông thường mẫu hình này sẽ xuất hiện nhiều ở những xu hướng giá giảm cụ thể vào cuối của những đợt điều chỉnh tăng, cho ra một tin hiệu dự báo xu hướng giá sẽ tiếp tục giảm mạnh sau đó. 

Sign Of Strength – Dấu hiệu Tăng giá

Ngược lại với SOW, SOS sẽ xuất hiện thi trên thị trường khả năng cung đã cạn kiệt sau một đợt giảm giá kéo dài nhưng nhu cầu lại tăng mạnh mẽ.

Trong 4 giai đoạn của chu kỳ giá thông thường bao gồm: Tích lũy, Giá lên, Phân phối và Giá xuống thì dấu hiệu tăng giá SOS thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn Giá lên. Qua đó các mẫu hình lệch giá tại SOS cũng có những đặc điểm riêng biệt : 

Down Thrust – Lực đẩy xuống

Down Thrust
Down Thrust

Ngược lại với Upthrust, mẫu hình Lực đẩy xuống sẽ được xuất hiện khi có một nến Pin bar đang có xu hướng đảo chiều tăng và khối lượng giao dịch thường sẽ cao hơn trung bình.

Selling Climax – Cao trào bán

Selling Climax
Selling Climax

Mẫu hình Selling Climax sẽ xuất hiện nhiều sau một xu hướng giảm giá rõ rệt trước đó, xu hướng này xuất hiện và sẽ tăng dần về cuối phiên với khối lượng cực lớn. Selling có một nến giảm, thân nến dài hay xuất hiện với một sự chênh lệch spread quá lớn, giá đóng cửa thường sẽ thấp hơn giá của đáy gần nhất trước đó và râu nến dưới dài biểu thị một thị trường giá đang có xu hướng từ chối giá xuống đáng kể cho thấy thị trường từ chối giá xuống. Lúc này khối lượng sẽ cực kỳ cao và thông thường đều cao trên trung bình. 

No Supply Bar – Nến không có nguồn cung

No Supply Bar
No Supply Bar

Mẫu hình No Supply Bar có 1 nến giảm có thân nến ngắn, hoặc cũng thể hiện thông qua một  sự chênh lệch giá thấp và khối lượng giao dịch cũng phải có xu hướng thấp hơn ít nhất 2 cây nến trước đó. Mẫu hình này thường xuất hiện nhiều trong một thị trường có xu hướng giá tăng báo hiệu giá tiếp tục tăng trong tương lai tiếp theo.

Nguyên lý hoạt động chính của VSA

Với những hình mẫu chênh lệch giá bên trên mà chúng tôi cung cấp chúng ta cũng có thể nhìn ra mối qua hệ mật thiết và có tác động qua lại giữa hai yếu tố khối lượng thân nến và mức độ chênh lệch giá. 

Nguyên lý hoạt động của VSA
Nguyên lý hoạt động của VSA

Nếu ta xét thấy thị trường đang ở mức ổn định và cân bằng có nghĩa là lúc này bên cung và bên cầu đã có một thỏa thuận thống nhất về khối lượng và mức chênh lệch, ngược lại nếu thị trường bất ổn và có sự chênh lệch rõ ràng thì chứng tỏ thị trường sẽ tiếp tục biến động không ngừng phụ thuộc vào khả năng cung và cầu. 

  • Sự xác nhận: Đây là lúc cả hai phe mua và bán đã thống nhất về khối lượng và mức chênh lệch do đó khi thân nến cao thì khối lượng cũng lớn, thân nến thấp thì khối lượng theo đó cũng ít đi. 
  • Sự bất thường: sự bất thường xảy ra khi thị trường biến động lên xuống thất thường và không có một sự xác nhận giữa hai phe. Vì vậy ta có thể thấy rõ trên biểu đồ khi thân nến dài những khối lượng lại nhỏ, thân nến ngắn nhưng khối lượng lại quá cao. 

Những điểm thay đổi bất thường trong các mẫu hình của SOS và SOW

UpThrust (SOW) và Down Thrust (SOS)

Ở hai hình mẫu này, sự bất thường thể hiện rõ nhất và cũng rất dễ nhận biết nhất khi mà thân nến Pin bar rất nhỏ và ngắn nhưng khối lượng lại rất lớn (siêu cao hoặc cao trên trung bình).

Buying Climax (SOW) và Selling Climax (SOS)

Sự bất thường giữa hai mẫu hình giá này thể hiện ở việc thị trường xảy ra tình trạng từ chối giá mặc dù thân nến cao khối lượng cũng cao. 

Ở mẫu hình Buying Climax, cây nến có bóng nến trên dài đáng kể (25-50% thân nến), điều này có thể hiểu phe bán đang cố gắng đẩy ra giá lên để chặn đà phe mua, nhưng ngược lại thì khối lượng vẫn cao hơn nhiều so. 

Tương tự, ở mẫu hình Selling Climax, cây nến có bóng nến dưới dài đáng kể, điều này thể hiện rằng phe mua đang cố gắng đẩy giá xuống và dĩ nhiên sẽ xuất hiện tình trạng khối lượng sẽ giảm đi nhiều, Nhưng trên thực tế khối lượng vẫn tăng cao đó chính là điều bất thường.  

No Demand Bar (SOW) và No Supply Bar (SOS)

Nếu ta xét về tính chất và trực quan khi nhìn vào thân nến của mẫu hình này thì có sẽ sẽ không thấy ra một điều bất thường nào bởi lẽ thân nến ngắn và khối lượng cũng thấp. Tuy nhiên điều bất thường xảy ra ở hai mẫu hình này chính là việc nguồn cung SOS và cầu SOW đột nhiên yếu đi một cách lạ thường làm cho sự cân bằng trên thị trường bị mất đi, chính vì vậy giá cũng theo đó mà thay đổi tăng lên khi không có nguồn cung, giảm khi không có nguồn cầu. 

Tại sao phương pháp VSA được đánh giá hoạt động tốt hơn các phương pháp phân tích khác?

Như chúng ta đã cùng phân tích ở trên, mấu chốt của phương pháp này chính là việc phân tích và đánh giá sự cân bằng giữa khối lượng và sự chênh lệch giá. VSA tập trung chủ yếu vào việc theo dõi hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư chuyên nghiệp có sức ảnh hưởng lớn có thể làm ảnh hưởng đến cái cân cung và cầu. 

Hoạt động VSA tốt như thế nào?
Hoạt động VSA tốt như thế nào?

Phương pháp VSA vo với phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản ở đâu?

Bạn có thể thấy nếu áp dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật thì sẽ dựa chủ yếu vào các mô hình và các mô hình này đa phần là giống nhau, việc đầu tiên các nhà giao dịch sẽ là đánh giá dựa vào các chỉ số và vùng quan trọng để đưa ra các dự báo về xu hướng, tuy nhiên hành động này lại sẽ rất dễ dàng và lộ liễu để các tay chơi chuyên nghiệp nắm thóp và tung ra một giao dịch lớn làm đảo chiều thị trường. Đây chính là lý do mà đa số các trader nhỏ lẻ bị thao túng và không thể kiểm soát được giao dịch bởi dòng tiền thông minh khi sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật cùng với phương pháp giao dịch theo bầy đàn.

Đối với phân tích cơ bản, Các khái niệm, phạm trù hay cách thức giao dịch được tổng hợp quá rộng và không rõ ràng, vì vậy sẽ rất dễ xảy ra sự phản tác dụng cũng như mâu thuẫn xung đột khi thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố giá cả. 

Có nên kết hợp giữa phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật không?

Rất nhiều Trader thành công khi kết hợp phân tích đánh giá và dự báo xu hướng thị trường bằng việc kết hợp hai phương thức phân tích này. Tuy vậy ta có thể thấy rằng, sự kết hợp giữa việc phân tích và đánh giá này thực sự không dễ để có thể áp dụng. Chỉ những nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm hoặc có khả năng đánh giá, quan sát linh hoạt thì mới có thể áp dụng và đưa ra chỉ báo hộ lý và đúng nhất.

Ta có thể thấy, nếu phân tích cơ bản cung cấp cho ta những lý do để có thể tham gia vào một thị trường giao dịch thì phân tích kỹ thuật sẽ giải quyết cho bạn các vấn đề như xác định thời điểm giao dịch, các nút lệnh hay vùng quan trọng của biểu đồ giá. Và những chức năng này tại VSA đã tổng hợp sẵn cho bạn, đồng thời nó còn nâng cấp hơn trong việc bỏ qua những tính chủ quan khi phân tích. VSA không chỉ tập trung vào giá cả mà còn chú trọng nhiều vào khối lượng, giá cả có thể bị thao túng bởi dòng tiền thông minh nhưng khối lượng thì không.

Với các phương pháp khác thì sao?

Thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp phân tích khác nhau, mỗi phương pháp đều mang lại những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Nhưng chung quy các phương pháp này đều mang tính chủ quan của người giao dịch bởi lẽ mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận và đánh giá riêng dựa trên những phân tích và quan điểm của họ ngược lại với Volume Spread Analysis lại có ưu điểm khi nó là những đánh giá khách quan dựa trên những chỉ số thực và tình hình thực tế của xu hướng giá và thị trường hiện tại. 

Một điều nữa là khi càng nhiều người tham gia sử dụng các phương pháp phổ bản thì hầu như họ sẽ dễ dàng tạo nên một hệ thống rập khuôn để các ông lớn có thể dễ dàng theo dõi hành vi của số đông trader đó, từ đó thực hiện các hành vi thao túng bầy đàn. Mà điều này đối với VSA thì cực kỳ khó thực hiện bởi lẽ nó sẽ hạn chế tối đa khả năng thao túng do bản thân cốt lõi của phương pháp này đã phát hiện ra dòng tiền thao túng giá, nguyên nhân biến động giá… do vậy đây phải nói là một phương pháp phân tích tối ưu nhất hạn chế được rất nhiều rủi ro cho người chơi.

Các rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng VSA

Tương tự như mọi phương pháp phân tích khác, Volume Spread Analysis (VSA) không đưa ra định giá chính xác 100% trong mọi tình huống. Tuy nhiên, việc áp dụng phân tích thị trường theo VSA có thể giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá trong tương lai với mức độ chính xác cao.

Nhà đầu tư không nên hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp này mà cần tham khảo các yếu tố khác để có góc nhìn toàn diện hơn. VSA đối mặt với hạn chế trong thị trường Forex do sự thiếu hụt khối lượng giao dịch thực tế. Các chỉ số khối lượng ảo có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Do đó, ngay cả khi sử dụng Volume Spread Analysis, nhà đầu tư cần phải nắm vững các phương pháp khác như phân tích cơ bản và kỹ thuật để có cái nhìn tổng quan sâu rộng hơn về thị trường.

Chính vì những đặc điểm ưu việt trên mà VSA – Volume Spread Analysis đang được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng như một công dụng không thể thiếu trong giao dịch. Nếu bạn nắm được những vấn đề cốt lõi về quy trình hoạt động cũng như cách thức đánh giá và phân tích của VSA thì chúng tôi tin chắc rằng dù bạn là một trader mới, nhỏ lẻ những bạn sẽ kiểm soát chủ động được giao dịch của mình, tối ưu nhất lợi nhuận thu vào và hạn chế tối đa những rủi ro khi tham gia mua bán tại thị trường tài chính nhạy cảm này.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời