fbpx

Thanh toán TT là gì? Có nên áp dụng hình thức thanh toán này?

TT là hình thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là đối với những công ty chuyên về xuất nhập khẩu. Quá trình giao dịch này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, thực hiện các giao dịch một cách nhanh nhất. Vậy hình thức thanh toán TT là gì? Làm sao để có thể thanh toán bằng TT? Hãy cùng TraderForex tìm hiểu về vấn đề này ngay.

Thế nào là thanh toán theo hình thức TT?
Thế nào là thanh toán theo hình thức TT?

Thế nào là thanh toán TT?

Thanh toán TT có tên gọi đầy đủ là Telegraphic Transfer, là một hình thức chuyển tiền bằng điện. Với phương thức thanh toán này, ngân hàng sẽ thực hiện chuyển tiền cho người nhận hay còn gọi là bên xuất khẩu thông qua hình thức Swift hoặc telex do người chỉ định hay bên xuất khẩu chuyển tiền.

Hiện nay phương thức thanh toán TT gồm 3 loại như:

  • TT in advance: bên nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán 1 phần số tiền cần trả của đơn hàng mà bên xuất khẩu yêu cầu trước khi xuất hàng.
  • TT in sight: Bằng hình thức thanh toán này đơn vị nhập khẩu hàng hoá sẽ tiến hành thanh toán tiền bằng điện cho đơn vị xuất khẩu ngay khi mà bên nhập khẩu nhận được hàng và tất cả những chứng từ cần thiết bà liên quan. 
  • TT at X day: Với hình thức này đơn vị nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán cho đơn vị xuất khẩu sau một khoảng thời gian đã được định trước khi đơn vị nhập khẩu đã nhận được đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ và hành hoá.

Quy trình thanh toán TT được thực hiện ra sao?

Tìm hiểu về quy trình thanh toán quốc tế TTTT
Tìm hiểu về quy trình thanh toán quốc tế TTTT

Như vậy chúng ta đã biết TT là gì? Vậy phương thức thanh toán được thực hiện với quy trình như thế nào?

Phương thức thanh toán TT được tiến hành với 4 bước như sau: 

Bước 1: Chuyển hành hoá và các loại chứng từ. Đây là bước thực hiện đầu tiên của hình thức chuyển tiền TT, tại bước này bên xuất khẩu hàng hoá sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm và chứng từ có liên quan để gửi cho bên nhập khẩu hàng. Để hạn chế những sai sót xảy ra thì chúng ta cần xem xét kỹ càng, kiểm tra các thông tin về đơn hàng để, giấy tờ xe đã đầy đủ và chính xác chưa. 

Bước 2: Yêu cầu bên ngân hàng thực hiện chuyển tiền. Sau khi đã hoàn thành việc đóng gói và gửi hàng hóa, chứng từ thì đơn vị nhập khẩu sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền cho đơn vị xuất khẩu. Bạn có thể lựa chọn phương thức trả tiền trước hoặc trả tiền sau.

  • Nếu bên nhập chọn hình thức thanh toán tiền trước thì sẽ cần chuẩn bị những loại hồ sơ: lệnh tiến hành chuyển tiền, hợp đồng thương mại, hợp đồng của quá trình mua bán ngoại tệ nếu nếu tài khoản ngoại tệ không đủ để thanh toán vì thế cần mua thêm ngoại tệ phù hợp để chi trả cho người xuất khẩu. Đồng thời, khi đã nhận xong hàng thì tiếp tục bổ sung tờ khai về vận tải và hoá đơn thương mại cho ngân hàng.
  • Nếu bên nhập khẩu chọn phương thức trả tiền sau thì sẽ có một số điều cần chuẩn bị như sau: lệnh thực hiện chuyển tiền, hợp đồng về thương mại, hợp đồng của việc mua bán ngoại tệ, tờ khai của hải quan, vận đơn và hoá đơn thương mại. 
Quy trình chuyển tiền TTTT
Quy trình chuyển tiền TTTT

Bước 3: Bên nhập khẩu sẽ được ngân hàng thông báo. Khi bên nhập khẩu cung cấp tất cả các giấy tờ cần thiết và ngân hàng đã nhận được đủ thì ngân hàng sẽ bắt đầu trích số tiền tới bên xuất khẩu và gửi giấy báo nợ. 

Bước 4: Tiến hành chuyển tiền. Ngân hàng hàng chuyển tiền cho đơn vị xuất khẩu và hoàn thành thanh toán theo phương thức TT.

Ưu điểm của phương thức thanh toán

Đối với phương thức thanh toán TT rất được các công ty ưa chuộng bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

Đối với khách hàng:

  • Thanh toán TT là hình thức có thủ tục được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng, thời gian thực hiện chuyển tiền dễ dàng, thuận tiện cho cả người nhập khẩu và xuất khẩu.
  • Mức chi phí của thanh toán TT khá thấp và tiết kiệm hơn so với nhiều phương thức thanh toán khác như L/C, không bị đọng vốn đối với bên nhập khẩu.
  • Nếu đơn vị nhập khẩu chuyển tiền trước cho đơn vị xuất khẩu thì chúng ta có thể chắc chắn rằng bên xuất khẩu sẽ không bị tình trạng rủi ro hoặc thiệt hại gì.
  • Còn nếu bên nhập khẩu thanh toán sau thì sẽ mang lại quyền lợi và an toàn cho bên nhập khẩu vì chắc chắn được được chất lượng hàng hóa trước khi thanh toán.

Đối với ngân hàng:

Đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán TT chính là ngân hàng nên họ sẽ được hưởng lợi đó chính là khoản chi phí khi các đơn vị thanh toán TT, đồng thời họ sẽ không bị ràng buộc gì về thời gian và số tiền chuyển.

Hạn chế của TT

Những hạn chế chưa thể khắc phục của thanh toán TT
Những hạn chế chưa thể khắc phục của thanh toán TT

Khi thanh toán với hình thức TT tuy có nhiều ưu điểm nhưng nó cùng tồn tại nhiều hạn chế đối với cả đơn vị nhập khẩu và xuất khẩu như:

Thứ nhất, thanh toán TT sẽ bị phụ thuộc và đơn vị nhập khẩu, có nghĩa là đơn vị xuất khẩu sẽ có thể bị chịu thiệt hại. Cũng chính vì thế mà đối với phương thức thanh toán TT các đơn vị cần lựa chọn đối tác có sự tin cậy cao và có thể hợp tác với nhau một cách lâu dài.

Thứ hai, trường hợp đơn vị xuất khẩu không vận chuyển hàng hóa. Trường hợp này sẽ có hại với đơn vị nhập khẩu khi họ lựa chọn thanh toán trước một phần hoặc toàn bộ nhưng đơn vị xuất khẩu lại không xuất hàng thì đơn vị nhập khẩu sẽ phải chịu rủi ro.

Thứ ba, Đơn vị nhập khẩu chưa nhận được tiền hoặc nhận được chậm. Đối với đơn vị nhập khẩu cũng có thể gặp nhiều hạn chế và rủi ro bởi phương thức thanh toán TT  vì nếu người bán đã vận chuyển hàng hóa nhưng người mua lại gặp phải nhiều khó khăn liên quan đến tài chính mà chưa chuyển tiền. Ngoài ra, trường hợp người mua không hài lòng về chất lượng sản phẩm nhận được thì người bán cũng sẽ phải chịu tiền vận chuyển và đóng hàng. Nó sẽ khiến cho quá trình thu hồi vốn của người bán bị chậm lại gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của người bán.

Trên đây TraderForex đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến thanh toán TT là gì? Với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có sự lựa chọn kỹ càng về cách thức thanh toán để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Xem thêm: phương thức thanh toán ttr.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời