fbpx

Market Sentiment là gì? Các chỉ số đo lường Market Sentiment

Market Sentiment giữ một vai trò quan trọng quyết định diễn biến của thị trường, vậy Market Sentiment là gì? Vì sao nó lại ảnh hưởng đến thị trường nói chung và các nhà đầu tư có thể đo lường chúng được không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong các phần tiếp theo của bài viết. Hãy cùng traderforex.co tìm hiểu sâu hơn về Market Sentiment bạn nhé!

Market Sentiment ảnh hưởng thế nào đến diễn biến của thị trường tài chính nói chung
Market Sentiment là gì? Ảnh hưởng thế nào đến diễn biến của thị trường tài chính?

Market Sentiment là gì? Định nghĩa về Market Sentiment

Market Sentiment là một khái niệm khá phổ biến trong thị trường tài chính. Hiểu theo nghĩa tiếng việt thì Market Sentiment là Cảm tính thị trường, hoặc cách gọi tâm lý thị trường cũng đúng với Market Sentiment.

Tâm lý thị trường đại diện cho cảm giác của thị trường tài chính hay của phần lớn trader nói chung tại một thời điểm nhất định. Tâm lý thị trường xuất hiện ở cả thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Kết hợp với cảm tính của mỗi trader, các nhà đầu tư sẽ có được những quyết định giao dịch phù hợp với diễn biến tiêu cực hay tích cực của thị trường dựa theo cảm tính đó.

Theo đó, nếu cảm tính thị trường có chiều hướng lạc quan thì nó sẽ được gọi là thị trường tăng trưởng. Ngược lại nếu cảm tính thị trường có xu hướng bi quan thì nó được gọi là thị trường tiêu cực. Trên thực tế, diễn biến của thị trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví như tin tức chính trị, sự thay đổi về lãi suất của các Ngân hàng Trung ương chẳng hạn. Vậy nên một trader chuyên nghiệp cần trang bị khả năng đọc vị thị trường cùng phương pháp phân tích thị trường đa chiều. 

Đi ngược với xu hướng tâm lý chung của thị trường là các nhà đầu tư với những ý kiến trái chiều. Phần đông các nhà đầu tư này hy vọng lật ngược chiều hướng của thị trường và tạo ra xu hướng giá mới. Tuy nhiên, họ cũng có thể thất bại trước chiều hướng tâm lý chung của thị trường và phải chấp nhận theo xu hướng của số đông dù có phần bất mãn. 

Một minh họa đơn giản về Market Sentiment

Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng xu hướng của thị trường đa phần bị tác động bởi cảm xúc của các nhà đầu tư. Cụ thể là khi bạn mang tâm trạng lo lắng về diễn biến tiếp theo của thị trường, luôn băn khoăn không biết giá sẽ tăng hay giảm vào ngày mai. Chính sự lo lắng này đã ảnh hưởng không nhỏ để quyết định giao dịch của bạn. Theo đó, tâm lý thị trường cũng có những sự thay đổi nhất định.

Tâm lý của các nhà đầu tư ảnh hưởng không nhỏ đến Market Sentiment
Tâm lý của các nhà đầu tư ảnh hưởng không nhỏ đến Market Sentiment

Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ khác, trong thời điểm giá đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, mọi trader đều ồ ạt mua đầu cơ. Khi đó, phần lớn các nhà đầu tư sẽ cho rằng giá không thể tăng thêm nữa và chắc chắn nó sẽ giảm. Theo đó, thị trường hình thành một xu hướng bán mới với mục đích chốt lời. Thị trường lúc này sẽ thừa người bán và chắc chắn giá sẽ tiếp tục giảm mạnh và thị trường quay đầu đi xuống. Tương tự ở trường hợp ngược lại, khi mức giá của thị trường có xu hướng giảm mạnh, các trader sẽ hình thành tâm lý giá đã chạm đáy. Từ đó, chắc chắn thị trường sẽ xuất hiện một luồng tâm lý mới.

Trên thực tế, việc thị trường thay đổi theo tâm lý số đông là một điều không thể phủ nhận. Bạn cũng không thể điều khiển thị trường bằng tâm lý cá nhân được, bên cạnh đó khi cảm tính thị trường xuất hiện đồng thời ở nhiều trader thì chắc hẳn có diễn ra một sự biến động giá mạnh mẽ.

Lý do khiến tâm lý thị trường(Market Sentiment) có sự thay đổi là gì?

Để thành công trong lĩnh vực này, đa số các nhà đầu tư đều hướng đến việc nhận ra những thay đổi mới nhất của thị trường. Sau khi giúp bạn hiểu rõ bản chất Market Sentiment là gì, chúng tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân chính khiến tâm lý thị trường có sự thay đổi. Những lý do chính đó bao gồm:

  • Một thông tin hoặc dữ liệu nào đó được tung ra thị trường
  • Chính trị có những biến động nhất định với một sự thay đổi nào đó
  • Một sự kiện bất ngờ được công bố ra thị trường.
Market Sentiment bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường
Market Sentiment bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường

Về cơ bản, khi thị trường càng có nhiều biến động thì các nhà đầu tư càng có thêm nhiều cơ hội tốt để thực hiện trading. Chính vì thế, kỹ năng nắm bắt tâm lý thị trường lại càng quan trọng và không thể bỏ qua trong mỗi phiên giao dịch.

Sideway là gì? Nhà đầu tư nên làm gì khi thị trường SideWay.

Những đặc trưng của tâm lý thị trường

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc trưng của Market Sentiment hay còn được gọi là tâm lý thị trường. Hy vọng bạn có thể hình dung rõ hơn và có cái nhìn toàn cảnh về tâm lý thị trường.

Điều đầu tiên, các trader cần hiểu rằng không phải tâm lý nào cũng tạo ra những biến động trên thị trường. Hằng ngày có rất nhiều tin tức được công bố hay các thông tin về chính trị và dữ liệu kinh tế… Những tin tức này tác động một phần đến tâm lý của nhà đầu tư nhưng nó vẫn chưa đủ để tạo ra một làn sóng mạnh khiến thị trường biến động. Thực tế có nhiều yếu tố quyết định diễn biến thị trường. Không những thế, tùy từng loại tâm lý khác nhau mà thị trường có những dao động với các mức độ khác biệt.

Đặc trưng tiếp theo của tâm lý thị trường đó là nó luôn biến động không ngừng. Những biến động này có thể diễn ra trong chốc lát song cũng có khi kéo dài đến vài tuần, đôi khi là vài tháng. Có thể thấy, điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các trader. Chính vì thế họ luôn không ngừng tìm kiếm đáp án trả lời cho câu hỏi giao dịch thế nào khi chỉ dựa vào tâm lý và tâm lý chung sẽ có diễn biến như thế nào.

Cảm xúc góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý thị trường nói chung
Cảm xúc góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý thị trường nói chung

Ngoài ra, cảm xúc của trader còn là dấu hiệu của những tham lam và nỗi sợ hãi. Các giao dịch bị chi phối bởi các cảm xúc này đóng vai trò quan trọng quyết định thị trường sẽ tăng hay giảm. Chính vì thế mà cảm xúc tâm lý luôn chạm đến mức cao nhất trước khi thị trường quay đầu, trong bất kỳ xu hướng tâm lý nào.

Trader cần có tâm lý giao dịch như thế nào?

Các chỉ số đo lường tâm lý thị trường (Market Sentiment)

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài chỉ số, hỗ trợ đo lường Market Sentiment hiệu quả. Cụ thể bao gồm chỉ số VIX, chỉ số The High – Low, chỉ số Bullish Percent (BPI) và cuối cùng là cam kết của các nhà đầu tư. 

Chỉ số đo lường VIX

Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với chỉ số VIX hay còn được gọi là chỉ số sợ hãi. Chỉ số sợ hãi mô tả thời điểm thị trường đang có xu hướng tăng giá, đa số các nhà đầu tư sẽ bắt đầu lo sợ giá sẽ giảm. Lúc này họ sẽ có những giải pháp riêng để giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch của mình. Trong đó, các trader thường chọn cách bán ra để nhanh chóng chốt lời. Có thể nói VIX là một chỉ số đo lường Market Sentiment khá hữu hiệu và được phần đông các trader tin tưởng.

Chỉ số đo lường The High – Low

Tiếp sau chỉ số sợ hãi VIX là chỉ số đo lường tâm lý thị trường The High – Low. Chỉ số này được các trader dùng để so sánh cổ phiếu ở mức giá cao với những cổ phiếu ở mức giá thấp nhất tính trong vòng 1 năm trở lại. Trong đó, một giá trị The High – Low dưới 30 thể hiện thị trường hiện đang giao dịch với một mức giá thấp, đồng thời tâm lý giao dịch có phần giảm đáng kể. Tương tự, một giá trị The High – Low trên 70 sẽ mang lại một tín hiệu tích cực hơn. Theo đó, thị trường đang có xu hướng tăng và các nhà đầu tư đang sở hữu một tâm lý thị trường khá ổn.

Chỉ số High – Low là một công cụ đo lường tâm lý thị trường hiệu quả
Chỉ số High – Low là một công cụ đo lường tâm lý thị trường hiệu quả

Chỉ số đo lường Bullish Percent (BPI)

Kế đến là chỉ số Bullish Percent hay còn được gọi là BPI. Chỉ số Bullish Percent đóng vai trò đo lường các mô hình tăng giá dựa trên biểu đồ điểm hay biểu đồ hình. Thông thường tỷ lệ tăng của chỉ số này sẽ là 50%. Tuy nhiên nếu BPI vượt ngưỡng 80% thì Market Sentiment đang có dấu hiệu lạc quan với việc thị trường đang diễn ra hoạt động mua rất nhiều. Ngược lại, một chỉ số BPI nhỏ hơn 20% thể hiện tâm lý thị trường khá tiêu cực và có phần tiêu cực. Lúc này thị trường đang có diễn ra viễn quá bán, tức là bán quá mức cần thiết.

Đo lường Market Sentiment bằng cam kết của các nhà đầu tư

Ngoài chỉ số VIX, chỉ số The High – Low hay Bullish Percent (BPI), các nhà đầu tư còn dựa vào cam kết của các nhà đầu tư để đo lường tâm lý thị trường. Chỉ số này sẽ được tung ra thị trường vào mỗi thứ 6 của các tuần. Cam kết của các nhà đầu tư thể hiện vị thế Buy và Sell của các nhà giao dịch có xu hướng đầu cơ, cũng như các nhà giao dịch thương mại trên thị trường. Theo đó, các trader có thể dựa vào những bản phác thảo sơ bộ về động thái kế tiếp của thị trường trong phiên giao dịch diễn ra vào đầu tuần tiếp theo để đánh giá tình hình chung. Thông qua chỉ báo này cùng những phân tích về thị trường, các nhà đầu tư có thể dễ dàng khẳng định tâm lý thị trường sắp tới.

Giao dịch theo tâm lý thị trường một cách hiệu quả

Sau khi đề cập đến các vấn đề như Market Sentiment là gì, ví dụ cụ thể về tâm lý thị trường hay cách đo lường Market Sentiment, bài viết sẽ tiếp tục gửi đến bạn những lời khuyên khi giao dịch theo tâm lý thị trường.

Mỗi trader có một cách giao dịch khác nhau tùy thuộc vào chiến lược của từng người và cách xây dựng hệ thống giao dịch nói chung. Chính vì vậy mà có rất nhiều phương pháp để thực hiện giao dịch dựa vào tâm lý thị trường. Vấn đề cốt lõi là bạn phải xác định đúng tâm lý thị trường ở thời điểm hiện tại. Liệu thị trường lúc này đang có dấu hiệu tích cực hay chiều hướng bi quan. Từ đó, bạn mới có thể tìm ra hướng đi đúng đắn cho các chiến lược của mình, cụ thể là nên mua vào hay bán ra để tối đa hóa lợi nhuận.

Tâm lý thị trường luôn biến động không ngừng đòi hỏi bạn phải thường xuyên cập nhật
Tâm lý thị trường luôn biến động không ngừng đòi hỏi bạn phải thường xuyên cập nhật

Để bắt kịp những xu hướng của thị trường với việc Market Sentiment biến đổi liên tục thì bạn cần dành thời gian theo dõi tình hình mua bán ở hiện tại. Hãy thực hiện việc này thường xuyên thông qua các chỉ báo hay những công cụ hỗ trợ để tìm hiểu hướng chuyển động tiếp theo của thị trường. Hãy nhớ rằng, chỉ khi bạn áp dụng những phương pháp phân tích kỹ thuật cùng các công cụ phân tích cơ bản đồng bộ và chuẩn xác thì bức tranh về thị trường mới có thể hiện ta rõ nét.

Bài viết đã trình bày những khía cạnh khác nhau về tâm lý thị trường bao gồm Market Sentiment là gì cũng như hướng dẫn bạn cách giao dịch theo tâm lý thị trường một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các trader có thêm kiến thức cũng như có được một cái nhìn toàn diện về tâm lý thị trường. Market Sentiment luôn luôn biến đổi và bạn chỉ thực hiện giao dịch khi đã chắc chắn về xu hướng của thị trường để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho mình, bạn nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời