fbpx

Phân tích kỹ thuật Forex và chiến lược sử dụng hiệu quả

Phân tích kỹ thuật Forex là 1 phương pháp mà hầu hết ai tham gia vào thị trường ngoại hối đều phải biết. Đây là 1 vấn đề sống còn của các trader vì nếu muốn giao dịch hiệu quả thì bắt buộc bạn phải biết đến phân tích kỹ thuật là gì. Tuy nhiên trong phân tích kỹ thuật có rất nhiều phương pháp vì thế mà người không biết chính xác được cách giao dịch hiệu quả với phân tích kỹ thuật là gì.

Để các bạn không còn phải gặp khó khăn khi sử dụng phân tích kỹ thuật nữa thì hôm nay mình sẽ tổng hợp các thông tin quan trọng về phân tích kỹ thuật Forex. Tại bài viết này, mình sẽ nói chi tiết về 1 số vấn đề như sau: Phân tích kỹ thuật Forex là gì? Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật Forex như thế nào? Một số chỉ báo quan trọng sử dụng trong phân tích kỹ thuật là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả cùng phân tích kỹ thuật là gì? Nếu như bạn cũng đang quan tâm về những vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Phân tích kỹ thuật Forex là gì?

Phân tích kỹ thuật Forex hay chứng khoán, vàng và bất cứ tài sản nào thì cũng sẽ nghiên cứu về sự biến động giá của tài sản đó.

Phân tích kỹ thuật Forex là gì?
Phân tích kỹ thuật Forex là gì?

Lý thuyết nói rằng: Các trader có thể quan sát giá của quá khứ rồi sau đó xác định được hướng đi của giá tương lai theo chiều nào. Từ đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra được kết luận nên giao dịch như thế nào.

Các trader sẽ dựa vào một số mô hình tương tự đã xảy ra trong quá khứ. Vì thế họ luôn cho rằng lịch sử sẽ luôn lặp lại và giao dịch dựa theo đó.

Ví dụ như sau: Nếu như ở 1 mức giá cụ thể nào đó là mức hỗ trợ hay kháng cự của cặp tiền tệ EURUSD ở thời điểm trước thì các trader sẽ luôn chú ý đến mức giá đó.

Vậy có thể hiểu cơ bản về phân tích kỹ thuật Forex là đang nghiên cứu về mức giá lịch sử để có thể đưa ra được hướng đi của giá cả trong tương lai của tài sản đó.

Tìm hiểu thêm về phân tích cơ bản trong Forex!

Những ưu điểm và nhược điểm hiện có của phương pháp phân tích kỹ thuật

Bất cứ một phương pháp phân tích hay công cụ hỗ trợ nào cũng sẽ có những ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau. Và phân tích kỹ thuật cũng không ngoại lệ. Việc nắm rõ các thông tin này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng áp dụng chúng một cách nhuần nhuyễn nhất.

Tìm hiểu những hạn chế và ưu điểm hiện có của phân tích kỹ thuật
Tìm hiểu những hạn chế và ưu điểm hiện có của phân tích kỹ thuật

Ưu điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật

Với những tác dụng cực kỳ to lớn mà phương pháp phân tích kỹ thuật đang có, đây sẽ là một trong những cách giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia vào thị trường cũng như thực hiện các giao dịch tại đây. Cùng điểm qua một số ưu điểm nổi bật mà phương pháp phân tích kỹ thuật đang có nhé. 

Khả năng ứng dụng cao

Phân tích kỹ thuật được xem là một phương pháp phân tích giao dịch vô cùng phổ biến với nhiều ứng dụng đa dạng. Có thể nói rằng phương pháp phân tích kỹ thuật này có tính năng vô cùng đa dạng và có tính áp dụng cao. Các trader có thể áp dụng phương pháp này để phân tích bất kỳ loại tài sản nào, từ giao dịch cổ phiếu, hàng hóa mua bán, ngoại hối, tiền điện tử… 

Đồng thời, phương pháp này cũng có thể phân tích được nhiều khung thời gian khác nhau để Trader lựa chọn giao dịch từ 1 phút đến 1 phút hoặc có thể lên đến hàng tháng. Do đó, nó sẽ phù hợp cho cả việc phân tích thị trường ngắn hạn và trung hạn.

Ưu điểm của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm của phân tích kỹ thuật

Công cụ phân tích cực kỳ phong phú, đa dạng

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều công cụ và chỉ báo hỗ trợ cho các bước phân tích kỹ thuật. Tất cả các công cụ này có thể được các trader chủ động và linh hoạt sử dụng trên các nền tảng giao dịch ngoại hối phổ biến hiện nay, chẳng hạn như MT4, MT5 hoặc Tradingview đây đều là các nền tảng giao dịch được nhiều trader sử dụng trên các sàn forex. Ngoài ra, các nhà giao dịch hành động giá cũng có thể sử dụng các mô hình giá để có thể tìm các điểm vào lệnh phù hợp nhất cho mình. Từ đó có thể dễ dàng kiếm thêm lợi nhuận từ các giao dịch.

Đưa ra dự đoán chính xác hơn

Bằng tất cả các cách tập trung vào phân tích biến động giá,  nhà đầu tư có thể dễ dàng có thể đánh giá được các xu hướng giá trong tương lai. Thay vì vào lệnh giao dịch dựa trên cảm tính hoặc may rủi, các công cụ phân tích kỹ thuật này sẽ giúp các nhà giao dịch có thể chín chắn hơn trong việc tìm ra điểm vào và ra lệnh hợp lý. Từ đó, bạn cũng có thể gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Nhược điểm phương pháp phân tích kỹ thuật

Bất cứ một công cụ phân tích hỗ trợ cũng như phương tiện giao dịch nào cũng sẽ có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Và chắc chắn rằng phương pháp phân tích kỹ thuật cũng không ngoại lệ. Có thể nói, phương pháp phân tích kỹ thuật không hoàn hảo 100% và nó cũng sẽ khiến các nhà đầu tư phải chịu thiệt nên không biết áp dụng đúng cách. 

Không phải tất cả các tín hiệu được dự báo dựa trên phân tích kỹ thuật cũng đều đúng

Khi thị trường đang hoạt động trong một điều kiện bình thường với khối lượng giao dịch quá lớn đi kèm đó là có tính thanh khoản cao thì lúc đó phương pháp phân tích kỹ thuật được áp dụng sẽ đưa ra các tín hiệu rất đáng tin cậy và hiệu quả. Tuy nhiên, ngược lại thì nếu thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như bị tác động mạnh mẽ bởi các sự kiện, tin tức bất thường bên ngoài sẽ tạo nên những tín hiệu sai lệch, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.

Khi đầu tư vào forex với phương pháp này cũng cần các nhà đầu tư phải có nền tảng kiến thức rộng lớn

Để có thể sử dụng thành thạo được các công cụ hỗ trợ cho quá trình phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về forex cũng như đầu tư ngoại hối. Việc có được những nền tảng kiến ​​thức chuyên sâu về thị trường sẽ là cách giúp các nhà đầu tư sẽ dàng có thể tiếp cận thị trường và áp dụng thành thạo kỹ năng đó. 

Đối với những ai không có kiến thức sâu rộng về forex thì chắc chắn rằng, đây là một trở ngại lớn đối với nhà đầu tư làm quen với thị trường.

Hạn chế của phân tích kỹ thuật
Hạn chế của phân tích kỹ thuật

Không phù hợp với các xu hướng giao dịch có mục đích dài hạn

Phân tích kỹ thuật chỉ chính xác nhất khi đưa ra các dự đoán về những thay đổi giá trong một giai đoạn ngắn hạn. Nếu muốn thực hiện một phân tích dài hạn, nhà đầu tư phải nên xem xét thật cẩn thận và chi tiết về tình hình chính trị quốc tế và chính trị trong nước, về các vấn đề liên quan đến môi trường,  kinh tế, chính trị, xã hội,…động lực của thị trường vốn và các yếu tố có thể tác động khác.

Có độ chậm trễ nhất định

Vì phân tích kỹ thuật chủ yếu kiểm tra thị trường trong quá khứ, nên nó thường bị tụt lại phía sau rất nhiều. Thông thường, phân tích kỹ thuật về các tin tức gây sốc không giúp các nhà đầu tư bắt kịp. Do đó, các phương pháp phân tích cơ bản nên được sử dụng sẽ thích hợp hơn cho các nhà đầu tư này.

Vậy, trên đây là tất cả những gì mà chúng tôi tóm gọn lại về những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật. Chắc rằng với những đánh giá này sẽ đem đến cho bạn các phân tích và hướng áp dụng phù hợp nhất cho mình.

Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật là gì?

Khi tham gia vào bất cứ 1 thị trường nào như Forex hay vàng, chứng khoán,… thì phân tích kỹ thuật sẽ là 1 công cụ hữu ích cho các trader sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Qua đó, họ có thể đưa ra được những lựa chọn đúng đắn hơn rất nhiều.

Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật
Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật Forex

Một số ưu điểm của phân tích kỹ thuật đem lại là:

Phân tích kỹ thuật Forex cung cấp những thông tin quý giá

Trong đầu tư thì giá cả và mức cung cầu sẽ là nền tảng cơ sở để có thể giao dịch thành công. Những thông tin này sẽ được khai thác khi chúng ta sử dụng phân tích kỹ thuật từ các yếu tố giá cả và cung cầu. Ví dụ như khi bạn phân tích biểu đồ giá thì sẽ thu lại 1 số thông tin quan trọng như sau:

  • Mức ổn định của giá cả ở hiện tại và quá khứ.
  • Giá trị của cổ phiếu đó hay cặp tiền tệ,… so với tổng thể của thị trường.
  • Biến động của giá trước và sau những sự kiện quan trọng như thế nào.
  • Lịch sử của khối lượng giao dịch.

Những thông tin này sẽ giúp bạn biết được điểm mua và bán hợp lí. Bên cạnh đó, việc biết được các mức hỗ trợ hay kháng cự cũng sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định liệu có nên đầu tư vào tài sản đó hay là không tại thời điểm đó.

Ví dụ:

A mua cổ phiếu XXX sau khi nghiên cứu thì A thấy rằng ngưỡng hỗ trợ là 80k còn ngưỡng kháng cự là 100k. Lúc này giá thị trường của XXX là 81k thì A mua vào và bán ra lúc 99k.

Còn nếu như A không dùng đến phương pháp phân tích kỹ thuật thì A sẽ không biết được nên mua vào lúc nào và nên bán ra khi nào. Mặc dù khi sử dụng phương pháp này A có thể không đạt được tối đa lợi nhuận nhưng A có thể đảm bảo được sự an toàn của tài sản của mình.

Phân tích kỹ thuật giúp tìm ra được những điểm giao dịch quan trọng

Phân tích kỹ thuật có thể giúp các trader tìm ra được thời gian để vào lệnh cũng như biết bán ra ở thời điểm nào là hợp lí. Bên cạnh đó, trader cũng sẽ biết được cung cầu của thị trường đang như thế nào cũng như các điểm phá vỡ để đưa ra quyết định tốt nhất.

Hơn thế nữa, các nhà đầu tư còn có thể biết được đâu là điểm chốt lời cũng như cắt lỗ. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật bạn đều có thể biết được những điều này.

Các tổ chức tài chính, ngân hàng,… đa số đều sử dụng phân tích kỹ thuật

Phương pháp này không chỉ các trader sử dụng mà ngay cả các tổ chức tài chính, ngân hàng cũng sử dụng. Các giao dịch lớn trên sàn chứng khoán đều phụ thuộc vào những phương pháp phân tích kỹ thuật.

Tóm lại, phân tích kỹ thuật là 1 phương pháp giúp cho nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin và là 1 yếu tố không thể thiết khi phân tích thị trường.

Phân tích kỹ thuật trong giao dịch sử dụng như thế nào?

Để có thể sử dụng thành công phân tích kỹ thuật Forex thì trước tiên bạn cần nắm rõ các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật cũng như các biểu đồ và mô hình nến.

Khi đã hiểu được bản chất của nó thì chỉ cần bạn biết kết hợp 1 cách kéo léo để biết được các điểm vào ra lệnh hợp lí. Từ đó bạn cũng có thể có được những thông tin xác nhận về cung cầu cũng như điểm chốt lãi và dừng lỗ.

Khi đã biết rõ các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật thì việc tìm ra được tín hiệu cũng như giao dịch sao cho hiệu quả chỉ là điều đơn giản. Sau đây, mình sẽ tổng hợp các chỉ báo thường dùng nhất để phân tích kỹ thuật Forex nhé.

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật giống và khác nhau như thế nào?

Các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật Forex

Trong phân tích kỹ thuật các chỉ báo thường được sử dụng là biểu đồ, chỉ báo kỹ thuật và xu hướng. Tại bài viết này mình sẽ nói rõ về các chỉ báo kỹ thuật nhất.

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật được các nhà giao dịch sáng tạo ra trong quá trình sử dụng và thống kê mấy chục năm. Ngày này, các chỉ báo này được tích hợp sẵn trên các công cụ phân tích và bạn có thể sử dụng 1 cách dễ dàng.

4 loại chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến:

  • Chỉ báo về xu hướng
  • Động lượng
  • Biến động
  • Chỉ báo khối lượng

Chỉ báo về xu hướng

Đường trung bình động

Đường trung bình động
Đường trung bình động

Đường trung bình động hay còn gọi là đường Moving Average. Đây là đường di động thể hiện được xu hướng của giá sẽ đi theo hướng nào. Ý nghĩa của đường này tương đối và cũng sẽ không thể dự báo được chính xác hướng đi của giá. Moving Average chỉ có thể đưa ra được xu hướng sẽ hình thành như thế nào. Đường trung bình động sẽ được tính dựa vào giá đóng cửa trong 1 thời gian nhất định.

Chỉ số Directional Average

Chỉ số định hướng trung bình
Chỉ số định hướng trung bình

Chỉ số định hướng trung bình còn được gọi là chỉ số Directional Average. Chỉ số ADX này sẽ giúp cho trader xác định được thị trường liệu có đang đi đúng với xu hướng hay không. Sức mạnh của xu hướng đó ra sao mà không cần xét đến giá đang tăng hay giảm. Vì thế mà chỉ báo này có thể hướng lên ngay khi giá đi xuống. Việc sử dụng ADX sẽ giúp cho các nhà đầu tư quyết định được liệu mình có nên tham gia vào thị trường lúc này hay không.

Mây Ichimoku Kinko Hyo

Mây Ichimoku Kinko Hyo
Mây Ichimoku Kinko Hyo

Chỉ báo này được tạo thành từ 5 đường sau: Senkou span B, Chikou span, Tenkan-sen, Kijun-sen, Senkou span A, Komo. Khi sử dụng chỉ báo này các nhà đầu tư sẽ biết được vị trí của các vùng hỗ trợ hay kháng cự. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ biết được liệu thị trường có đang đi đúng với xu hướng của nó hay không.

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ
Đường trung bình động hội tụ phân kỳ

Đường MACD dựa vào 2 đường trung bình gồm MACD và đường tín hiệu. Với tín hiệu này bạn có thể quan sát được biến đổi về khối lượng cũng như xu hướng hành động giá ra sao. MACD sẽ có nhiệm vụ cảnh báo thay đổi của thị trường cũng như sức mạnh đó.

Chỉ báo SAR Parabol

Chỉ báo SAR Parabol
Chỉ báo SAR Parabol

Chỉ báo SAR là 1 chỉ báo giúp cho trader xác định được hướng thay đổi của giá cũng như cảnh báo về điều đó. Khi sử dụng chỉ báo SAR, người dùng sẽ biết được đây là điểm mua, bán và dừng lệnh.

Động lượng

Chỉ số RSI

Chỉ số RSI
Chỉ số RSI

Chỉ số RSI là 1 chỉ số báo hiệu về sự biến động cũng như xác định được các độ mạnh yếu của tài sản so với chính nó. RSI có biên độ giao động trong phạm vi từ 0 đến 100. Thông thường chỉ báo này sẽ dùng để xác định tín hiệu giao dịch và kèm với các chỉ số khác.

Dao động ngẫu nhiên SO

Dao động ngẫu nhiên SO
Dao động ngẫu nhiên SO

Chỉ số này dựa trên sự so sánh giá đóng cửa của 1 tài sản với phạm vi giao động của nó. Chỉ báo này được dùng để xác định rằng liệu tài sản đó có đang quá mua hay quá bán hay không. Bên cạnh đó nó cũng có thể xác định được sự phân kì và đảo chiều. Chỉ báo SO sẽ dao động từ 0 đến 100, nếu trên 80 là quá mua còn 20 là quá bán.

Phạm vi % William

Phạm vi % William
Phạm vi % William

% R sẽ giúp cho các nhà đầu tư biết được 1 tài sản nào đó liệu đang có bị quá mua hay quá bán hay không. Chỉ báo này tương tự với RSI khi sử dụng chỉ khác là %R sẽ có tỉ lệ đảo ngược.

Biến động

Chỉ báo phạm vi dao động thực ATR

Chỉ báo phạm vi dao động thực ART
Chỉ báo phạm vi dao động thực ART

Chỉ báo ATR dùng để đo lường sự biến động của thị trường thông qua 1 đường duy nhất. Chỉ báo này có thể giúp cho trader biết được điểm vào và thoát ra dựa trên biến động giá.

Dải Bollinger

Dải Bollinger
Dải Bollinger

Dải BB là 1 chỉ báo dùng để dự đoán xu hướng của giá dựa trên đường trung bình đơn giản SMA. Nếu như giá lên đến dải trên của BB là thị trường đang quá mua. Nếu như giá di chuyển xuống dưới dải BB dưới thì cho thấy tài sản đó đang bị quá bán. Thông thường các trader thường kết hợp thêm các chỉ báo khác như MACD và RSI để sử dụng dải BB. Khi sử dụng cách này sẽ cho ra những tín hiệu hiệu quả hơn rất nhiều so với việc sử dụng dải BB độc lập.

Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn sẽ đo lường được mức chênh lệch của giá và trung bình động. Nếu độ lệch chuẩn lớn thì biến động của thị trường cũng sẽ rất lớn. Nếu như độ lệch chuẩn không lớn thì cho thấy giá cao nhất và giá thấp nhất không quá lớn và gần bằng nhau. Thông thường chỉ báo này cao thì cho thấy thị trường sắp đi kết thúc của 1 xu hướng. Các trader có thể dùng độ lệch chuẩn để tìm điểm vào hợp lí.

Chỉ báo khối lượng

Chỉ số dòng tiền MFI

Chỉ số MFI
Chỉ số MFI

Chỉ số MFI được dùng để cung cấp tín hiệu rằng tài sản đó liệu có đang quá bán hay quá mua hay không từ khối lượng giao dịch và giá. Bên cạnh đó MFI cũng có thể quan sát được sự thay đổi của xu hướng giá. Chỉ số này thường dao động trong khoảng 0 đến 100. Nếu như MFI thấp thì trader sẽ mua vào và ngược lại. MFI thường được kết hợp cùng Fibonaccisóng Elliott.

Đường tích lũy/ phân phối A/D

Đường tích lũy/ phân phối A/D
Đường tích lũy/ phân phối A/D

Chỉ báo A/D dùng để xác định liệu tài sản đó đang phân phối hay tích lũy hay không. Dựa vào khối lượng giao dịch, do sự chênh lệch giá cao nhất và giá thấp nhất thì A/D có thể phát ra tín hiệu tăng và giảm cũng như sự phân kì, đảo chiều. Nếu A/D giảm nhưng giá lại đang tăng thì có thể giá không thể tăng tiếp được nữa và có xu hướng đảo chiều.

Khối lượng cân bằng OBV

Khối lượng cân bằng OBV
Khối lượng cân bằng OBV

Chỉ báo OBV dùng để biết được áp lực mua và áp dựa vào giá cũng như khối lượng giao dịch. Nguyên tắc khi sử dụng OBV là giá hôm nay tăng và bằng với giá hôm trước cộng cho khối lượng giao dịch và ngược lại. Nếu như OBV tăng thì các trader nên đầu tư vào tài sản đó. Ở chiều ngược lại nếu như OBV đang giảm thì bạn nên cân nhắc để mua vào.

Bảng tóm tắt các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật Forex

Dưới đây là bảng tóm tắt lại những chỉ báo đã được nhắc đến ở bên trên. Khi sử dụng bảng này, các bạn sẽ không còn tình trạng nhầm lẫn với các chỉ báo khác nữa. Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp các chỉ báo này cùng nhau để đưa ra những giao dịch hiệu quả hơn.

Bảng tóm tắt các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật
Bảng tóm tắt các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật

Chỉ có dải Bollinger và Ichimoku là đa năng hơn và bạn có thể sử dụng chúng 1 cách độc lập với những chỉ báo khác. Chỉ báo khối lượng được sử dụng kết hợp cùng những chỉ báo khác để có thể xác nhận được 1 xu hướng có sức mạnh như thế nào.

Chiến lược khi sử dụng kết hợp những chỉ báo phân tích kỹ thuật là gì?

Sau khi đã tham khảo bảng chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến thì điều quan trọng lúc này bạn cần xác định là nên sử dụng các chỉ báo đó ở thời điểm nào là hợp lí. Thị trường nào thì sẽ sử dụng chỉ báo nào là hiệu quả nhất. Mình sẽ đưa ví dụ cho các bạn biết về cách sử dụng từ 3 đến 4 chỉ báo giúp tăng độ hiệu quả của giao dịch lên nhé.

Các chỉ báo được nhắc đến bao gồm: Dải Bollinger, mây Ichimoku, RSI và OBV. Những chỉ báo này sẽ thể hiện được biến động, xu hướng, động lượng và khối lượng giao dịch như thế nào.

Bước 1: Giá phá vỡ và đóng ở trên mức giữa của dải BB

Giá phá vỡ và đóng ở trên mức giữa của dải BB
Giá phá vỡ và đóng ở trên mức giữa của dải BB

Đầu tiên chúng ta cần xác nhận tín hiệu đến từ thị trường khi giá phá vỡ và đóng ở dải giữa BB. Sau đó, chúng ta sẽ sử dụng các chỉ báo được nhắc đến ở trên để phân tích.

Bước 2: RSI trên 50 và RSI chưa tới 50

Ở bước 2 ta phải tìm ra được mối quan hệ giữa dải BB và RSI. Nếu như động lượng bị hụt lại phía sau so với xu hướng thì khả năng sẽ có breakout. Thông thường thì chỉ số RSI trên 50 sẽ được coi là động lượng dương.

RSI trên 50 và breakout
RSI trên 50 và breakout

Lưu ý rằng: Không phải lúc nào chỉ số RSI trên 50 cũng cùng 1 lúc với giá và ở giữa đường BB. Vì vậy, bạn cần chờ đợi cho đến khi chỉ số này tăng lên theo như yêu cầu.

Bước 3: Đợi OBV tăng và vào lệnh mua lúc khối lượng lên cao

Một trong những điều kiện để sử dụng phương pháp này là bạn phải xác nhận được khối lượng giao dịch có đang tăng lên hay không.

Đợi OBV tăng và vào lệnh mua lúc khối lượng lên cao
Đợi OBV tăng và vào lệnh mua lúc khối lượng lên cao

Sau đó, bạn sẽ tiến hành đặt stop loss để bảo vệ được tài sản của mình.

Bước 4: Đặt lệnh stop loss ở dải dưới BB

Đặt lệnh stop loss ở dải dưới BB
Đặt lệnh stop loss ở dải dưới BB

Để có thể xác định được điểm stoploss hợp lí rất quan trọng. Điểm này thường sẽ nằm ở dải BB dưới. Điểm stop loss nếu thấp hơn dải BB sẽ gây ra tổn thất rất lớn vì vậy không nên để điều đó xảy ra.

Tiếp theo là bạn cần biết điểm take profit và đóng giao dịch.

Bước 5: Take profit khi giá phá vỡ dải BB

Khi TP, bạn chỉ cần có tín hiệu đến từ 1 chỉ báo vì nếu như đợi nhiều chỉ báo phát ra tín hiệu thì lúc đó đã khá muộn rồi.

Take profit khi giá phá vỡ dải BB
Take profit khi giá phá vỡ dải BB

Cách tốt nhất để đảm bảo được lợi nhuận của mình là chốt lời khi thấy giá có xu hướng đảo chiều. Điểm phá vỡ của đường BB dưới sẽ là 1 tín hiệu tuyệt vời cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều cao. Đây cũng là lúc nên đóng lại giao dịch để có thể giữ lại lợi nhuận.

5 bước trên là cách dùng kết hợp nhiều chỉ báo lại với nhau trong lệnh BUY. Nếu như bạn muốn SELL thì hãy làm ngược lại.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về phân tích kỹ thuật Forex là gì cũng như tầm quan trọng của nó mà bạn nên biết. Ở bài viết này, mình cũng cung cấp cho các bạn về cách giao dịch hiệu quả cùng phân tích kỹ thuật là gì. Chúc các bạn sẽ áp dụng được những cách trên một cách thành công nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Trả lời