fbpx

Nến Shooting Star là gì? Giao dịch mô hình nến sao băng

Nến Shooting Star – nến sao băng chính là một trong số những mô hình Price Action báo hiệu khả năng xu hướng điều chỉnh tăng hoặc tiếp diễn một xu hướng giảm giá vô cùng mạnh mẽ. Khi hiểu rõ được nến Shooting Star là gì cũng như các đặc điểm của chúng, trader sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong việc xác định xu hướng thị trường để vào lệnh chính xác. Chính vì vậy, sau đây Traderforex sẽ chia sẻ chi tiết đến các trader về nến Shooting Star và hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả nhất.

Giới thiệu về mô hình nến Shooting Star

Shooting Star được biết đến là một mô hình nến Nhật đơn lẻ được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật. Mô hình nến Shooting Star hay nến sao băng được xác định bởi body đến có kích thước khoảng từ 30% cho đến 50% khoảng cách tính từ điểm high đến điểm low. Phần bóng nến trên của nến Shooting Star sẽ có chiều dài từ 50% đến 70% và có bóng nên ở dưới rất nhỏ. Mô hình nến này sẽ xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng với mục đích báo hiệu cho một đợt điều chỉnh của xu hướng. Còn nếu như nó xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng giảm thì khả năng cao báo hiệu điều chỉnh sẽ kết thúc để xu hướng giảm vẫn được tiếp diễn.

Qua hình bên dưới đây, trader sẽ nhận thấy thân nến có thể là Bullish hoặc Bearish (đen hoặc trắng). Lưu ý rằng, mô hình này không quan trọng về màu sắc.

Mô hình mẫu nến Shooting Star
Mô hình mẫu nến Shooting Star

Mô hình nến sao băng – Shooting Star này đều có thể xuất hiện ở trong xu hướng giảm và cả xu hướng tăng.

  • Đỉnh của một xu hướng tăng: Shooting Star xuất hiện ở vị trí này sẽ báo hiệu có thể xu hướng tăng sẽ tạm ngừng và sự điều chỉnh giảm sẽ bắt đầu.
  • Đỉnh của một xu hướng giảm: Shooting Star xuất hiện ở vị trí này sẽ báo hiệu về khả năng đợt điều chỉnh tăng sẽ kết thúc trong xu hướng giảm và chuẩn bị tiếp diễn xu hướng giảm.

Trader nên lưu ý rằng khi thị trường đang ở trong xu hướng giá Sideway hoặc Choppy Price thì tuyệt đối không được áp dụng mô hình nến sao băng.

Đối với một mô hình nến Shooting Star chuẩn thì thông thường sẽ là một tín hiệu nến về việc đảo chiều vô cùng mạnh mẽ và không nhất thiết phải có sự xuất hiện của nến xác nhận.

Tuy nhiên trong thực tế, sau khi nến sao băng xuất hiện, các tín hiệu hỗ trợ thêm sao đó sẽ giúp trader có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro cũng như xác định được điểm vào lệnh chuẩn hơn là khi giao dịch ngay lúc nến Shooting Star xuất hiện.

Mô hình nến Shooting Star đẹp được hình thành như thế nào?

Khác với phương pháp nhận diện mô hình nến Shooting Star, các tín hiệu để xác định cũng như gia tăng tỷ lệ thành công cho mô hình nến này sẽ không có sự giống nhau.

Theo như quan điểm của Traderforex, trader nên đề cao chất lượng thay vì chạy theo số lượng. Nghĩa là trader hoàn toàn có thể ngồi chờ đợi hàng tuần hay hàng tháng chỉ để tham gia duy nhất một giao dịch.

Như vậy, mô hình nến Shooting Star đã được tạo nên như thế nào? Trader hãy theo dõi những chia sẻ của Trader Forex sau ngay sau đây nhé.

Mô hình Shooting Star được nến xác nhận

Đầu tiên, tín hiệu mà Traderforex muốn đề cập đến đó chính là việc mô hình nến Shooting Star sẽ được xác nhận bởi một cây nến xác nhận. Đây là một tín hiệu vô cùng quan trọng và cũng là một tín hiệu mà trader sẽ phải thay đổi cách thức vào lệnh của mình kể từ sau này khi gặp nến Shooting Star.

Xét về cơ bản, Shooting Star chính là một nến báo hiệu sớm mô tả cho việc xu hướng tăng giá kết thúc. Sau đó, trader cần phải chờ đợi một cây nến xác nhận khác với những điều kiện sau đây:

  • Nếu như Shooting Star là cây nến màu xanh Bullish: Thì lúc này cây nến xác nhận Bearish phải có giá đóng cửa thấp hơn so giá mở cửa của cây nến Shooting Star.
  • Nếu như Shooting Star là cây nến màu đỏ Bearish: Thì cây nến xác nhận Bearish phải có giá đóng cửa so với giá mở cửa của cây nến Shooting Star ở trước đó là thấp hơn.

Nếu như đáp ứng được điều kiện này thì tỷ lệ thành công của mô hình nến sao bằng sẽ cao hơn rất nhiều.

Mô hình Shooting Star được nến xác nhận hình thành nên
Mô hình Shooting Star được nến xác nhận hình thành nên

Tuy nhiên, trader cũng cần lưu ý rằng tín hiệu xác nhận này là một điều vô cùng quan trọng, nhất là ở trong một xu hướng tăng bởi vì chiều của xu hướng tăng sẽ không bắt đầu thật sự cho đến khi giá đóng cửa của một cây nến mới nằm ở bên dưới thân nến của cây nến đã xuất hiện ở trước đó. Có lẽ lý do này sẽ khiến trader không hoàn toàn tin tưởng, tuy nhiên khi kết hợp cùng với tín hiệu đảo chiều về xu hướng giảm mạnh thì đảo chiều sẽ có tỷ lệ cao hơn.

Trader cũng cần phải lưu ý rằng mô hình vừa được chia sẻ trên đây không phải là mô hình Bearish Engulfing (mô hình nến nhấn chìm) nhé bởi vì tất cả những cây nến ở trước đó không được cây nến xác nhận bao trùm toàn bộ.

Nến Shooting Star tự xác nhận

Nến Shooting Star tự xác nhận
Nến Shooting Star tự xác nhận

Đối với trường hợp như hình bên trên, nến Shooting Star sẽ tự mình xác nhận trong hai trường hợp sau đây mà không cần phải có sự xuất hiện của cây nến xác nhận.

  • Trường hợp 1: Trước cây nến Shooting Star sẽ là sự xuất hiện của một cây nến tăng giá Bullish nhỏ và cây nến Shooting Star sẽ lớn hơn cây nến Bullish này. Đồng thời, giá đóng cửa của Shooting Star cũng sẽ nằm ở bên dưới mức giá đóng cửa của cây nến Bullish. (Hình minh họa bên trái).
  • Trường hợp 2: Một cây nến giảm giá Bearish sẽ xuất hiện trước cây nến Shooting Star. Đồng thời, cây nến Shooting Star sẽ có giá mở cửa nằm sau mức giá đóng cửa của cây nến Bearish ở trước đó. (Hình minh họa bên phải).

Một điều mà trader cũng cần phải chú ý đến đó chính là trong trường hợp thứ 2, nến Shooting Star sẽ nằm ở sau một cây nến giảm giá khác như hình minh họa bên phải. Và điều quan trọng lúc này đó chính là cây nến sao băng cần phải có tổng độ dài của cả râu nến và thân nến phải cao hơn hẳn so với cụm nến ở trước đó.

Giá đóng nến xác nhận

Tiếp theo sau đó, trader cần phải xác định xem thử cây nến xác nhận có thật sự có giá đóng cửa nằm ở vị trí 1/3 thân nến tính từ bên dưới lên hay là không. (Như hình bên dưới).

Đối với mẫu hình Shooting Star tự xác nhận ở bên trên thì điều này vẫn sẽ đạt yêu cầu bởi vì vốn dĩ khi tính từ dưới lên nó đã tự có giá đóng cửa nằm ở 1/3 thân nến rồi.

Giá đóng cửa của nến xác nhận Shooting Star tính từ dưới lên nằm ở 1/3 thân nến
Giá đóng cửa của nến xác nhận Shooting Star tính từ dưới lên nằm ở 1/3 thân nến

Với tín hiệu này, ý nghĩa của nó rất quan trọng bởi vì nếu như phần râu nến nằm ở phía dưới thân của cây nến quá dài thì nó sẽ cho thấy một sự từ chối giá ở mức đóng cửa thấp hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá thay vì đảo chiều sang giảm giá.

Nếu như thị trường bác bỏ giá thấp hơn thì tỷ lệ đảo chiều giảm giá sẽ xảy ra theo mức giá của hiện tại.

Nến Shooting Star có kích cỡ tương đối so với những nến ở trước đó

Tiếp theo sau đây, tín hiệu này có lẽ sẽ quen thuộc đối với những trader đang thực hiện giao dịch theo trường pháp Price Action. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề quan trọng mà trader cần phải biết đến như sau.

Tại sao so với những cây nến ở trước đó thì kích cỡ của cây nến Shooting Star cần phải được xem xét? Đầu tiên, trader cần phải quan sát hình minh họa bên dưới đây:

Kích cỡ của nến Shooting Star so với những cây nến khác ở trước đó
Kích cỡ của nến Shooting Star so với những cây nến khác ở trước đó

So với những cây nến khác, có thể thấy nến Shooting Star lớn hơn đáng kể hoặc sẽ có kích thước tương đối giống với những cây nén ở trước đó, nó sẽ thể hiện cho trader biết về tình hình hiện tại của thị trường. Do đó, khi cây nến Shooting Star có kích thước lớn cho thấy tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh hơn so với với nến Shooting Star nhỏ.

Lúc này, cách tốt nhất mà trader cần làm đó là chờ đợi và lựa chọn những cây nến thích hợp với tiêu chuẩn để mang đến cho trader sự tự tin khi vào lệnh cũng như đưa ra các quyết định chính xác nhất.

Trader không cần bắt buộc phải áp dụng tín hiệu về kích cỡ của cây nến ở trong những chiến lược giao dịch của mình. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ là điểm bất lợi khá lớn và sẽ có mức độ rủi ro lớn hơn nếu như trader lựa chọn một cây nến Shooting Star có kích cỡ không được lớn.

Tín hiệu này sẽ giúp cho trader né tránh được các tín hiệu đảo chiều quá yếu dẫn đến mô hình không được thành công và xu hướng tăng giá vẫn sẽ tiếp tục ở các cây nến tiếp theo sau đó.

Hướng dẫn giao dịch đơn giản cùng mô hình nến Shooting Star

Điểm vào lệnh của mẫu hình Shooting Star

Khác với mô hình Bearish Engulfing, nếu như trader sử dụng những tín hiệu vừa được phân tích bên trên thì cách vào lệnh sẽ có đôi chút sự khác biệt so với phương pháp tiêu chuẩn. Như vậy, bây giờ trader cần phải tìm ra cách vào lệnh chính xác và đúng thời điểm khi nhận thấy có sự xuất hiện của mô hình nến sao băng.

Trước khi bắt đầu với những kỹ thuật riêng, cách vào lệnh tiêu chuẩn đối với mô hình nến Shooting Star là gì sẽ được trình bày lại sau đây.

Phương pháp vào lệnh chính xác

Với mô hình nến Shooting Star này, điểm vào lệnh tiêu chuẩn đầu tiên sau khi xuất hiện nến nến Shooting Star đó là đặt một lệnh bán hay còn được gọi là Put – Sell. Hay hiểu đơn giản đó chính là đặt lệnh ở đầy cây nến phía sau nến Shooting Star.

Vào lệnh khi giao dịch cùng mô hình Shooting Star theo phương pháp chuẩn
Vào lệnh khi giao dịch cùng mô hình Shooting Star theo phương pháp chuẩn

Tiếp đến, điểm vào lệnh tiêu chuẩn tiếp theo cho mô hình này sẽ là ngay sau khi nến Confirm Break cây nến Shooting Star thì trader cần phải đặt lệnh bán, tức là Put – Sell.

Trader cần lưu ý rằng cần phải theo dõi đến khi cây nến xác nhận kết thúc hoàn toàn đối với điểm vào lệnh tiêu chuẩn thứ 2 nhé. Bởi vì điểm vào lệnh này ngay sau khi cây nến đang chạy sẽ thực hiện. Đồng thời, nó có thể hoàn toàn giật lên và không đáp ứng được những điều kiện tín hiệu như đã được chia sẻ ở mục 2.1 và 2.3. Ngay vào thời điểm đó, trader cần phải xem xét lại việc chấp nhận rủi ro hoặc bán tháo lệnh.

Phương pháp vào lệnh kèm với tín hiệu xác nhận

Với mô hình nến Shooting Star, phương pháp vào lệnh cùng với tín hiệu xác nhận được đánh giá là một chiến thuật vào lệnh rất được các trader yêu thích. Lý do là vì nó sẽ luôn luôn đi sau một cây nến xác nhận của mô hình này và đồng thời báo hiệu về xu hướng đảo chiều mạnh mẽ.

Như đã được đề cập đến, nếu như trader đang áp dụng những tín hiệu xác nhận đóng ở bên trên vào việc hỗ trợ chiến thuật giao dịch của mình thì sẽ không thể cùng lúc sử dụng phương pháp vào lệnh tiêu chuẩn bởi vì trader cần phải chờ đợi thêm sự xuất hiện của cây nến xác nhận.

Khi Shooting Star xuất hiện, thông thường thì nó sẽ kèm cây nến xác nhận. Sau đó có thể sẽ hình thành một vùng kháng cự mới. Đồng thời cũng sẽ có thêm một số cây nến Pullback sau khi cây nến xác nhận kết thúc nhằm để kiểm tra lại một lần nữa đường kháng cự đó.

Vào lệnh kèm tín hiệu xác nhận là phương pháp yêu thích đối với mô hình Shooting Star
Vào lệnh kèm tín hiệu xác nhận là phương pháp yêu thích đối với mô hình Shooting Star

Trader nên lưu ý rằng nếu trong trường hợp nến Shooting Star là cây nến Shooting Star tự xác nhận thì trader không cần phải chờ đợi cây nến xác nhận xuất hiện nữa. Thay vào đó, trader chỉ cần nhập vào lúc cây nến tiếp theo mở như trong phần nội dung đề cập đến cách vào lệnh tiêu chuẩn đầu tiên ở trên vừa được đề cập là được.

Dĩ nhiên khi trader sử dụng đến những tín hiệu ở bên trên thì phải chấp nhận sẽ có khả năng trader phải bỏ lỡ đi một vài cơ hội. Bởi vì đôi khi mặc dù đôi khi không có Pullback nhưng thị trường vẫn hoàn toàn đảo chiều. Tuy nhiên, trader cần phải luôn ghi nhớ rằng không nên chạy theo số lượng và thay vào đó hãy tập trung vào chất lượng mà mình sẽ đặt.

Không những thế, trader cần phải chắc chắn rằng những cây nến Pullback phải xảy ra trong khoảng 5 cây nến bắt đầu tính từ cây nến xác nhận. Nếu như không xảy ra sự đảo chiều trong vòng 5 cây nến thì khả năng trường hợp tiếp theo sẽ xuất hiện. Quy tắc này sẽ được áp dụng vào trường hợp điểm vào lệnh nằm ở mức 50% so với cây nến Shooting Star mà sau đây chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận.

Xác định điểm vào lệnh tại vị trí 50% giá Low – High

Tương tự như cách vào lệnh của mô hình Bearish Engulfing, trong trường hợp này trader cũng cần chọn mức 50% độ dài của tổng thể cây nến Shooting Star để làm thời điểm tiếp theo để vào lệnh. (Hình minh họa)

Tại vị trí 50% độ dài của tổng thể cây nến Shooting Star sẽ là điểm vào lệnh
Tại vị trí 50% độ dài của tổng thể cây nến Shooting Star sẽ là điểm vào lệnh

Nếu như mẫu nến Shooting Star quá lớn thì khả năng cao sẽ tạo ra tỷ lệ rủi ro lớn do tín hiệu đảo chiều sẽ bị Pullback quá mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc trader cần mạo hiểm nhiều hơn thế nữa, theo points hoặc theo pips.

Để khắc phục đối với trường hợp mẫu nến sao băng quá lớn như vậy, giải pháp duy nhất đó chính là trader cần phải kiên nhẫn chờ đợi đến khi giá giảm xuống ở dưới mức 50% nến Shooting Star thì hãy vào lệnh.

Thực tế cho thấy Pullback này xuất hiện bởi vì thị trường kiểm tra lại mức giá đã từng bị từ chối khi nến Shooting Star được hình thành. Do đó, khi nó không vượt qua được mức 50% thì tức là thị trường từ chối xu hướng tiếp theo là tăng giá và đồng thời quá trình đảo chiều bắt đầu tạo xu hướng giảm giá.

Thiết lập Stop loss

Khi giao dịch cùng mô hình nến Shooting Star hay bất cứ mô hình nào cũng vậy, việc thiết lập điểm Stop loss là điều không thể bỏ qua. Điều này sẽ giúp trader hạn chế được rất nhiều rủi ro khi thị trường không xuất hiện các tín hiệu cũng như đi đúng với dự đoán của trader.

Stop loss cần phải luôn được đặt ở khu vực hợp lý. Nếu như giá đến vị trí đó thì trader cần phải biết rằng các tín hiệu hỗ trợ và việc đặt lệnh của trader cũng đã sai, thất bại hoàn toàn. Với trường hợp của mẫu nến Shooting Star, trader sẽ nhận thức được mình đã sai nếu như giá được tạo ra ở một mức cao mới và thậm chí có thể vượt qua Shooting Star.

Khi đặt Stop loss, có một nguyên tắc nho nhỏ mà trader cần phải biết đến đó chính là đặt hơn 5 pips trên cao so với tín hiệu Shooting Star. (Hình minh họa)

Thiết lập điểm Stop loss hợp lý
Thiết lập điểm Stop loss hợp lý

Lưu ý rằng cách đặt Stop loss này sẽ chỉ được áp dụng trong Forex đối với mô hình nến sao băng. Còn đối với Binary Option thì trader cần phải báo tháo lệnh nếu như nhận thấy cây nến Pullback đã vượt qua khỏi cây nến Shooting Star nhé.

Đặc biệt, khi trader thấy giá đã đi đến vùng Take profit thì có thể di chuyển điểm Stop loss xuống với đúng điểm vào lệnh. Điều này sẽ giúp trader bảo toàn được nguồn vốn của mình trong tình huống thị trường không đi theo dự đoán của trader. Thực hiện theo cách thức này thì cùng lắm trader sẽ bị mất từ 1% đến 2% vốn mà thôi. TraderForex đưa ra một giải pháp rằng trader nên di chuyển điểm Stop loss khi giá đạt được 50% đến 60% vùng take profit mà mình đã tính được trước đó.

Thiết lập Take Profit

Tương tự như những mô hình Price Action khác, trader cũng có thể chọn tỷ lệ R:R là 1:2 khi tham gia giao dịch mô hình nến Shooting Star. Hiểu theo cách khác, nếu như trader đang thiết lập mức Stop loss là 50 pips thì mức Take profit có thể đặt là 100 pips tại vị trí bên dưới của điểm vào lệnh. (Hình minh họa)

Hướng dẫn thiết lập Take profit hiệu quả
Hướng dẫn thiết lập Take profit hiệu quả

Tuy nhiên, trader cũng cần phải biết rằng tùy vào cách giao dịch của trader theo trường pháp Price Action ra sao để lựa chọn R:R hiệu quả nhé. Nếu như muốn, trader hoàn toàn có thể thử nghiệm tỷ lệ R:R là 3:1 khi giao dịch cùng mô hình nến Shooting Star.

Nếu trong trường hợp khi mô hình nến sao băng xuất hiện, xu hướng đảo chiều và hình thành một xu hướng giảm giá mới. Đồng thời nó đặt đến mức Take profit là 50% như trader đã đặt ra thế nhưng lại chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì trader chỉ nên thiết lập mức Take profit nằm ở mức 50% đó thôi nhé.

Mô hình nến Shooting Star kết hợp cùng với những tín hiệu hỗ trợ xác nhận nến đảo chiều khác

Khi giao dịch cùng mô hình nến sao băng, trader nên nhìn nhận tổng quan thị trường và kết hợp với những tín hiệu khác nữa như đường hỗ trợ, kháng cự, các tín hiệu phân kỳ (RSI, MACD),…

Mô hình Shooting Star kết hợp cùng vùng kháng cự

Một trong số những chỉ số hàng đầu hiện nay trong việc xác nhận nến đảo chiều mà trader cần phải biết đến đó chính là đường kháng cự. Đây là một điểm vô cùng tuyệt vời để trader có thể bắt đầu giao dịch cùng với những mô hình nến giảm giá. Tuy nhiên, phần lớn các trader mới đều sẽ có xu hướng đón nhận ngưỡng kháng cự và hỗ trợ ở bất kỳ nơi đâu và đồng hời nghi ngờ tất cả mọi thứ.

Không khác gì với tín hiệu Price Action, trader cần phải tìm hiểu thật kỹ các điều kiện cần đáp ứng khi dựa vào các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mà mình tự nhận định để vào lệnh giao dịch.

Để hình thành một mức kháng cự tốt, cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Xuất hiện ở trong một chu kỳ tăng giá rõ ràng.
  • Là đỉnh cao nhất và chưa xuất hiện đỉnh nào cao hơn vượt qua nó.
  • Sau khi đạt đến đỉnh đó, ngay lập tức giá sẽ đảo chiều và đồng thời quay đầu di chuyển xuống hình thành xu hướng giảm giá.

Không những thế, một mức kháng cự mạnh hơn sẽ cần có những tiêu chí như sau (có thể có hoặc không):

  • Là các giao điểm của ba đường EMA (3, 9 và 18).
  • Là điểm nằm ở tại vị trí có vùng giá chẵn – Round Number. Chẳng hạn như khi cặp tiền tệ EUR/AUD đặt mức giá 1,6100; 1,6500; 1,600 thì điều này có nghĩa rằng đây chính là các vùng giá chẵn và có khả năng hình thành cản mạnh.
Đường kháng cự và Shooting Star
Đường kháng cự và Shooting Star

Các vùng kháng cự và hỗ trợ đều sẽ có xu hướng hoạt động tương tự như những vùng hơn các mức chính xác. Do đó, trader có thể đặt mức kháng cự ở tại vị trí trên cùng của thân nến thay vì đỉnh của râu nến. Ngược lại, đối với các đường hỗ trợ có thể đặt ở điểm cuối cùng của một thân nến chứ không phải là điểm nằm cuối của râu nến.

Sau khi đã thiết lập xong mức kháng cự tốt, trader có thể tìm thêm mô hình nến giảm giá tương tự như Shooting Star hình thành ở gần mức. Hoặc nếu như phát hiện ra một mô hình nến sao băng đẹp, trader hãy nhìn vào bên trái để xem nó có được tạo ra ở mức kháng cự tốt hay không hay kế bên nó có xuất hiện mức kháng cự mạnh nào không.

Với sự kết hợp giữa mô hình Shooting Star và đường kháng cự, trader sẽ nhận thấy rằng sự hình thành của các mẫu Shooting Star là do giá chạm vào đường kháng cự sau đó bật ra trở lại.

Mô hình Shooting Star kết hợp cùng tín hiệu phân kỳ

Để hỗ trợ cho các tín hiệu xác nhận nến đảo chiều, trader cũng có thể sử dụng đến tín hiệu phân kỳ từ MACD.

Ngay khi mô hình Shooting Star xuất hiện thì MACD sẽ hỗ trợ trader có thêm một tín hiệu chắc chắn hơn trong việc tìm kiếm điểm cũng như xác định xu hướng giá sắp tới sẽ đảo chiều giảm mạnh.

Tín hiệu phân kỳ và mô hình nến Shooting Star
Tín hiệu phân kỳ và mô hình nến Shooting Star

Phía sau của tín hiệu phân kỳ sẽ là mức cao thấp của MACD hay cũng có thể là một chỉ số khác thể hiện dấu hiệu sớm về việc giá đã hết đi theo xu hướng tăng giá mạnh và thay vào đó có thể xuất hiện đảo chiều sang giảm giá.

Nếu như kết hợp điều này cùng với một tín hiệu đảo ngược mạnh như mô hình nến Shooting Star thì ở mức giá hiện tại tỷ lệ đảo chiều còn sẽ cao hơn nữa.

Lưu ý rằng để có thể nhận chính xác tín hiệu phân kỳ MACD, trader cần phải sử dụng một chỉ báo MACD đúng. Trong MT4 cũng như các nền tảng khác, chỉ báo này sẽ được mặc định là không hoạt động. Do đó, trader cần phải tải Indicator cho nền tảng MT4 nhằm hỗ trợ cho việc xác định tín hiệu phân kỳ MACD.

Những điều cần lưu ý khi giao dịch cùng mô hình nến Shooting Star là gì?

Có thể thấy cách nhận diện nến Shooting Star rất dễ dàng, tuy nhiên trader cần phải cảnh giác nhiều bởi vì những điều sau đây:

Mô hình nến sao băng này được biết đến là một tín hiệu thể hiện giá trong thị trường sẽ không tăng nữa và chuẩn bị đảo chiều. Tuy nhiên, mẫu nến Shooting Star này lại rất phổ biến và trong các mô hình như Doji bia mộ, Bearish Engulfing,… đôi khi vẫn sẽ xuất hiện mô hình này. Cho nên, trader không thể học thuộc các mẫu hình nến mà không hiểu rõ về đặc điểm của chính. Thay vào đó, trader hãy cách đọc các mô hình nến đúng cách.

Điều mà trader cần phải làm đó là hỏi bản thân mình rằng “Trong phạm vi của nến giá sẽ đóng ở đâu?” Câu trả lời sẽ có khi trader quan sát hai mô hình nến sau đây:

Cách học mô hình nến chính xác và đúng cách
Cách học mô hình nến chính xác và đúng cách

Ở hình 1, thị trường sẽ do ai kiểm soát, lực mua hay lực bán mạnh hơn? Tất nhiên câu trả lời lúc này đó là giá đóng cửa sẽ nằm kề sát mức giá cao nhất thì lực mua chắc chắn sẽ mạnh hơn lực bán rồi.

Tiếp đến ở hình 2, người kiểm soát thị trường sẽ là ai? Mặc dù lúc này có một cây nến tăng màu xanh xuất hiện, tuy nhiên trong trường hợp này lực bán vẫn sẽ mạnh hơn. Bởi vì trader có thể nhận thấy giá đóng cửa và mức giá thấp nhất ở gần với nhau và cho thấy thị trường từ chối các mức giá cao hơn liên tục.

Do đó, trader cần phải nhớ rằng nếu như muốn ai đang kiểm soát thị trường, lực bán mạnh hay mua mạnh thì hãy tự hỏi chính bản thân mình rằng “Giá đóng cửa nằm ở vị trí nào trong phạm vi tổng thể cây nến?”. Chỉ cần hiểu được điều này là trader đã nắm rõ được 50% đặc điểm của các mô hình nến Nhật rồi.

Đặc biệt, trader cũng phải hết sức cảnh giác khi giao dịch cùng mô hình nến Shooting Star. Bởi vì không phải nhìn thấy Shooting Star lúc này là trader xả hàng hoặc short ngay lập tức. Trader cần phải xem xét đến bối cảnh hiện tại của thị trường như khu vực xuất hiện nến, xu hướng,… Nếu không thì có khả trader short hoặc xả hàng khi đang ở trong một xu hướng tăng (dù cho điều này rất hiếm xảy ra).

Bằng chứng được thể hiện qua hình minh họa sau:

Trong xu hướng tiếp diễn tăng xuất hiện nến Shooting Star
Trong xu hướng tiếp diễn tăng xuất hiện nến Shooting Star

Còn sau đây mới chính là mô hình nến Shooting Star chuẩn:

Mô hình nến sao băng chuẩn
Mô hình nến sao băng chuẩn

Như vậy qua bài viết này, trader có thể nhận thấy bởi vì là một tín hiệu đảo chiều tăng giá chuyển sang giảm giá cho nên nến Shooting Star chỉ có thể xuất hiện ở sau một xu hướng tăng. Cách thức giao dịch với nến sao băng thật sự không quá phức tạp, tuy nhiên trader vẫn phải nắm rõ và thực hiện nhuần nhuyễn trước khi giao dịch tài khoản thật để hạn chế rủi ro. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của Trader Forex, trader sẽ cảm thấy hữu ích và hài lòng.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời