fbpx

Nến Hammer là gì? Cách giao dịch với mô hình nến rút chân

Nến Hammer, nếu bạn là 1 trader thì chắc hạn bạn đã từng nghe qua cụm từ này rồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về mô hình nến rút chân này. Vì vậy, để giúp các bạn hiểu hơn về mô hình nến búa cũng như cách giao dịch với mô hình Hammer như thế nào thì mình đã tổng hợp chi tiết về nó tại bài viết này. Nếu các bạn đang quan tâm cũng như muốn hiểu rõ hơn về nến Hammer thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Mô hình nến Hammer là gì?

Giới thiệu nến Hammer

Mô hình Nến Hammer
Mô hình Nến Hammer

Mô hình nến Hammer hay còn gọi là nến búa. Đây là 1 mô hình nến Nhật đảo chiều. Phần thân của Hammer chỉ bằng 1/3 của chiều dài toàn bộ nến. Nến Hammer sẽ xuất hiện vào thời điểm thị trường có xu hướng giảm để báo hiệu rằng thị trường sắp đảo chiều hoặc tăng hoàn toàn. Nếu nến Hammer khi xuất hiện tại đỉnh của đợt điều chỉnh thì sẽ báo hiệu rằng thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng giảm.

Những đặc điểm nhận dạng của mô hình Hammer

Có bóng nến ở đuôi nến dài hơn phần thân nến.

Bóng nến bắt buộc phải dài gấp 2 lần thân nến.

Nến Bearish được gọi là nến giảm và nến Bullish nến tăng trong mô hình nến Hammer.

Râu nến phía trên của nến sẽ rất nhỏ hoặc đôi khi không có.

Đặc điểm nhận diện nến Hammer
Đặc điểm nhận diện nến Hammer

Cũng giống như mô hình nến Shooting Sart, mô hình nến rút chân Hammer sẽ thể hiện sự từ chối giá rất mạnh của thị trường. Sau khi thị trường có đợt sụt giảm dài hoặc đợt điều chỉnh giá rất mạnh. Do việc chốt lời cùng với sự tham gia của phe Bull vào thị trường khiến giá không thể giảm sâu được nữa. Vì vậy, giá sẽ quay trở lại và hình thành nên nến Hammer.

Lưu ý: Không nên nhầm lẫn mô hình nến Hammer với mô hình nến Dragonfly Doji. Nến của Hammer sẽ có thân lớn còn Dragonfly Doji thì sẽ có mức giá đóng và mở cửa gần như là bằng nhau.

Mô hình nến Hammer với mô hình nến Dragonfly Doji
Mô hình nến Hammer với mô hình nến Dragonfly Doji

Nến búa là gì?

Nến búa sẽ xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và báo hiệu cho việc thị trường trong tương lai sẽ đảo chiều rất mạnh. Nến búa sẽ có thân nhỏ hoặc đôi khi không có bóng nến trên và dưới. Trông nó giống như 1 cái búa như hình.

Mô hình này báo hiệu giá có thể xuống mức thấp hơn nhưng do áp lực từ phe mua nên đã khiến giá đóng cửa cao hơn. Đây là một gợi ý cho thấy rằng trong tương lai giá rất có thể đảo chiều. Nếu bóng thấp hơn thì đây là dấu hiệu của sự từ chối giá thấp hơn.

Nến búa ngược là gì?

Nến búa ngược cũng tương tự như với nến búa và báo hiệu cho sự đảo chiều tăng. Nến búa đảo ngược trông như 1 cái búa đảo ngược. Cây nến sẽ có bóng dài thân nhỏ và có bóng nến rất ngắn hoặc đôi khi không có.

Nến mở cửa ở dưới của xu hướng giảm trước khi giá tăng. Điều này được phản ánh trong bóng trên của nến. Gía cuối cùng sẽ quay trở lại với mức giá mở cửa nhưng sẽ đóng cửa trên so với mức mở cửa. Điều này nhằm cung cấp tín hiệu tăng giá của thị trường. Nếu cứ tiếp tục, thì sẽ dễ dàng nhận ra hành động giá tiếp theo sẽ cao.

Nến búa và nến búa ngược
Nến búa và nến búa ngược

Ưu nhược điểm của mô hình nến Hammer

Trước khi sử dụng mô hình Hammer, các nhà đầu tư nên biết rõ ưu nhược điểm của mô hình.

Ưu điểm của mô hình nến Hammer

Tín hiệu đảo chiều: Khi có tín hiệu này, các bạn sẽ thấy được sự biểu thị từ chối giá thấp hơn. Khi xu hướng giảm thể hiện ra, nó có thể là tín hiệu của sự kết thúc của phên bán. Do đó, lúc này thị trường sẽ có xu hướng đi ngang hoặc đảo chiều đi ngược lên phía trên.

Tín hiệu thoát: Nếu nến búa có dấu hiệu cho thấy áp lực bên phe bán đã giảm thì có thể xem xét thời gian để thoát khỏi thị trường.

Hạn chế của mô hình nến Hammer

Cung cấp tín hiệu sai
Cung cấp tín hiệu sai

Không có dấu hiệu về xu hướng rõ ràng: Mô hình Hammer không thể xem xét được xu hướng. Do đó khi sử dụng độc lập thì mô hình Hammer thường cho tín hiệu không chính xác cao.

Bằng chứng cho hỗ trợ: Để tham gia vào giao dịch có xác suất cao thì đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm kiếm thông tin bổ sung thêm. Điều này nhằm bổ trợ thêm cho trường hợp đảo ngược. Cách kết hợp như vậy nhằm giúp cho các trader xem xét xem mô hình nến Hammer có xuất hiện gần ở các mức hỗ trợ chính trong Fibonacci hay không. Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét tới tín hiệu quá mua tạo ra trên RSI hay phân kì.

Cách giao dịch với mô hình Hammer hay nến rút chân

Bước 1: Xác định được xu hướng dài hạn và điểm lí tưởng để vào lệnh.

Bước 2: Quản trị rủi ro cũng như điểm dừng lỗ 1 cách hợp lí.

Điểm entry buy và stop loss
Điểm entry buy và stop loss

Điểm dừng lỗ nên đặt dưới cây nến thứ nhất khoảng 2 pip.

Bước 3: Đặt giao dịch vào lệnh.

Điểm vào lệnh nên là điểm kết thúc cây nến thứ 2.

Bước 4: Khi nào thì nên thoát khỏi giao dịch?

Bất cứ khi nào tham gia vào thị trường thì bạn cũng nên kỉ luật tuân thủ theo tỷ lệ R:R là 1:2. Tỷ lệ này có nghĩa là bạn đang đạt được 1 nửa những gì bạn dự định khi đang mạo hiểm.

Điều này được hiểu là khoảng cách từ nơi vào lệnh đến điểm chốt lời phải có khoảng cách gấp đôi so với điểm vào lệnh và dừng lỗ của bạn.

Khi áp dụng kĩ thuật này bạn có thể chỉ nhận được 1 nửa số lợi nhuận giao dịch nhưng vẫn có 1 tài khoản tích cực.

Ý nghĩa và cách dùng của mô hình Hammer

Ý nghĩa của mô hình Hammer
Ý nghĩa của mô hình Hammer

Ý nghĩa của mô hình Hammer

Như đã nói ở trên thì mô hình Hammer thường xuất hiện trong xu thế giảm giá và phát ra tín hiệu tạo đáy. Thị trường trong tương lai sẽ có xu hướng đảo chiều mạnh mẽ.

Nến Hammer cho thấy được lực mua đang dần xuất hiện và có thể kìm hãm lực bán nếu đủ mạnh. Điều này giúp cho các vùng đáy được hình thành. Khi đó, kết hợp với lực mua đẩy giá lên cao thì sẽ giúp cho giá mở cửa từ mức thấp tăng lên khi đóng cửa. Điều này báo hiệu rằng tín hiệu tăng giá là rất tiềm năng.

Cách dùng của mô hình Hammer

Cách dùng của mô hình Hammer
Cách dùng của mô hình Hammer

Nến Hammer sẽ thật sự hiệu quả và phát huy tác dụng sau khi đã có ít nhất 3 nến giảm giá trước đó. Nếu các bên liên tục có mức giá đóng thấp hơn giá mở cửa của nến trước đó thì hiệu quả sẽ tăng lên.

Khi quan sát hình có thể thấy rằng nến Hammer cũng tương tự như 1 chữ T. Nến Hammer thường chưa xác nhận rõ xu hướng giá cho đến khi nến sau đó là nến tăng giá. Cụ thể là nếu như có 1 nến tăng giá xuất hiện sau nến Hammer thì đây là tín hiệu đáng tin cậy cho việc đảo chiều.

Từ đó cũng có thể suy luận ra rằng lực mua đang gia nhập vào thị trường. Khi tín hiệu đã được xác nhận thì vị thế mua sẽ bắt đầu cũng như kìm hãm lại vị thế bán. Khi stop loss trong trường hợp này, các trader nên đặt dưới vùng bóng của nến Hammer.

Ví dụ về nến Hammer

Ví dụ về nến Hammer
Ví dụ về nến Hammer

Qua quan sát hình, bạn có thể thấy rõ hiện tượng đảo chiều khi mô hình nến Hammer xuất hiện trên đồ thị giao dịch của VN30.

Nến Hammer đã xuất hiện vào đầu năm 2019 và phát ra tín hiệu đảo chiều. Và thực tế rằng sau đó thị trường đã có dấu hiệu đảo chiều và liên tục xuất hiện các nến xanh. Các nến này liên tục tạo gap và cao hơn so với nến Hammer.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các chỉ báo khác để kết hợp với mô hình Hammer. Điều này nhằm giúp cho độ tin cậy của mô hình được tăng lên. Bạn có thể sử dụng dải Bollinger để hỗ trợ giá ngay khi nến Hammer xuất hiện. Chỉ báo MACD cũng báo hiệu được sự phân kì và có sự đồng thuận đến từ RSI cho rằng thị trường sẽ tăng giá. Hơn thế nữa, các trader cũng nên kết hợp với các mô hình như vai đầu vai đảo chiều ở trường hợp này. Cuối cùng là sự thanh khoản của thị trường cũng đã được cải thiện dần ở những phiên tiếp theo.

Xác định điểm vào lệnh khi sử dụng nến rút chân Hammer và nến xác nhận.

Điểm vào lệnh
Điểm vào lệnh

Đây là 1 trong những phương pháp nâng cao khi sử dụng với nến Hammer. Khi cảm thấy có sự rủi ro từ thì trường thì bạn nên chờ đợi 1 nến xác nhận.

Trong trường hợp này nến xác nhận nên là 1 nến Bullish Engulfing.

Điểm tham gia vào thị trường

Điểm tham gia vào thị trường
Điểm tham gia vào thị trường

Nếu như nến Bearish Hammer xuất hiện thì nên chờ đợi giá Pullback về mức Close của nến Bearish Hammer cho khớp lệnh.

Nếu như nến Bullish Hammer xuất hiện thì nên chờ đợi giá Pullback về mức Open của nến Bearish Hammer cho khớp lệnh.

Điểm thoát khỏi thị trường

Đặt lệnh Stop Loss ở dưới nến Hammer từ 5 đến 10 pips.

Đặt lệnh Take Profit ở tỉ lệ 1:2 và 1:1. Bạn nên kết hợp với các đường xu hướng khác để mở rộng đường biên lợi nhuận.

Nên áp dụng những khung thời gian nào cho mô hình Hammer?

Áp dụng những khung thời gian nào cho mô hình Hammer?
Áp dụng những khung thời gian nào cho mô hình Hammer?

Đối với mô hình Hammer, khung thời gian thường hay được sử dụng là khung D1 và H4.

Đối với từng khung thời gian, bạn nên áp dụng như sau:

Khung M1 – 1 phút

Thường thì các trader chỉ áp dụng khung thời gian này tại các sàn Forex. Lí do là vì spread thấp và sự biến động tại Forex rất mạnh trong 1 thời gian ngắn. Vàng và các cặp tiền chính có biên độ giao động mạnh cũng nên sử dụng khung thời gian này.

Evening Star còn áp dụng trên khung thời gian M1 cho các trader theo trường phái Scalping hay còn gọi là giao dịch siêu ngắn. Mức Spread cũng khá thấp chỉ từ 0.5 pips hoặc có thể nhỏ hơn. Thời gian trên thị trường cũng chỉ kéo dài từ 3 đến 5 phút và mục tiêu là 10 đến 20 pips.

Khung M5 và H1

Đối với khung này các trader theo trường phái giao dịch trong ngày hay sử dụng. Mục tiêu tối thiểu là khoảng 20 pips và tối đa gần bằng biên độ ART chu kì 14. Khi giao dịch các cặp tiền tệ các khung thời gian này hay được sử dụng. Tuy nhiên đối với các giao dịch CFDs thì không nên sử dụng Timeframe này. Đặc biệt là với chứng khoán cơ sở của Việt Nam thì không nên trừ trường hợp Day Trading.

Khung H4 – 4 giờ

Timeframe này thường xuyên được sử dụng nếu các trader theo trường phái Swing Trading với mục tiêu là 100 pips và giữ lệnh qua hôm sau. Khi sử dụng khung thời gian này, các trader không nên kỳ vọng quá 250 pips.

Khung D1 – Hàng ngày

Đây cũng là 1 trong những khung thời gian mà các tarder theo trường phái Swing Trading hay sử dụng nhất. Với khung này, mục tiêu kì vọng là 150 pips và giữ lệnh ngắn đến trung hạn. Nếu như đây là đợt đỉnh thì có thể kì vọng từ 500 đến 1000 pips.

Khi áp dụng cụm nến sao hôm ở khung H4 và D1 sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tại khung W1 thì lợi nhuận có thể đạt đến 1000+ pips.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về nến Hammer cũng như cách giao dịch với nến búa. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu hơn về nến rút chân là gì. Chúc các bạn có 1 ngày tuyệt vời cùng với những giao dịch hiệu quả nhất.

Lưu ý về mô hình nến Hammer

Nến búa có thể cung cấp cho các nhà giao dịch cơ hội giao dịch đảo ngược hiệu quả, nhưng mô hình này không phải là Chén Thánh để nhà đầu tư có thể mọi lúc có cơ hội kiếm lời. Do đó, các nhà giao dịch nên ghi nhớ các nguyên tắc sau khi giao dịch nến búa để đạt được hiệu quả cao nhất:

    • Các quyết định giao dịch không chỉ dựa trên các tín hiệu do Nến Hammer cung cấp mà còn phải kết hợp với các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác để tăng cơ hội thắng lệnh và tránh được những rủi ro giao dịch có thể xảy ra. 
    • Màu sắc của nến búa không quan trọng, nhưng tín hiệu đảo chiều của nến búa xanh mạnh hơn tín hiệu đảo chiều của nến búa đỏ. 
    • Nhà đầu tư chỉ nên thực hiện các lệnh giao dịch khi nến búa xuất hiện ở cuối xu hướng thị trường có sự giảm và xu hướng giảm yếu đi. 
  • Khối lượng giao dịch của Nến Hammer càng cao thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh. 
  • Luôn đặt mức dừng lỗ và chốt lãi trên mọi giao dịch. Bởi vì thị trường ngoại hối luôn biến động rất mạnh. 
  • Cắt lỗ, Chốt lãi sẽ giúp bạn bảo toàn được tối đa nguồn vốn và tồn tại trên thị trường.

Xem thêm: Nến Spinning Top, nến marubozu hay nến hanging man là gì, tìm hiểu chi tiết.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời