fbpx

Money Flow Index là gì? Cách sử dụng MFI hiệu quả

Thị trường luôn luôn biến động nên việc áp dụng các chỉ báo vào trong phân tích kỹ thuật là không thể thiếu. Trong số các chỉ báo được trader ưa chuộng nhất hiện nay thì chỉ báo Money Flow Index mang lại hiệu quả cao hơn cả. Bởi nó liên quan đến chỉ số RSI nhưng có thêm khối lượng nên cho độ chính xác cao hơn. Vậy cụ thể Money Flow Index là gì? Cách sử dụng chỉ báo MFI như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về Money Flow Index
Tìm hiểu về Money Flow Index

Money Flow Index là gì?

Money Flow Index (MFI) là một chỉ báo kỹ thuật có giá trị dao động từ 0 đến 100, cung cấp cho nhà giao dịch 3 tín hiệu giao dịch chủ yếu, bao gồm: quá mua/quá bán, phân kỳ/hội tụ và xác định xu hướng. Trong đó, tín hiệu xác định xu hướng của chỉ báo dòng tiền không hoạt động hiệu quả như đa số các trend indicators khác nên rất ít khi các trader sử dụng tín hiệu này để giao dịch. Hai tín hiệu còn lại hoạt động khá mạnh mẽ.

Các tín hiệu MFI cung cấp
Các tín hiệu MFI cung cấp

MFI là chỉ số được tạo ra bởi Gene Quong và Avrum Soudark. Được ra đời dựa trên các tính chất của Relative Strength Index đồng thời bổ sung thêm yếu tố khối lượng nên MFI còn được gọi là chỉ báo RSI có trọng số khối lượng hay RSI có trọng khối. Hai tác giả này thấy rằng: khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy thì tại đó, khối lượng được gia tăng, vì thế, các chỉ báo kỹ thuật được xây dựng chỉ dựa vào sự thay đổi của giá thì không thể phản ánh được toàn cảnh thị trường. Chính vì thế, tác giả đã thêm vào yếu tố khối lượng để RSI được hoàn chỉnh hơn. Trên các sàn giao dịch, Money Flow Index được xếp vào nhóm các volume indicators cũng vì lý do này.

Công thức tính MFI

Công thức tính MFI
Công thức tính MFI

Nếu RSI chỉ phụ thuộc vào giá đóng cửa thì MFI lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất, ngoài ra còn có khối lượng giao dịch, do đó việc tính toán một giá trị MFI cũng phải trải qua nhiều bước khác nhau.

Công thức tính MFI:

Bước 1: Tính giá tượng trưng (Typical Price)

TP = (High + Low + Close) / 3

Bước 2: Tính dòng tiền (Money Flow)

MF = TP * Volume

MF là dòng tiền dương MF(+) nếu giá đóng cửa cao hơn phiên giao dịch trước đó. Ngược lại, MF là dòng tiền âm MF(-) nếu giá đóng cửa thấp hơn phiên giao dịch trước đó.

Bước 3: Tính tỷ lệ dòng tiền (Money Ratio)

MR = MF (+,14) / MF (-,14)

Bước 4: Tính giá trị chỉ báo MFI

MFI = 100 – [100 / (1+MR)]

Trong đó:

  • High, Low, Close: lần lượt là giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của mỗi phiên giao dịch trong chu kỳ.
  • Volume: khối lượng giao dịch mỗi phiên trong chu kỳ
  • MF (+,14): tổng dòng tiền dương chu kỳ 14, MF (-,14): tổng dòng tiền âm chu kỳ 14.

Con số 14 là chu kỳ được đề xuất khi sử dụng chỉ báo Money Flow Index. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng chiến lược, từng khung thời gian mà các nhà giao dịch có thể linh hoạt thay đổi chu kỳ, sao cho phù hợp và giao dịch mang lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Chaikin Money Flow là gì? Cách giao dịch với CMF hiệu quả nhất.

Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ báo MFI

Ý nghĩa của chỉ báo MFI
Ý nghĩa của chỉ báo MFI

Để hiểu hơn về chỉ báo Money Flow Index cũng như có thể vận dụng một cách có hiệu quả thì các trader cần phải nắm được những đặc điểm và ý nghĩa của nó. Cụ thể là như thế nào thì sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết.

  • Money flow index Indicator biến động trong giới hạn giữa 2 đường 0 và 100.
  • Khi chỉ báo Money flow index tiến gần hơn về phía đường 0 cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và áp lực bán cao hơn.
  • Khi chỉ báo Money flow index tiến gần hơn về phía đường 100 thể hiện số ngày tăng giá nhiều hơn giảm giá và phe mua đang chiếm ưu thế.
  • Khi chỉ báo Money flow index có giá trị bằng 0 hoặc 100 điều này thể hiện thị trường đang quá mua hoặc quá bán và khả năng đảo chiều là rất cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì đường MFI rất hiếm khi xảy ra trường hợp bằng 0 và 100 nên thường các nhà đầu tư sẽ chọn đường 20, 80 để xác định điểm quá mua và quá bán.

Cách cài đặt chỉ báo MFI trên MT4

Để cài đặt chỉ báo dòng tiền MFI trên nền tảng phần mềm giao dịch MT4, các bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Vào mục Insert click chuột chọn Indicators sau đó chọn phần Volumes rồi chọn vào Money Flow Index

Insert -> Indicators -> Volumes -> MFI
Insert -> Indicators -> Volumes -> MFI

Bước 2: Sau đó cửa sổ Money Flow Index sẽ hiện ra

  • Tại phần Parameters, ở mục Period là nơi tiến hành chọn chu kỳ cho chỉ báo đã được mặc định là 14. Phần Style là nơi chọn độ dày và màu sắc cho chỉ báo Money Flow Index. Hệ thống cũng đã mặc định để cố định giá trị đường 0 và 100 cho cho các bạn ở phần Fixed minimum/maximum.
Chỉnh phần Parameters
Chỉnh phần Parameters
  • Tại phần Levels, nền tảng phần mềm giao dịch MT4 đã để mặc định giá trị 20 và 80 tượng trưng cho vùng quá bán và quá mua. Bạn cũng có thể lựa chọn tùy chỉnh thay đổi hai giá trị này theo tùy thích bằng cách click trực tiếp vào đó. Hoặc ấn nút Add để thêm mới giá trị, ấn nút Delete để xóa bỏ giá trị.

Cài đặt xong thì bấm OK để hoàn tất.

Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả trong giao dịch Forex

Sau khi đã nằm lòng về các đặc điểm và cách tính chỉ báo MFI ở trên bây giờ chúng ta sẽ tổng hợp qua một số cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất trong giao dịch forex được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng như sau:

Xác định xu hướng thị trường với MFI

Để dùng phương pháp này, bạn có thể cài đặt thêm các đường 45, 50 hoặc 55. Theo đó, bạn sẽ xác định xu hướng như sau:

  • Mức giá của thị trường sẽ trong xu hướng tăng khi chỉ báo MFI liên tục nằm trên đường 50
  • Mức giá sẽ trong xu hướng giảm khi chỉ báo MFI liên tục nằm dưới đường 50

Ngoài ra áp dụng với các đường 45 hay 55 đều đem lại hiệu quả như đường 50. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở trên thì xác định xu hướng giá bằng chỉ báo MFI thường khá yếu. Nên để nâng cao hiệu quả các trader nên kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác.

Tín hiệu quá mua, quá bán

Sử dụng MFI để xác định tín hiệu quá mua hay quá bán
Sử dụng MFI để xác định tín hiệu quá mua hay quá bán

– Dùng MFI để xác định vùng quá mua hay vùng quá bán

  • Nếu MFI trong xu hướng tăng dần và nằm trên đường 80 đây là tín hiệu quá mua. Khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều đi xuống, khi này nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.
  • Nếu MFI trong xu hướng giảm dần và nằm dưới đường 20 là dấu hiệu quá bán. Khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều tăng, khi này nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

– Cách giao dịch với quá mua, quá bán:

  • Trong trường hợp MFI di chuyển từ vùng quá bán và cắt lên trên đường 20, các trader có thể đặt lệnh khi MFI vừa mới cắt đường 20 hoặc có thể chờ sự xác nhận của mô hình nến tăng trên đồ thị giá
  • Trường hợp ngược lại nếu MFI di chuyển từ vùng quá mua và cắt xuống đường 80. Điểm đặt lệnh tối ưu nhất là khi MFI vừa mới cắt đường 80 hoặc có thể chờ xuất hiện mô hình nến giảm trên đồ thị giá rồi mới vào lệnh.

Tín hiệu phân kỳ, hội tụ

  • Tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá thiết lập đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Trong khi đó chỉ báo MFI lại thiết lập đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi giá thiết lập đỉnh cao hơn, đồng nghĩa thị trường vẫn đang tăng. Tuy nhiên MFI thiết lập đỉnh thấp hơn chứng tỏ trend tăng đã không còn mạnh và thị trường có thể sẽ đảo chiều giảm.
  • Tín hiệu hội tụ xuất hiện khi mức giá thiết lập đáy sau thấp hơn đáy trước. Tuy nhiên MFI lại thiết lập đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là dấu hiệu suy yếu của xu hướng giảm và khả năng cao thị trường sẽ xảy ra một đợt đảo chiều tăng.

Failure Swings

Failure Swings, hay còn được gọi là biến động bất bại, được chia thành 2 dạng chính là Bullish Money Flow Index Failure Swing và Bearish Money Flow Index Failure Swing. Đây là chiến lược tìm kiếm giao dịch đảo chiều có sử dụng chỉ báo MFI.

Bullish MFI Failure Swing bao gồm 4 giai đoạn:

  • MFI giảm xuống dưới mức 20 và bước vào vùng quá bán.
  • MFI tăng lên trên 20.
  • MFI giảm trở lại nhưng vẫn có thể trên 20.
  • MFI vượt lên mức cao trước đó → cơ hội vào lệnh mua lý tưởng cho các nhà đầu tư.

Bearish MFI Failure Swing bao gồm 4 giai đoạn:

  • MFI tăng lên trên mức 80 và bước vào vùng quá mua.
  • MFI giảm xuống dưới 20.
  • MFI tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn có thể dưới 80.
  • MFI giảm xuống hơn mức thấp trước đó → cơ hội vào lệnh bán lý tưởng cho các nhà đầu tư.

Kết hợp MFI cùng một số chỉ báo khác

Ngoài việc sử dụng độc lập chỉ báo MFI thì các nhà đầu tư có thể kết hợp chỉ báo MFI với một số chỉ báo khác để tăng khả năng thành công như: EMA, mô hình giá, chỉ báo Ichimoku,…

Dưới đây là cách kết hợp giữa MFI và chỉ báo EMA:

  • Tìm lệnh mua: Cụm EMA giao cắt và có xu hướng đi lên cùng với chỉ báo MFI có dấu hiệu xuống dưới 20 (vùng quá bán).
  • Tìm lệnh bán: Cụm EMA giao cắt và có xu hướng đi lên cùng với chỉ báo MFI có dấu hiệu lên trên 80 (vùng quá mua).

Những hạn chế của chỉ báo MFI

Mặc dù chỉ báo MFI có thể cung cấp thông tin hữu ích về xu hướng giá và tạo ra các tín hiệu giao dịch. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào MFI mà không kết hợp với các yếu tố khác có thể dẫn đến các tín hiệu kém chính xác và giao dịch thất bại.

Nhà đầu tư cũng cần chú ý:

  • Không phải mọi tín hiệu phân kỳ đều dẫn đến đảo chiều giá: Mặc dù tín hiệu phân kỳ trên chỉ báo MFI thường được xem là tín hiệu tiềm năng cho sự đảo chiều giá, nhưng không phải lúc nào nó cũng đảm bảo điều này. Có thể do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và làm cho giá không reo lên hoặc đi xuống như dự kiến.
  • Không cảnh báo về các sự kiện quan trọng sắp diễn ra: Chỉ báo MFI không thể cung cấp thông tin về các sự kiện quan trọng sắp diễn ra có thể làm thay đổi giá cổ phiếu. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc quản lý rủi ro và định hình chiến lược giao dịch.

Sự khác nhau giữa RSI và MFI là gì?

Cả 2 chỉ báo RSI và MFI đều được sử dụng để đo lường mức độ quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Hai chỉ báo này có những điểm giống và khác nhau như sau.

Điểm giống nhau

  • Mục đích: Cả RSI và MFI đều được sử dụng để theo dõi động lượng thị trường thông qua tốc độ cũng như sự thay đổi của những chuyển động giá.
  • Đo lường dữ liệu trong vòng 14 chu kỳ: Cả RSI và MFI đều được tính toán dựa trên dữ liệu giao dịch trong một khoảng thời gian cố định, thường là 14 chu kỳ trong cài đặt mặc định.

Điểm khác biệt

 

RSI

MFI

Chức năng

RSI tập trung vào việc phân tích sự tăng giảm của giá trong một chu kỳ nhất định để đánh giá xem thị trường có quá mua hoặc quá bán không.

MFI kết hợp việc xem xét khối lượng giao dịch với sự biến động giá để đưa ra dự đoán về xu hướng giá.

Phương pháp tính toán

RSI tính toán mức độ tăng giảm của giá trong một chu kỳ bằng cách sử dụng tỷ lệ giữa các tăng và giảm giá trị trung bình.

MFI sử dụng một mức giá điển hình, sau đó so sánh mức giá điển hình đó với những đánh giá khác về dòng tiền hiện tại ra và vào.

Cả RSI và MFI đều có ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Sự lựa chọn giữa 2 chỉ báo này phụ thuộc vào chiến lược giao dịch cụ thể và phản ứng của thị trường. Một số nhà giao dịch có thể thích sử dụng RSI vì tính đơn giản và dễ sử dụng của nó, trong khi những người khác có thể ưa chuộng MFI vì khả năng kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch. Việc thử nghiệm và điều chỉnh chiến lược giao dịch sẽ giúp Trader xác định liệu RSI hay MFI sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện thị trường cụ thể.

Tổng hợp những chỉ số dòng tiền khác

Trong thực tế, phân tích dòng tiền có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay có vẻ như các nhà đầu tư không có quá nhiều sự quan tâm về vấn đề này. Hơn nữa, việc phân tích dòng tiền hiện tại cũng như các chỉ số dòng tiền thường không được xem xét nếu chúng không nằm trong danh sách chỉ số có thể đánh giá doanh nghiệp.

Dưới đây là top 3 chỉ số về dòng tiền mà có thể hỗ trợ các nhà đầu tư ngoài chỉ số MFI:

Chỉ số

Công thức

Ý nghĩa

Chỉ số CFO

Dòng tiền thuần thu được từ hoạt động kinh doanh hoặc doanh thu

Cho biết tỷ lệ dòng tiền thực tế được tạo ra bởi doanh thu của hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Đánh giá cụ thể, một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng dòng tiền.

Chỉ số FCF

Chỉ số CFO – Chi phí TSCĐ (tài sản cố định)

Mục đích đánh giá hiệu quả chuyển đổi ra dòng tiền từ các tài sản cố định của doanh nghiệp.

Tỷ lệ khả năng thanh toán nợ

Chỉ số FCF/Tổng nợ hiện tại

Tỷ lệ này thể hiện khả năng quản lý và thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Các chỉ số này cung cấp thông tin quan trọng về dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình trạng tài chính và tiềm năng phát triển của công ty.

Những tín hiệu phân kỳ hay hội tụ chỉ đưa ra cho chúng ta biết tiềm năng thị trường sẽ tăng hay giảm, tuy nhiên nó lại không thể xác định chính xác điểm vào lệnh. Vì thế, phối hợp nhiều công cụ khác như mô hình nến nhật, mô hình giá hay các chỉ báo kỹ thuật khác sẽ giúp bạn lựa chọn được điểm vào lệnh chính xác nhất.Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu hơn về chỉ báo Money Flow Index cũng như cách sử dụng chỉ báo một cách có hiệu quả. Từ đó, có thể áp dụng vào giao dịch và thu về thật nhiều lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, dù sử dụng chỉ báo nào cũng không thể chính xác 100% nên nhà đầu tư nên kết hợp cùng các tín hiệu khác. Đồng thời cũng phải đặt cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro cháy tài khoản. Hãy theo dõi những bài viết mới nhất của chúng tôi để có thể mở rộng thêm các kiến thức quan trọng về Forex nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời