fbpx

Indicator là gì? Các Indicator được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiểu rõ indicator là gì giúp bạn dự đoán tình hình của nền kinh tế nói chung và xu hướng của thị trường trong tương lai. Nhờ đó, bạn có thể đưa ra một kế hoạch hợp lý, với những chiến lược đầu tư thông minh cho hệ thống giao dịch của mình. Bài viết sau sẽ chia sẻ những nội dung về khái niệm indicator, phân loại chỉ báo này và chỉ ra indicators nào hoạt động hiệu quả nhất trên thị trường Forex hiện nay.

Indicator và những hữu ích của nó trong phân tích giao dịch Forex
Indicator và những hữu ích của nó trong phân tích giao dịch Forex

Indicator là gì? Định nghĩa đơn giản nhất về indicator

Indicator hay còn được gọi là chỉ báo kỹ thuật là các điểm dữ liệu thể hiện chiều hướng di chuyển của một đồng tiền. Thuật ngữ này khá thông dụng với các nhà kinh doanh Forex và thường được họ sử dụng trong hệ thống giao dịch của mình. Có thể nói, indicators là một công cụ không thể thiếu trong phân tích giao dịch của các nhà đầu tư Forex.

Ngoài ra, các indicator được sử dụng theo khung thời gian nhất định và theo các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Vận dụng tốt các indicator vào hệ thống giao dịch giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa chiến lược và mang về những giao dịch tối ưu.

Indicator đóng vai trò quan trọng trong các phân tích giao dịch
Indicator đóng vai trò quan trọng trong các phân tích giao dịch

Indicator có bao nhiêu loại?

Có thể nói để mà liệt kê được hết các chỉ báo kỹ thuật Indicator thì rất khó bởi lẽ hiện nay trên thị trường có rất nhiều chỉ báo này lên đến hàng trăm hàng nghìn và cũng có rất nhiều cách thức phân biệt chỉ báo này. 

Phân loại chỉ báo Indicator
Phân loại chỉ báo Indicator

Tuy nhiên sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách phân loại chỉ báo Indicator dựa trên độ trễ tín hiệu mà chỉ báo này tạo ra nhé. 

Với việc phân loại theo cách này, chúng ta sẽ có 2 loại chỉ báo cơ bản bao gồm: Leading indicator (chỉ báo nhanh) và Lagging indicator (chỉ báo chậm).

Leading indicator (Chỉ báo nhanh)

Các chỉ báo nhanh còn được gọi với tên khác là bộ dao động, chỉ báo này sẽ giúp cung cấp các tín hiệu trước những thay đổi phức tạp của giá. Nói cách khác, các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo nhanh để dự đoán các tín hiệu xảy ra trước và sau đó xác định giá sẽ di chuyển theo xu hướng được cung cấp bởi chỉ báo nhanh. 

Các nhà giao dịch thường sử dụng kết hợp thêm một số chỉ báo nhanh phổ biến hiện nay, chẳng hạn như: stochastic, parabolic SAR và RSI … Khi nhóm chỉ báo nhanh này tiếp cận giới hạn trên thị trường sẽ có sự điều chỉnh theo hướng đi xuống. Thị trường xu hướng chính là một thị trường có tiềm năng sử dụng các chỉ báo nhanh nhất. 

Mô hình chi tiết chỉ báo nhanh 
Mô hình chi tiết chỉ báo nhanh

Ở đây, chiến lược giao dịch hiệu quả nhất là giao dịch theo hướng của xu hướng chỉ báo. Khi thị trường đang phát triển theo một xu hướng tăng, các lệnh mua sẽ từ từ được phát huy tác dụng. Trong trường hợp ngược lại khi thị trường đang có xu hướng giảm xuống đáng kể, các lệnh bán sẽ cần được cân nhắc để đặt giao dịch.

Các nhà đầu tư có thể tham khảo hai chỉ báo dấu hiệu cụ thể sau đây khi thực hiện giao dịch, bao gồm: 

  • Tín hiệu cho một giao dịch đã quá mua, quá bán
  • Tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ để giữ giá và chỉ báo

Bất cứ một chỉ báo nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cho nên, chỉ báo nhanh cũng không ngoại lệ. 

  • Ưu điểm: Chỉ báo nhanh sẽ giúp các nhà đầu tư xác định và nhận biết được một tín hiệu trên thị trường sớm nhất. Chính vì vậy nếu nhà đầu tư đã đón nhận được tín hiệu cho một xu hướng đầu mới sẽ nắm trong tay cơ hội thu về số lợi nhuận khổng lồ cho mình. 
  • Nhược điểm: Mọi dự đoán và tín hiệu của chỉ báo nhanh không phải lúc nào cũng đúng. Đồng thời, một đặc điểm của chỉ báo nhanh là rất hay tạo ra các tín hiệu ảo, do đó sẽ làm cho các trader bị nhiễu thông tin khi thực hiện giao dịch. Từ đó, gây ra một tỷ lệ rủi ro vô cùng lớn. 

Lagging indicator (Chỉ báo chậm)

Chỉ báo chậm hay còn gọi với tên là chỉ báo động lượng. Đây là loại chỉ báo cũng rất khá phổ biến khi mang lại các tín hiệu dự báo cho một thị trường đã được hình thành, các tín hiệu được cung cấp có thể là các xu hướng mới sẽ xảy ra sau đó. Chỉ báo chậm được phân biệt rõ với chỉ báo nhanh là ở thời điểm cung cấp tín hiệu. Chỉ báo nhanh là trước khi một xu hướng mới bắt đầu, ngược lại thì chỉ báo chậm là sau khi xu hướng giá đã xuất hiện.

Mô hình chỉ báo chậm
Mô hình chỉ báo chậm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chỉ báo chậm như thế này, bao gồm các ví dụ như: MACD, MA, Momentum… Những đường chỉ báo này thông thường sẽ chỉ giao động xung quanh một đường trung tâm cụ thể nào đó nhất định.

Các tín hiệu sẽ được cung cấp bởi một chỉ báo chậm bao gồm: 

  • Đem đến một tín hiệu về một xu hướng có thể tăng hoặc giảm hoặc cũng có thể đi ngang.
  • Giúp các Trader có thể dễ dàng xác định được các vùng hỗ trợ và kháng cự.

Cũng giống như chỉ báo nhanh, chỉ báo chậm cũng có các ưu điểm và nhược điểm riêng: 

  • Ưu điểm: Chỉ báo chậm thông thường sẽ mang lại các dự báo tin hiệu tốt, có độ chính xác và chắc chắn cao hơn nhiều so với chỉ báo nhanh bởi vì căn cứ mà nó dự báo là một xu hướng đã xảy ra rồi. 
  • Nhược điểm: Như tên gọi của nó thì chỉ báo chậm đem đến dự báo quá chậm. Mặc dù thông tin chính xác nhưng nó lại không giúp ích được nhiều cho các nhà đầu tư có thể tìm được thời điểm chốt lời và thu lợi nhuận lớn. Đồng nghĩa với việc, thời điểm đưa ra tín hiệu của chỉ báo này càng chậm thì lợi nhuận thu về sẽ càng ít. 

Các loại indicator hiện nay, tổng hợp những indicator thông dụng

Trong phần tiếp theo của bài viết, traderforex.co sẽ chia sẻ đến bạn các loại indicator đang được sử dụng trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó là chức năng, tác dụng và mục đích sử dụng của các indicator này trong giao dịch Forex.

Chỉ báo dao động (Volatility Indicator) là gì?

Chỉ báo dao động là một công cụ kỹ thuật đo lường mức độ biến động của giá trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này cho biết giá cả đang thay đổi nhanh chóng thông qua mức biến động cao. Ngược lại, một mức biến động càng thấp phản ánh giá có sự thay đổi càng chậm. Một số chỉ báo dao động được các trader thường xuyên sử dụng như là:

Chỉ báo Xung lượng (Momentum Indicator) là gì?

Chỉ báo xung lượng là một trợ thủ đắc lực giúp các trader xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Đây là một chỉ báo kỹ thuật được nhiều trader áp dụng nhờ khả năng đánh giá sức mạnh xu hướng thị trường hiệu quả. Dưới đây là những chỉ báo xung lượng phổ biến, cụ thể bao gồm: 

  • Accumulation Swing Index
  • Chande Momentum Oscillator
  • Commodity Channel Index
  • Dynamic Momentum Index
  • Intraday Momentum Index
  • Linear Regression Slope
  • MACD
  • Mass Index
  • Momentum Indicator
  • Price Oscillator
  • Price Rate-Of-Change
  • Random Walk Index
  • Range Indicator
  • Relative Momentum Index
  • Relative Strength Index
  • Stochastic Momentum Index
  • Stochastic Oscillator
  • Swing Index
  • Trix
  • Ultimate Oscillator
  • Williams’ %R
  • Williams’ Accumulation-Distribution

Chỉ báo Chu kỳ (Cycle Indicator) là gì?

Kế đến là chỉ báo chu kỳ – một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả với độ thông dụng rộng rãi, bao gồm:

  • Cycle Lines
  • Detrended Price Oscillator
  • Fibonacci
  • Fourier Transform
  • MESA Sine Wave Indicator

Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicator) là gì?

Ngoài ra, chỉ báo kỹ thuật còn được phân ra thành chỉ báo cường độ thị trường giúp các trader có thể đánh giá thực trạng biến động trên thị trường Forex. Một số chỉ báo cường độ thị trường thông dụng là:

  • Accumulation-Distribution
  • Chaikin Money Flow
  • Chaikin A/D Oscillator
  • Demand Index
  • Ease of Movement
  • Herrick Payoff Index
  • Klingler Oscillator
  • Money Flow Index
  • Moving Average (Volume Adjusted)
  • Negative Volume Index
  • On Balance Volume
  • Open Interest
  • Positive Volume Index
  • Price Volume Trend
  • Trade Volume Index
  • Volume
  • Volume Oscillator
  • Volume Rate-Of-Change

Chỉ báo Kháng cự & Hỗ trợ (Support and Resistance Indicator) là gì?

Chỉ báo kháng cự và hỗ trợ cho phép các nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh thông qua các mốc kháng cự và hỗ trợ trong dịch. Các chỉ báo kháng cự và hỗ trợ phổ biến đó là:

  • Andrew’s Pitchfork
  • Envelope
  • Fibonacci Arcs, Fans, Retracements
  • Gann Lines, Fans, Grids
  • Ichimoku Kinko Hyo
  • Pivot Points
  • Projection Bands
  • Projection Oscillator
  • Quadrant Lines
  • Speed Resistance Lines
  • Tirone Levels
  • Trendlines

Chỉ báo Xu hướng (Trend Indicator) là gì?

Cuối cùng là chỉ báo xu hướng – một công cụ không thể thiếu với các trader trong việc đánh giá xu hướng thị trường. Chỉ báo này chi phép người dùng xác định động lực của thị trường, tức là thị trường lúc này đang trên đà tăng hay giảm. Đồng thời giúp họ có một cái nhìn toàn diện và bao quát về khả năng đảo chiều của xu hướng thị trường trong tương lai. Với độ hữu dụng cao trong phân tích kỹ thuật, chỉ báo xu hướng được khá nhiều nhà đầu tư ưa chuộng và sử dụng để tạo ra những chiến lược tối ưu cho mình. Các chỉ báo xu hướng (Trend Indicator) đó bao gồm:

  • Aroon
  • Commodity Selection Index
  • DEMA
  • Directional Movement
  • Forecast Oscillator
  • Linear Regression Indicator
  • Linear Regression Slope
  • Linear Regression Trendline
  • MACD
  • Moving Averages (all methods)
  • Parabolic SAR
  • Performance
  • Polarized Fractal Efficiency
  • Price Oscillator
  • Qstick Indicator
  • r-squared
  • Raff Regression Channel
  • Standard Deviation Channel
  • Standard Error
  • Standard Error Bands
  • Standard Error Channel
  • TEMA
  • Time Series Forecast
  • Vertical Horizontal Filter

Indicator nào hoạt động tốt nhất hiện nay?

Có thể nói, indicator là một chỉ báo kỹ thuật đa dạng với nhiều loại khác nhau, được xây dựng để phục vụ từng chiến lược trong giao dịch Forex. Ngoài ra, indicator còn được xem như một trợ thủ đắc lực và không thể thiếu với các nhà đầu tư đang tham gia vào thị trường ngoại hối. Sau khi hiểu rõ indicator là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chỉ báo kỹ thuật nào sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho các trader trên thị trường ngoại hối.

Đường trung bình hàm mũ (Exponential Moving Average)

Đường trung bình hàm mũ còn được gọi là EMA là một trong những công cụ kỹ thuật thỏa mãn tính đơn giản và hiệu quả. Do đó, EMA được các trader trên toàn thế giới ưu ái sử dụng trong các giao dịch.

EMA được ưa thích vì nó tập trung chủ yếu vào các thông số giá gần nhất thay vì các thông số giá trong quá khứ. Vì vậy, EMA phản ánh tốt hơn tình hình biến động của thị trường hiện tại và lọc các tín hiệu nhiễu một cách hiệu quả.

Chắc hẳn các trader đều biết thị trường Forex luôn biến động không ngừng với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, việc dựa vào những dữ liệu giá mới nhất sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn những thông số giá cũ có phần lỗi thời.

Bên cạnh đó, các trader nên dùng 1 đường nhanh (EMA 50) và 1 đường chậm (EMA 200) cho các chiến lược giao dịch của mình. Trong đó, đường nhanh giữ vai trò tạo ra các tín hiệu, còn đường chậm chịu trách nhiệm đánh dấu các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng. Dưới đây là những tín hiệu thường được dùng cùng 2 đường EMA này:

  • Chỉ báo hỗ trợ/kháng cự;
  • Bullish/Bearish crossover: Bullish crossover diễn ra khi EMA 50 cắt EMA 200 theo hướng từ dưới lên. Nói cách khác, đó là dấu hiệu xu hướng tăng lên trong trung hạn (Golden Cross). Ngược lại, Bearish crossover xảy ra khi cắt từ trên xuống, còn gọi là dấu hiệu xu hướng giảm trong trung hạn (Death Cross);
  • Xác định xu hướng trung hạn: nếu trong xu hướng tăng mà EMA 50 cong xuống thì xu hướng suy yếu, có thể đảo chiều.

Bollinger Bands và Keltner Channel

Tiếp theo là chỉ báo Bollinger Bands và Keltner Channel (hay còn được gọi là kênh Keltner), 2 chỉ báo này thay phiên nhau thực hiện nhiệm vụ đo lường những biến động hiện tại trên thị trường và độ quá mua, quá bán.  

Chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands phát huy hữu hiệu khi crypto market biến động mạnh mẽ
Bollinger Bands phát huy hữu hiệu khi crypto market biến động mạnh mẽ

Trước hết là chỉ báo Bollinger Bands với nhiều tính năng tuyệt vời, được tin dùng bởi các nhà đầu tư trên thế giới trong mọi hoạt động giao dịch của họ. Đây là một công cụ sở hữu nhiều tính năng nổi bật, thu hút các trader thử trải nghiệm. Trong số đó, hiện tượng thắt nút cổ chai là một công dụng có thể nói là đặc thù của Bollinger Bands và khiến nó được nhiều trader ưa thích đến vậy.

Chỉ báo Bollinger Bands báo hiệu thị trường đang có những biến động lớn khi 2 dải băng có hiện tượng mở rộng. Trái lại, nếu chúng đang có hiện tượng co thắt lại thì thị trường lúc này đang tích lũy và có chiều hướng mạnh đi theo 1 hướng cố định. Và khi đó, chúng ta sẽ dựa trên độ biến động của thị trường thông qua chỉ báo này để linh hoạt đưa ra những chiến lược giao dịch khác nhau.

Chỉ báo Keltner Channel (Kênh Keltner)

Sở hữu những tiện ích tương tự như Bollinger Bands là chỉ báo kỹ thuật Keltner Channel (Kênh Keltner). Chỉ báo này là sự lựa chọn tối ưu cho các trader tiến hành đánh giá tổng quan về tình hình thị trường hiện tại. Cụ thể là khả năng xác định thị trường đang ở trạng thái quá mua hay quá bán. Từ đó các nhà đầu tư sẽ có một bức tranh toàn cảnh về thị trường, tránh gặp phải hiện tượng FOMO (Fear Of Missing Out) thường thấy ở các trader.

FOMO khiến các trader sợ rằng sẽ vụt mất cơ hội đầu tư
FOMO khiến các trader sợ rằng sẽ vụt mất cơ hội đầu tư

Keltner Channel có phần hiệu quả hơn trong xác định tình trạng quá mua/quá bán của thị trường so với RSI hay Stochastic. Đó là do nó dựa trên nến để làm tín hiệu thay vì dữ liệu giá. Cây nến đóng cửa và nằm ra phía ngoài band trên của Keltner Channel báo hiệu thị trường đang quá mua, giá có thể hồi lại. Ngược lại là thị trường đang quá bán với vị trí band dưới.

Tuy nhiên, việc áp dụng 2 chỉ báo này để dự đoán xu hướng sẽ khiến các nhà đầu tư gặp phải nhiều rủi ro. Không nên dùng chúng theo cách chạm band dưới là Buy, chạm band trên là Sell.

Các chỉ báo RSI, MACD và Stochastic

Ngoài ra là các chỉ báo RSI, MACD và Stochastic được gọi chung là chỉ báo dao động hay chỉ báo nhanh. Chúng thực hiện nhiệm vụ dự báo những xu hướng trong ngắn hạn và trung hạn, giúp các nhà đầu tư biết trước tình hình thị trường trong thời gian tới.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ báo RSI chịu trách nhiệm cho tín hiệu phân kỳ (divergence), cụ thể khi giá tạo đáy thấp hơn trong khi RSI tạo đáy cao hơn, người dùng sẽ được báo hiệu một sự phân kỳ giá tăng, cho biết khuynh hướng hiện tại đang giảm, đã suy yếu và chuẩn bị có sự đảo chiều. Ngược lại với trường hợp phân kỳ giá giảm. Ngoài ra, chỉ báo RSI sẽ cho bạn một độ tin cậy cao hơn khi được chúng được sử dụng cùng với 1 mô hình giá.

RSI còn được dùng để đo lường mức quá mua và quá bán trên thị trường
RSI còn được dùng để đo lường mức quá mua và quá bán trên thị trường

Đường trung bình hội tụ phân kỳ (MACD)

Đường trung bình hội tụ phân kỳ được viết tắt là MACD có khả năng phân kỳ giá tương tự như RSI nhưng không thường xuyên bằng. Nó thường tập trung vào việc dự đoán xu hướng khi có thêm chỉ báo Bullish Crossover hay Bearish Crossover.

Hiện nay, MACD được khá nhiều nhà đầu tư Forex sử dụng
Hiện nay, MACD được khá nhiều nhà đầu tư Forex sử dụng

Chỉ báo Stochastic

Một chỉ báo khác cũng phổ biến không kém là Stochastic với những công dụng như MACD. Tuy nhiên, nó được bổ sung thêm khả năng đo mức quá mua và quá bán trên thị trường.

Stochastic có khả năng phân kỳ như RSI, kết hợp đo độ quá mua/quá bán
Stochastic có khả năng phân kỳ như RSI, kết hợp đo độ quá mua/quá bán

Khối lượng giao dịch (Volume)

Khối lượng giao dịch (Volume) là tín hiệu xác nhận quan trọng nhất, cho phép các trader có cái nhìn toàn cảnh về thị trường. Nếu sau khi bật lên mô hình giá với khối lượng giao dịch yếu, hoặc ở mức vừa và không có sự nổi bật thì bạn cần thêm thời gian quan sát, chưa vào lệnh ngay.

Thời điểm tốt nhất để vào lệnh là lúc xuất hiện 1 cú break khỏi mô hình, với khối lượng giao dịch vượt lên hẳn so với lúc trước, sau đó được hồi lại một cách nhẹ nhàng rồi nhanh chóng tìm ra nơi được hỗ trợ bên dưới.

Khối lượng giao dịch (Volume) còn giúp trader tìm điểm vào lệnh/ra lệnh
Khối lượng giao dịch (Volume) còn giúp trader tìm điểm vào lệnh/ra lệnh

Một vài lưu ý khi sử dụng indicator trong hệ thống giao dịch

  • Thứ nhất, hầu hết các trader mới tham gia vào thị trường ngoại hối chỉ quan tâm đến trạng thái của chỉ báo mũi tên đang chỉ lên hay chỉ xuống, thể hiện cho lệnh Mua và lệnh Bán mà quên mất việc theo dõi các biến động trên thị trường. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ khiến các nhà đầu tư mất dần khả năng phân tích và phán đoán xu hướng thị trường. Chính điều này sẽ khiến tài khoản của bạn gặp rủi ro lớn khi gặp phải những chỉ báo rởm. Ngoài ra, thị trường giao dịch quyền nhị phân Binary Option là nơi sử dụng chỉ báo này thông dụng nhất.
  • Thứ hai, bạn cần tìm hiểu bản chất và mục đích sử dụng của các loại chỉ báo trước khi sử dụng chúng. Ngoài ra, các trader cần biết những công thức tính toán của các loại chỉ báo, nhiều người cho rằng điều đó là không cần thiết vì phần mềm MT4 sẽ thay họ tính toán. Tuy nhiên, việc hiểu rõ các chỉ báo được hình thành do đâu sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về nhiệm vụ và hiệu quả của từng indicator.
  • Thứ ba, từng cách tính toán với những công thức khác nhau sẽ khiến các indicator cho ra những tín hiệu không giống nhau (xung đột tín hiệu) dù chúng được dùng cho cùng một mục đích. Vì lẽ đó, khi một lượng lớn indicator cho ra những tín hiệu y hệt nhau thì tín hiệu đó có tỷ lệ giao dịch thành công cao. Ngược lại, khi indicator xảy ra hiện tượng xung đột tín hiệu thì bạn nên đứng ngoài thị trường và theo dõi những biến động sắp tới.

Phía trên là toàn bộ thông tin giải thích indicator là gì và một số chỉ báo quan trọng được sử dụng thông dụng mà bạn nên biết. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được bản chất của indicator trong các phân tích và những thế mạnh của từng loại. Mong rằng các trader sẽ tìm ra những indicator phù hợp với mình để phát triển hệ thống giao dịch và mang về lợi nhuận.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời