fbpx

Golden Cross là gì? Áp dụng Golden Cross có hiệu quả không?

Golden Cross là gì? Làm thế nào để giao dịch với Golden Cross hiệu quả? Với một nhà giao dịch Forex, bạn không thể bỏ qua kiến thức bổ ích liên quan đến Golden Cross. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật về Golden Cross, hướng dẫn bạn giao dịch với mô hình này và kiếm lời nhanh chóng. Cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để không bỏ lỡ một kiến thức Forex cực kỳ quan trọng nhé!

Golden Cross là gì?

Golden Cross được biết đến là một tín hiệu của xu hướng tăng giá nếu đường trung bình động 50 ngày (viết tắt là MA50) cắt đường trung bình động 200 ngày (MA200) theo hướng lên trên.

Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn nắm được Golden Cross là gì? Các cách để giao dịch với mô hình này. Phân biệt giữa Golden Cross với những mô hình khác. Ngoài ra, để tiếp thu kiến thức này dễ hơn, bạn cần phải nắm được các kiến thức về phân tích kỹ thuật, lý thuyết về đường trung bình động (MA).

Đầu tiên, mô hình Golden Cross gồm hai thành phần chủ chốt đó là hai đường trung bình động:

  • Đường trung bình động 200 ngày (MA200) – thể hiện cho dài hạn.
  • Đường trung bình động 50 ngày (MA50) – thể hiện cho ngắn hạn.

Minh họa về biểu đồ Golden Cross thực tế:

Golden Cross là gì? Ảnh minh họa về tín hiệu này
Golden Cross là gì? Ảnh minh họa về tín hiệu này

Lưu ý: Ngược lại, nếu đường trung bình động 50 ngày cắt xuống dưới đường trung bình động 200 ngày, chúng ta sẽ gọi là Death Cross (Giao cắt tử thần).

Sự khác biệt giữa Golden Cross và Death Cross với bài viết hôm nay
Sự khác biệt giữa Golden Cross và Death Cross với bài viết hôm nay

Golden Cross có ý nghĩa như thế nào?

Nếu đường MA50 nằm dưới đường MA200 ngày, điều này cho thấy thị trường đang nằm trong xu hướng giảm dài hạn. Thế nhưng, không có xu hướng giảm nào sẽ tồn tại mãi mãi.

Chính vì thế, khi bắt đầu khởi động xu hướng tăng, đường trung bình động MA50 ngày phải cắt lên trên đường trung bình động MA200 ngày. Hành động này được gọi là Golden Cross.

Đến đây, một số nhà đầu tư sẽ thắc mắc đường MA50 và MA200 ngày đóng vai trò như thế nào trong mô hình Golden Cross?

Thật ra không có sự đặc biệt nào dành cho đường trung bình động MA50 và MA200. Bạn cũng có thể thay đổi nó thành MA49 và MA199. Bạn chỉ cần nắm được điều quan trọng nhất, đó là:

Đường trung bình động (MA) được xem là một công cụ để xác định xu hướng. Có nghĩa là, Golden Cross hình thành khi đường xu hướng ngắn hạn chống lại xu hướng dài hạn.

Golden Cross thông thường gồm có 3 giai đoạn. Cụ thể:

3 giai đoạn của Golden Cross cần lưu ý
3 giai đoạn của Golden Cross cần lưu ý
  • Ở giai đoạn đầu, xu hướng giảm dừng lại khi số lượng bán dần ít đi.
  • Tiếp đó, đường trung bình động MA50 cắt lên trên đường trung bình động MA200.
  • Sau cùng, giá tiếp tục tăng thể hiện sức mua đang được cải thiện và tăng cao.

Nên làm gì khi gặp mô hình Golden Cross?

Đa số các nhà đầu tư ngoại hối sau khi tìm hiểu sơ qua về Golden Cross, trong đầu sẽ có những suy nghĩ điển hình như:

“Khi nào đường trung bình động MA50 cắt lên trên MA200, lúc này nên mua vào. Còn nếu MA50 cắt xuống dưới MA200 thì nên bán ra”.

Tuy nhiên, suy nghĩ này là chưa chắc chắn và dễ dẫn đến sai lầm trong quá trình đầu tư. Bởi lẽ, thị trường có thể chỉ thay đổi từ xu hướng tăng/giảm sang sideway, sau đó có thể đi ngược lại với suy đoán của bạn.

Minh họa với hình ảnh phía dưới, khi MA50 cắt xuống dưới MA200 (lúc này được gọi là Death Cross, về mặt lý thuyết là nên SHORT). Thế nhưng giá vẫn đi ngang, sau cùng lại tăng giá.

Cách áp dụng Golden Cross chi tiết

Dưới đây, TRADERFOREX sẽ hướng dẫn bạn cách vận dụng mô hình Golden Cross trong quá trình giao dịch. Bạn cần phải xem một cách kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi khi áp dụng mô hình này.

Theo dõi các thiết lập trên chỉ báo

Đầu tiên, hãy cùng xem xét đến các cài đặt được áp dụng trên chỉ báo trung bình động MA. Golden Cross được xác định căn cứ vào giao điểm của 2 đường MA, loại đường trung bình được sử dụng chính là EMA (Exponential Moving Average).

Về thực tế, bạn có thể sử dụng EMA hoặc SMA. Không có nhiều khác biệt giữa chúng, cả hai đều có khả năng dự đoán về xu hướng, điểm khác biệt lớn nhất là đường trung bình EMA sẽ phản ứng nhanh hơn SMA. Và việc chọn loại MA nào đa phần phụ thuộc vào sở thích và thói quen của người giao dịch, nhưng chung quy lại, dùng EMA hay SMA đều không có vấn đề gì.

Nguyên nhân cần sự chính xác là chu kỳ 50 và 200. Nếu bạn muốn chu kỳ 49 và 199 là bình thường, không vấn đề gì. Cốt lõi đằng sau mô hình Golden Cross không phải là loại công cụ được sử dụng mà là lý thuyết, tức là điểm cắt phải chỉ ra sự củng cố của xu hướng ngắn hạn so với xu hướng giảm dài hạn trước đó.

Lựa chọn khung thời gian hợp lý

Tiếp theo đó là cần khung thời gian phù hợp nhất để giao dịch với Golden Cross

Golden Cross có thể hoạt động ở nhiều khung thời gian khác nhau, từ M15, M30 cho đến H1, H4, D1… Nhưng với vai trò là bộ lọc xu hướng dài hạn, khung thời gian được xem là lý tưởng nhất cho Golden Cross là D1.

Chọn loại tài sản giao dịch

Vậy nên giao dịch Golden Cross với loại tài sản nào? Toàn bộ các loại tài sản trên thị trường tài chính đều có thể áp dụng Golden Cross. Ví dụ như chứng khoán, tiền điện tử, ngoại hối, phái sinh,…Tuy nhiên để quá trình giao dịch diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về loại tài sản mà mình định giao dịch.

Tiến hành giao dịch

Sau khi đã nắm được Golden Cross là gì, bạn sẽ có xu hướng xác định rằng chúng ta sẽ “Buy” khi MA50 cắt hướng đi lên MA200 và “Sell” khi MA50 cắt hướng đi xuống MA200.

Tuy nhiên, không nên vội vàng như vậy bạn nhé. Nếu thị trường nằm ngang (sideway) thì dù là Golden Cross hay Death Cross thì cùng không có ý nghĩa gì.

Khi Death Cross không có hiệu lực
Khi Death Cross không có hiệu lực

Tóm lại, ngoại trừ bạn biết chắc chắn về xu hướng thị trường xảy ra trong tương lai, trước đó không nên tin tưởng 100% vào giao dịch với Golden Cross.

Làm thế nào để giao dịch với Golden Cross hiệu quả nhất?

Golden Cross là gì và cách để giao dịch Golden Cross chính xác nhất? Đặc biệt đối với một nhà đầu tư vừa mới tham gia vào Forex, điều này quan trọng hơn cả. Bởi lẽ, rất nhiều trader sẽ không xác định được nên mua hay bán là tốt nhất, Golden Cross chính là một kỹ thuật giao dịch vàng trong trường hợp này.

Hơn nữa, Golden Cross và Death Cross có thể vận hành như một bộ lọc xu hướng cho phép các trader có thể giao dịch ở phía bên phải của thị trường (và tăng tỷ lệ giao dịch thành công của bạn).

Nhà đầu tư nên lưu ý những điều sau đây:

  • Khi 50MA vượt lên trên 200MA, thì hãy tập trung tìm tín hiệu tăng giá.
Tín hiệu tăng giá thể hiện cho mô hình Golden Cross
Tín hiệu tăng giá thể hiện cho mô hình Golden Cross
  • Khi 50MA vượt xuống dưới 200MA, thì hãy tập trung tìm tín hiệu giảm giá.
Tín hiệu giảm giá thể hiện cho mô hình Death Cross
Tín hiệu giảm giá thể hiện cho mô hình Death Cross

Lưu ý: TÌM TÍN HIỆU tăng/giảm giá và tuyệt đối không được nhầm lẫn trong giao dịch khi thấy Golden Cross hoặc Death Cross xảy ra.

Nói một cách dễ hiểu, khi một Golden Cross hình thành, bạn hãy quan sát thị trường xem có dấu hiệu của những mô hình tăng giá hay không. Nếu có, hãy cân nhắc đặt lệnh “Buy” với Golden Cross. Nguyên nhân vì lúc này xác suất chính xác của Golden Cross là rất lớn (vừa được Golden Cross hỗ trợ, vừa được các mô hình tăng giá hỗ trợ).

Golden Cross có thể kết hợp với các mô hình giá
Golden Cross có thể kết hợp với các mô hình giá

Bên cạnh đó, bởi có rất nhiều các mô hình tăng giá và mỗi mô hình sẽ có một cách sử dụng (bắt tín hiệu, cắt lỗ, chốt lời…) khác nhau. Chúng ta không thể nói hết trong một bài viết, bạn có thể xem thêm hướng dẫn về cách sử dụng các mô hình giá tại TRADERFOREX.

Một vài mô hình tăng giá thường khá gặp, đặc biệt là với Golden Cross đáng để bạn tham khảo:

Kết hợp sử dụng Golden Cross với nhiều khung thời gian

Một tình huống có thể xảy ra đó là khi bạn nhận thấy được một mô hình tăng giá sau khi Golden Cross xuất hiện, bạn lại chần chừ không xác định được nên đặt lệnh “Buy” hay không. Nguyên nhân là do xu hướng thị trường tăng giá kéo dài khiến bạn sợ mình MUA vào thì đã quá trễ.

Biện pháp khắc phục: Sử dụng đa khung thời gian để xác định điểm vào LỆNH đúng đắn nhất.

Các nhà đầu tư có thể làm theo cách dưới đây:

  • Xác định mô hình Golden Cross trên khung thời gian cao.
  • Xác định các mô hình tăng giá trên khung thời gian thấp.

Cụ thể, hình bên dưới là mô hình Golden Cross được tạo thành ở khung thời gian hàng ngày:

Cách áp dụng Golden Cross hiệu quả
Cách áp dụng Golden Cross hiệu quả

Khi chuyển sang khung thời gian thấp ( khung H4), bạn sẽ thấy mô hình cờ tăng hình thành tại trong khung thời gian này.

Mô hình Bull Flag có thể được hình thành ở khung thời gian thấp
Mô hình Bull Flag có thể được hình thành ở khung thời gian thấp

Điều bạn nên làm lúc này là giao dịch theo mô hình cờ tăng đã được xác định.

Cắt lỗ và chốt lời với mô hình Golden Cross

Đi đến đây thì bạn cũng đã hình dung được Golden Cross là gì và cách giao dịch hiệu quả khi áp dụng nó. Tiếp theo đây là một nội dung rất quan trọng với câu hỏi đặt ra là: Khi nào xu hướng tăng dừng lại? Nên chốt lời ở tỷ lệ/ mức độ nào, tương tự với việc cắt lỗ.

Một điều cần phải nói trước khi các bạn áp dụng Golden Cross chính là không dễ dàng gì để xác định chính xác điểm chốt lời và cắt lỗ.

Nguyên nhân là khi bạn đang giao dịch theo xu hướng, rất khó để ai đó có thể dự đoán được thời điểm xu hướng sẽ kết thúc. Chính vì thế, các trader trước tiên hãy đặt ra lợi nhuận kỳ vọng của mình. Đồng thời, đặt ra điểm cắt lỗ ở mức có thể chấp nhận được.

Mặc dù trong vài tình huống, nhà đầu tư vừa mới chốt lời thì giá vẫn tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên họ buộc phải chấp nhận vì nếu thị trường thực sự uptrend, giá tăng cao sẽ còn có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa và ngược lại.

Phương án thông minh nhất mà nhà đầu tư cần thực hiện đó là:

  • Thứ nhất, khi xác định lợi nhuận đã đủ thì hãy chốt lời.
  • Hoặc là quan sát đồ thị và giữ lệnh, chờ đến khi đường trung bình động MA50 cắt xuống dưới đường MA200 (Death Cross được tạo thành và nó sẽ thể hiện cho một xu hướng giảm).

Minh họa với hình ảnh bên dưới:

Thời điểm nên đóng vị thế khi áp dụng Golden Cross
Thời điểm nên đóng vị thế khi áp dụng Golden Cross

Nói đến đây có vẻ hơi phức tạp đúng không nào? Tuy nhiên, chỉ cần luyện tập một chút thôi, Golden Cross có thể là cánh tay đắc lực của bạn đấy!

Golden Cross và Death Cross có giống nhau không?

Như đã đề cập ở trên, vì có sự can thiệp của đường giao cắt đường bình trung động MA nên sẽ có 2 hướng cần lưu ý:

  • Khi đường MA50 cắt đường MA200 ngày từ dưới lên sẽ được gọi là Golden Cross (Điểm cắt vàng).
  • Khi đường trung bình động ngắn hạn cắt đường trung bình động dài hạn theo hướng đi xuống sẽ được gọi là Death Cross (điểm cắt tử thần).
Việc phân biệt giữa Golden Cross và Death Cross là điều quan trọng
Việc phân biệt giữa Golden Cross và Death Cross là điều quan trọng

Thuật ngữ “Golden Cross” lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường chứng khoán, và sự tăng giá trên thị trường này là có thật. Vì vậy,  giao điểm đi lên giữa hai đường trung bình động ngắn và dài hạn có tên là Golden Cross. Ngược lại giao điểm cắt đi xuống có tên là Death Cross. Bởi lẽ vào thời điểm này, thị trường đang có xu hướng giảm là điều không một trader Forex nào muốn thấy.

Đối với giao dịch ngoại hối, bất kể giá tăng hay giảm, nó vẫn tạo thời cơ cho nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận tuyệt vời từ thị trường.

Khi một mô hình Golden Cross xuất hiện, các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm cơ hội để tham gia các giao dịch mua dài hạn, vì các điểm cắt vàng cho thấy một xu hướng tăng mới dài hạn hơn là một xu hướng tăng nhỏ ngắn hạn.

Ngược lại, Death Cross hình thành như một tín hiệu để nhà giao dịch đóng vị thế mua đã thiết lập trước đó hoặc là thời điểm để nhà giao dịch thực hiện lệnh bán dài hạn tiềm năng.

Hy vọng với bài viết Golden Cross là gì? Tại sao cần sử dụng Golden Cross để việc giao dịch trở nên thuận lợi hơn ngày hôm nay, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn bao quát hơn về thị trường Forex đang rất được quan tâm. Ngoài ra, hãy biết kết hợp áp dụng Golden Cross cùng với các mô hình giá khác để có được những kết quả đầu tư đáng mong đợi. TRADERFOREX chúc tất cả các bạn sẽ có được những khoảng thời gian giao dịch tuyệt vời nhất!

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời