fbpx

FED là gì? Thông tin quan trọng về FED bạn không nên bỏ qua

Nhiều Trader có lẽ đã từng nghe qua khái niệm FED là gì? Với những Trader khi tham gia vào thị trường giao dịch Forex thì có lẽ các thông tin xoay quanh về FED cũng như chính sách mà FED áp dụng sẽ góp phần rất quan trọng trong các quyết định của các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về cơ cấu và bộ máy hoạt động của cơ quan quyền lực này đặc biệt là những người chơi Forex mới thì việc tìm hiểu về FED là vô cùng quan trọng.

Vậy, vai trò của FED là gì? Tại sao FED được xem là một cơ quan quyền lực nhất thế giới? FED ảnh hưởng như thế nào với nền kinh tế Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chúng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn các câu hỏi trên. Cùng theo dõi nhé. 

Các thông tin liên quan đến tổ chức FED
Các thông tin liên quan đến tổ chức FED

FED là gì?

Tổng quan về FED

FED – ngân hàng dự trữ liên bang hay còn gọi là cục dự trữ liên bang (FEDeral Reserve System – FED) là một ngân hàng trung ương duy nhất của Mỹ. FED được thành lập vào ngày 23/12/1913 mang theo đạo luật có tên “FEDeral Reserve Act” được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson với mục đích duy trì ổn định 1 chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động và an toàn cho nước Mỹ.

Đến nay, có thể nói rằng FED chính là một tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, nó có tầm ảnh hưởng không chỉ riêng nước Mỹ mà còn cả các nước trên thế giới. Đây cũng là nơi duy nhất có quyền được in tiền đô la Mỹ – đồng tiền có giá trị chủ chốt liên quan đến lãi suất tăng giảm toàn cầu. Kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung rất nhiều tiền và vàng trên thế giới. Một trong số đó Ngân hàng New York thuộc Cục dự trữ Liên bang đã dự trữ tới 25% lượng vàng trên thế giới, hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.

Chức năng của FED là gì?

Sự xuất hiện của FED mang đến cho Hoa Kỳ một hệ thống tiền tệ và tài chính cực kỳ an toàn, linh hoạt và ổn định, đồng thời cũng giúp Hoa Kỳ có những chính sách đối phó và giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhỏ mà trong quá khứ họ đã từng phải gánh chịu và để lại thiệt hại nặng nề, ví dụ như đợt khủng hoảng nghiêm trọng năm 1907.

Chức năng của FED
Chức năng của FED

Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập 3 mục tiêu chính và xuyên suốt nhất cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang đó là: Tăng tối đa các vị trí việc làm giảm tình trạng thất nghiệp cho công dân, giữ giá cả ổn định hiệu quả và điều chỉnh lãi suất.

Trong những năm qua, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng kéo theo nhiệm vụ của FED ngày càng được nâng cao và mở rộng lên rất nhiều. Tính đến năm 2009 FED đã có quyền giám sát và điều chỉnh ngân hàng, duy trì mức ổn định của hệ thống tiền tệ và tài chính cũng như cung cấp nguồn tài chính cho chính phủ Hoa Kỳ cũng như các tổ chức trong nước và ngoài nước.

Bản chất của FED là gì?

Mang trên mình một nhiệm vụ và sứ mệnh to lớn có tính quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế trên thế giới nhưng bản chất cốt lõi của bộ máy FED cũng chỉ là một ngân hàng trung ương độc lập mà có quyền kiểm soát tiền tệ và thi hành các chính sách mà nó ban hành, do đó, tổ chức này không hề chịu sự quản lý của bất cứ một cơ quan, tổ chức nào kể cả chính phủ Hoa Kỳ. 

FED ra đời như thế nào?

Lịch sử ra đời của FED
Lịch sử ra đời của FED

Vào năm 1910, với khủng hoảng tài chính và kinh tế khiến cho giới tài chính Mỹ tin rằng nhất thiết phải có một hệ thống ngân hàng quốc gia quản lý và điều phối tài chính nhà nước lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ, đã xảy ra sự tranh cãi nảy lửa giữa hai đảng là đảng dân chủ và đảng cộng hòa. Tuy nhiên sau đó họ đã thống nhất tin tưởng về việc thành lập một hệ thống tiền tệ nhằm phát triển và vực dậy kinh tế Mỹ lúc bấy giờ. 

Sau nhiều tranh luận nảy lửa về việc thành lập ngân hàng tài chính trung ương giữa các đảng phái, thì cuối cùng vào tháng 11 năm 1913, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” dựa trên ý tưởng của Aldrich Plan.

Lúc đó, Paul Warburg cùng đồng hành với nhiều chuyên gia khác được chỉ định sẽ điều hành hệ thống ngân hàng nhà nước còn khá non trẻ này. Hai năm sau, cơ quan FED chính thức đi vào hoạt động chính thức và khi vừa bắt đầu hoạt động nó đã đóng một vai trò chủ chốt chính hỗ trợ và tài trợ chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cục Dự trữ Liên bang gần như là 1 trong số ít các ngân hàng trung ương  không phải chịu bất cứ một sự kiểm soát nào của các cơ quan chính phủ trên thế giới. Nhờ vậy, các phán quyết cũng như chính sách của FED đưa ra sẽ không phục vụ cho lợi ích của một phe phái nào mà chỉ tập trung vào tính thực tế của nền kinh tế và tài chính lúc đó. 

Tính độc lập của FED

Tính độc lập của tổ chức FED
Tính độc lập của tổ chức FED

Trên thế giới hiện tại đang có ba mô hình Ngân hàng trung ương phổ biến:

  • NHTW độc lập với chính phủ
  • NHTW là một tổ chức thuộc chính phủ
  • NHTW là một cơ quan thuộc bộ tài chính.

Tính độc lập của NHTW nói lên quyền hạn cũng như mức độ quản lý của các tổ chức đó. Đồng thời cũng nhằm giảm sự can thiệp sâu của chính trị đến quá trình thực thi các chính sách tiền tệ.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tính độc lập của các NHTW được chia thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động.
  • Cấp độ 2: Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động.
  • Cấp độ 3: Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành.
  • Cấp độ 4: Độc lập tự chủ hạn chế.

Xét về cấp độ tự chỉ thì FED là Ngân hàng trung ương có cấp độ độc lập cao nhất – thuộc cấp độ 1: Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động.

Độc lập về chính sách

FED có thể đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ mà không cần phải lấy ý kiến hay có sự phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ tổ chức nào kể cả cơ quan hành pháp hay lập pháp của chính phủ.

FED có toàn quyền tối ưu nhất quyết định về việc sử dụng các công cụ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện mục tiêu cũng như các chính sách mà FED đã đưa ra, mọi quyết định chung quy đều nhằm mục đích ổn định giá cả, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho công dân qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.

Độc lập về tài chính

Tính độc lập tài chính ở đây thể hiện ở chỗ FED sẽ không nhận bất kỳ nguồn kinh phí nào do Quốc hội hay chính phủ Hoa Kỳ phân bổ. FED đã có sẵn một ngân sách hoạt động độc lập và có cả doanh thu từ các tài sản nắm giữ. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ nhận được tất cả các lợi nhuận hàng năm của bộ máy FED làm sau khi chia cổ tức theo luật định là 6%.

Trên thực tế, FED hoạt động vô cùng hiệu quả và là một bộ máy kiếm tiền khủng khiếp và dồi dào. Và đương nhiên lợi ích đó cũng giúp chính phủ Hoa Kỳ được hưởng gần như toàn bộ sự hiệu quả và nâng cao vào kho bạc nhà nước. Theo thống kế, trong năm 2010, FED đã có lãi lên đến 82 tỷ $ và đã chuyển 79 tỷ $ vào kho bạc Hoa Kỳ.

Độc lập về tổ chức nhân sự 

Nhân sự tại FED cũng có sự độc lập và không phụ thuộc khi các thành viên trong hội đồng làm việc với nhiệm kỳ 14 năm, trải dài qua nhiều thế hệ nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội khác nhau (trừ khi có thành viên bị phế truất bởi Tổng thống).

Cơ cấu tổ chức của cục dự trữ liên bang FED

Cơ cấu và cơ chế hoạt động của FED
Cơ cấu và cơ chế hoạt động của FED

Điểm khác biệt giữa FED với các ngân hàng trung ương khác chính là ở cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động. FED bao gồm 4 cấp như sau:

  • Hội đồng thống đốc
  • Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC)
  • 12 Ngân hàng với vai trò là trụ sở của FED và được phân bổ ở nhiều thành phố.
  • Các ngân hàng thành viên

Hội đồng Thống đốc

Đây chính là thành phần quan trọng nhất có quyền quyết định cao nhất và là thành phần chủ chốt không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của FED:

  • Hội đồng sẽ bao gồm 7 thành viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và được Quốc hội phê chuẩn.
  • Các thành viên của hội đồng sẽ làm việc trong một nhiệm kỳ kéo dài 14 năm và chỉ rời chức vụ khi đã mãn hạn (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và các thành viên đó không phục vụ quá một nhiệm kỳ.
  • Hội đồng thống đốc là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang.
  • Không nhận bất kỳ một tài trợ của chính phủ.
  • Các thành viên hội đồng hoạt động theo cơ chế dân chủ, độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp.
  • Bộ phận này chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc xây dựng và cụ thể hóa các chính sách tiền tệ.
  • Có nhiệm vụ giám sát và quy định các hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung.

Ủy ban thị trường mở liên bang – FOMC

  • FOMC là cơ quan thiết lập và thi hành các chính sách tiền tệ tài chính của nền kinh tế Hoa kỳ – một nền kinh tế được cho là lớn mạnh nhất và phát triển nhất trên thế giới.
  • Cơ cấu của FOMC sẽ bao gồm 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị và 5 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang.
  • FOMC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong FED và cũng có nhiệm vụ thực thi những chính sách có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
  • FOMC thông thường sẽ thực hiện 8 cuộc họp mỗi năm để ấn định lãi suất, tăng giảm nguồn cung lưu thông tiền tệ. Bên cạnh đó cũng sẽ có những cuộc họp đột xuất bất thường khi cần thiết.
  • Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng lớn đến các khoản tín dụng của các ngân hàng, tập đoàn đầu tư trong và ngoài nước cũng như mức lãi suất đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Các ngân hàng dự trữ liên bang (FEDeral Reserve Banks)

Ngân hàng dự trữ liên bang sẽ có 12 ngân hàng nằm rải rác trên khắp đất nước Hoa Kỳ và chúng được sở hữu đa số bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên sẽ giữ trong tay một số cổ phần không có khả năng chuyển nhượng).

Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực cũng hoạt động hoàn toàn độc lập, và đều là ngân hàng tư nhân. Do đó sẽ không phụ thuộc công cụ của Chính phủ liên bang, mà sẽ hoạt động theo pháp luật của mỗi địa phương đó. 

Thông thường rất nhiều tư nhân sở hữu các ngân hàng dự trữ liên bang và rất nhiều trong số đó có phát hành trên thị trường cổ phiếu của ngân hàng đó. Giấy bạc do chính FED phát hành là nguồn cung cấp tiền tệ lớn nhất và số đó sẽ được đưa vào lưu thông trên thị trường qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.

Cơ cấu tổ chức của tổ chức FED
Cơ cấu tổ chức của tổ chức FED

Vai trò và nhiệm vụ của cục dự trữ liên bang FED 

Nhiệm vụ của FED

  • Với việc tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng tiền tệ được đưa ra sẽ giúp ổn định lại nền kinh tế trong nước, giúp tăng trưởng cũng như tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, điều hòa lãi suất dài hạn. 
  • Giám sát, điều chỉnh và đưa ra các quy định cho các tổ chức ngân hàng nhằm đảm bảo được một hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia thống nhất, an toàn, vững vàng. Từ đó bảo vệ được những quyền lợi cho người dùng. 
  • Thăm dò xu hướng phát triển kinh tế để có thể phát triển và đồng thời duy trì sự ổn định của nền kinh tế hiện tại. Tối đa những rủi ro hệ thống có thể phát sinh bất cứ lúc nào trên thị trường. 
  • Góp phần cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và cả cho chính phủ Hoa Kỳ. FED đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận hành hệ thống chi trả quốc gia, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và tài chính nước ngoài. 

Vai trò của FED

Vai trò cốt lõi của FED được thể hiện rõ trong Đạo luật Dự trữ Liên bang được sửa đổi vào năm 1977, cụ thể như sau: 

  • FED là chủ thể có vai trò cực kỳ quan trọng trong thị trường tiền tệ, cơ quan này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ và cả nền kinh tế Thế giới
  • FED nắm trong tay các mối quan hệ và liên kết kinh tế quan trọng, chính vì thế các nhà đầu tư khi muốn tham gia tìm hiểu vào thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế thì phải theo dõi và nắm bắt kịp thời những thông tin cũng như chính sách mà FED áp dụng để có thể kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra trên thị trường.
  • FED đảm bảo các chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện theo đúng quy trình và đúng mục tiêu bằng 3 công cụ chính của mình.
  • FED đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. Cũng đóng vai trò là người quản lý và canh chừng tiền tệ. Vì vậy khi có bất cứ một ngân hàng thành viên thuộc sự quản lý của FED rơi vào tình trạng kiệt sức và có nguy cơ phá sản thì FED sẽ đứng ra cho vay giúp các ngân hàng này có thể thoáng ra khỏi khủng hoảng.

Tại sao FED lại có thể tác động đến nền kinh tế toàn cầu?

Sự tác động của FED đến nền kinh tế toàn cầu
Sự tác động của FED đến nền kinh tế toàn cầu

Có thể nói rằng, đồng tiền USD vốn dĩ là một đồng tiền có giá trị lớn và mang tầm quan trọng và chủ chốt ảnh hưởng đến sự thay đổi kinh tế và giá trị tài chính trên thế giới. Mà mặt khác, FED chính là một cơ quan duy nhất được toàn quyền quy định in ấn tăng giảm tiền đô la Mỹ. Chính vì vậy, nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát cho quốc gia mình, thì vô hình chung đã làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, kéo theo đó là một số hoạt động ảnh hưởng như tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ.

Hơn nữa, cũng chính vì giá trị mà đồng USD đang sở hữu trong hệ thống tiền tệ quốc tế, cho nên hiện nay đang có khá nhiều mặt hàng quan trọng như được định giá bằng đồng USD như dầu, vàng,…. Mà theo đó FED lại chính là cơ quan duy nhất được can thiệp vào việc xác lập giá trị của đồng USD thông qua hoạt động mua và bán USD cũng như các ngoại tệ khác. Đồng nghĩa việc kiểm soát USD của FED cũng phần nào gián tiếp khiến cho thị trường toàn cầu bị kiểm soát theo đó. 

Chính vì những lý do trên, Các quyết định của FED hầu như hoàn toàn đều sẽ có sự tác động đến nền kinh tế trên thế giới. Vì vậy đối với thị trường forex, các Trader không được bỏ qua các thông tin liên quan đến FED nếu không muốn bị thua lỗ hay bị bỏ lại xu thế kinh tế mới của thị trường.

Những yếu tố tác động đến chính sách tiền tệ của FED

Những công cụ ảnh hưởng đến chính sách của FED
Những công cụ ảnh hưởng đến chính sách của FED

Thay đổi lãi suất: (Interest rate)

Các loại Lãi suất 

  • Lãi suất chiết khấu (Discount Rate): Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng thương mại sẽ được cho vay bởi FED. Nếu lãi suất chiết khấu tăng, Ngân hàng thương mại sẽ vay vốn ít hơn, lượng cầu tiền tệ giảm đi nhiều, thì tỷ lệ lạm phát sẽ giảm đi đáng kể. Ngược lại, nếu giảm lãi suất thì các Ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội được vay tiền nhiều hơn, đồng thời lúc này các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tự đi vay vốn để đầu tư, thúc đẩy kinh doanh và phát triển kinh tế. 
  • Lãi suất quỹ liên bang (FED Funds Rate – FFR): Loại lãi suất này có cách thức vay tương tự như cho vay lãi suất liên ngân hàng, có thể hiểu đơn giản là các ngân hàng sẽ vay vốn lẫn nhau. Tỷ lệ FFR là sẽ do các ngân hàng thương mại tự thỏa thuận với nhau, nhưng FED cũng có quyền sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để có thể thực hiện các hành động tác động đến lượng cung tiền để hướng tỷ lệ FFR đi theo đúng lãi suất mục tiêu.

Lý do mà FED tăng lãi suất

Như đã nói ở trên, giá trị đồng USD thực sự là một đồng tiền chủ chốt cho nền kinh tế thế giới. Vì vậy khi FED có bất cứ một chính sách làm thay đổi giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến nền kinh tế. Vậy, lý do nào FED sẽ đưa ra quyết định thay đổi lãi suất?

  • Nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh: Nếu thấy nền kinh tế đang phát triển theo một đà tăng trưởng quá nhanh, thì việc tăng lãi suất một cách chậm rãi sẽ không thể làm nền kinh tế lúc đó suy giảm được.
  • Do mức lãi suất đang áp dụng cho nền kinh tế hiện tại vẫn còn thấp. Ta có lãi suất thực (lãi suất thực tế) = (Lãi suất công bố) – (Lạm phát). Giả sử tỷ lệ lạm phát đang ở mức 2% thì với lãi suất công bố trên thị trường là 2.25%, khi đó lãi suất thực chỉ là 0.25% mà thôi.
  • Lý do thứ ba mà FED muốn tăng lãi suất là mong muốn đưa tỷ lệ lãi suất thực lên mức “trung tính” (neutral). Theo đánh giá từ các chuyên gia thì một tỷ lệ trung tính hiện nay (mức lãi suất mà không làm tăng hay giảm mức cầu tổng thể) đã giảm đi đáng kể trong những năm gần đây. Vì vậy quyết định giảm lãi suất cũng có thể được thực hiện.
  • Khi xét thấy cần phải tăng lãi suất để ngăn chặn những tình trạng cho vay tiêu dùng quá mức và các hiện trạng bong bóng đang nổi lên tại thị trường nhà ở cũng như đối với các thị trường tài sản khác.

Mua và bán trái phiếu chính phủ:(OMO – Open Market Operations)

Đây được xem là một công cụ hữu ích giúp FED thực hiện quản lý và giám sát các chính sách mà mình đưa ra. Việc mua bán trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng một lượng tiền lưu thông có trên thị trường, điều này sẽ dẫn đến tình trạng lãi suất sẽ bị giảm đi đáng kể do nhu cầu cho vay bị giảm xuống.

Trong trường hợp này cũng giống như việc đang kích thích hoạt động chi tiêu và vay ngân hàng. Ngược lại nếu trường hợp FED bán trái phiếu chính phủ sẽ làm cho lượng tiền có trên thị trường bị giảm đi đáng kể, lúc nào lãi suất sẽ tăng cao hơn nhiều lần, từ đó nền tài chính sẽ rơi vào tình trạng khó khăn rất lớn. 

Quy định lượng tiền mặt dự trữ: (Reserve requirements)

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, FED quản lý rất nhiều ngân hàng cấp dưới ở nhiều khu vực khác nhau. Vì thế khi có bất cứ chính sách hay một chỉ thị nào về khối lượng tiền mặt dự trữ sẽ làm cho các ngân hàng này phải tìm cách điều chỉnh khối lượng như yêu cầu. Cụ thể, nếu khối lượng trên thị trường được FED đánh giá đang khá lớn thì các ngân hàng phải tìm cách cho phần vay đó giảm đi, việc vay mượn trở nên khó hơn nhiều lần và lãi suất cũng theo đó sẽ tăng lên.

Lời kết về FED

FED cơ quan tài chính quyền lực nhất thế giới 
FED cơ quan tài chính quyền lực nhất thế giới

FED là gì? Nếu như bạn là một nhà đầu tư tài chính thông minh tại thị trường Forex thì có lẽ bạn nên tìm hiểu thật kỹ và trả lời được câu hỏi này. Bởi lẽ những thông tin liên quan đến FED cũng như các chính sách mà FED đưa ra sẽ có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến tình hình kinh tế tài chính của nước Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Tổ chức này còn được xem là một cơ quan tài chính tiền tệ có quyền lực hùng mạnh nhất toàn cầu, FED chính là nhà quản lý và bảo quản tiền bạc hiệu quả nhất.

Chúng tôi hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên, đã phần nào giúp cho bạn có cái nhìn toàn diện nhất về cơ cấu tổ chức của FED – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ cũng như cách thức hoạt động và tầm ảnh hưởng của nó đến thị trường giao dịch và đầu tư Forex.

Chung quy thì, để có thể tham gia vào thị trường giao dịch Forex thì bạn phải nắm kỹ, nắm đúng và bắt kịp thông tin mà FED đưa ra để có thể dễ dàng tham gia và thực hiện nhiều giao dịch sinh lời nhất. Chúc bạn thành công.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời