fbpx

CTrader là gì? Nên giao dịch với cTrader hay MT4?

CTrader là gì? Trong số các phần mềm giao dịch forex, hầu hết mọi người đều biết đến MT4. Bởi đây chính là nền tảng giao dịch phổ biến mà các trader sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó vẫn còn những nền tảng khác có độ phủ sóng thấp hơn một chút nhưng chức năng hoàn toàn không thua kém MT4. Phần mềm cTrader là cái tên nổi bật mà Tradeforex.net muốn nhắc đến. Bạn đã biết cTrader là gì và có tính năng giao dịch nào độc đáo chưa? Đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị về cTrader trong bài viết này nhé!

cTrader là gì?

Nếu bạn đã biết đến MT4 thì có lẽ cũng sẽ đoán được cTrader là gì. Nói ngắn gọn, Trader là một giải pháp giao dịch hay còn gọi là một nền tảng giao dịch forex và CFDs. Sử dụng nền tảng này bạn sẽ được tiếp cận đầy đủ các tính năng phục vụ mục đích đầu tư. Phần mềm cTrader được nghiên cứu và phát triển bởi Spotware Systems Ltd. Sau hơn 10 năm hoạt động (từ 2010 đến nay) công ty đã cho ra mắt nhiều phần mềm hữu ích, trong đó có cTrader. Nhà sáng lập của công ty là Andrey Pavlov một doanh nhân người Anh, cũng là một chuyên gia Fintech nổi tiếng. Ông đã thành lập nên Spotware Systems Ltd tại Limassol, Cộng hòa Síp.

Nền tảng giao dịch Forex cTrader
Nền tảng giao dịch Forex cTrader

Bên cạnh sự nổi tiếng của cTrader còn có cXchange cũng do công ty này phát triển. Cả 2 nền tảng trên đã được các ngân hàng, nhà môi giới tin dùng. Vậy vị trí của cTrader là gì trên thị trường forex hiện nay? Đây chính xác là một nền tảng ECN có tốc độ khớp lệnh báo giá cực nhanh. Ngày càng có nhiều người sử dụng cTrader bởi ưu điểm cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới.

Tất cả các broker sử dụng cTrader đều đang áp dụng mức phí hoa hồng cạnh tranh cùng với spread cực thấp. Lý do là vì công nghệ ECN đã giúp giảm thiểu nhiều chi phí. Phí hoa hồng thấp và spread thấp là điều khiến các trader vui vẻ. Tính đến nay có khoảng 10 broker sử dụng cTrader để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 3 broker nổi tiếng thế giới ICMarkets, OctaFX, FxPro, Pepperstone cũng nằm trong số đó.

Các tính năng nổi bật của phần mềm cTrader

Giao diện của cTrader

Về cơ bản thì giao diện của cTrader được thiết kế khá đơn giản, sử dụng màu sắc bắt mắt. Thiết kế được cho là rất thân thiện với người dùng, không khó để nắm bắt ngay từ lần đầu sử dụng. Có tất cả 6 khu vực cho trader và tất cả đều được sắp xếp rõ ràng, dễ quan sát.

Giao diện chung gồm 6 khu vực của cTrader
Giao diện chung gồm 6 khu vực của cTrader
  • Khu vực 1: Tương tự như Market Watch của MT4, nhưng được phân chia cụ thể hơn. Đây là nơi người dùng xem và chọn danh mục sản phẩm giao dịch phù hợp trong sàn forex. Việc phân loại sản phẩm thành các nhóm cụ thể để trader dễ chọn lựa hơn là một ưu điểm mà mọi người thích thú ở nền tảng này.
  • Khu vực 2: Nơi lựa chọn các tính năng giao dịch nâng cao như: sao chép (copy), tự động giao dịch (Automate) ứng với EAs trên MT4, hay Analyze (phân tích kết quả giao dịch)
  • Khu vực 3: Thể hiện các biểu đồ giá.
  • Khu vực 4: Nơi hiển thị các lệnh hiện đang chạy cùng với những thông số của tài khoản hiện tại.
  • Khu vực 5: Đặt lệnh mới.
  • Khu vực 6: Ở đây có rất nhiều tính năng, công cụ cho bạn lựa chọn và nếu muốn thấy hết toàn bộ công cụ này bạn cách kéo từ từ con trỏ xuống dưới cho đến cuối trang. Khu vực 6 gồm: Độ sâu của thị trường, lịch kinh tế, tỷ lệ đòn bẩy ứng với khối lượng lệnh… và nhiều công cụ khác nữa.

Các tính năng đặt lệnh và công cụ trên biểu đồ giá

Đặt lên bàn cân với MT4 thì cTrader nhỉnh hơn ở điểm đã bổ sung thêm nhiều công cụ mới. Trong đó đặc biệt là công cụ hỗ trợ phân tích biểu đồ và hỗ trợ ra quyết định. Tại đây có đến 26 khung thời gian và 5 loại biểu đồ giá phổ biến nhất là nến Nhật, đường, thanh, renko và chấm. Có đến 70 chỉ báo kỹ thuật cTrader cung cấp cho bạn đều được tích hợp sẵn. Không chỉ thế, còn có hàng trăm chỉ báo tùy chỉnh chỉ có ở cTrader Developer Network – cTDN. 

Nhắc đến tính năng hấp dẫn của cTrader là gì thì không thể bỏ qua 20 công cụ vẽ hỗ trợ phân tích biểu đồ. Các công cụ này cho phép bạn điều chỉnh kích thước và cuộn biểu đồ linh hoạt. Ngoài ra còn có tính năng giao dịch nhanh (hay one-click) kết hợp với chỉ báo sentiment. Bạn có thể sử dụng chúng để tham khảo tâm lý, hành vi của số đông trader.

Tính năng lưu mẫu biểu đồ như MT4

MT4/MT5 có EAs – robot giao dịch tự động, thì cTrader cũng có Automate hay cBot. Tại đây bạn có thể tiếp cận 20 mẫu biểu đồ được thiết kế sẵn. Chúng được tổng hợp và kết nối bởi nhiều chiến lược giao dịch. Đặc biệt là nhà đầu tư sẽ được xem thuật toán tạo nên cBot, điều này không phải nền tảng nào cũng cho phép. Đồng nghĩa với việc họ được phép chỉnh sửa cho phù hợp với chiến lược nếu cần.

Với tính năng báo động giá trực tiếp trên biểu đồ, bạn sẽ nhận được thông báo từ hệ thống. Có thể là Ask hoặc Bid, cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá bạn đã cài đặt. cTrader có 4 loại lệnh giao dịch như nhiều nền tảng khác chính là lệnh thị trường (Market order), lệnh giới hạn (Limit order), Lệnh dừng (Stop order) và lệnh giới hạn dừng (Stop Limit order). Lệnh stop losstake profit có thông số rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Nếu máy tính của bạn hoạt động liên tục có thể chọn Advanced Take profit để đóng lệnh từng phần. 

Các tính năng, công cụ nổi bật khác

Lịch kinh tế

MetaQuote chỉ tích hợp Lịch kinh tế cho nền tảng MT5 và nó cũng đã có mặt ở cTrader. Tuy nhiên, đa số các trader mới dễ gặp khó khăn khi sử dụng công cụ Lịch kinh tế của cTrader. Nhìn chung thì cách hiển thị vẫn có khá nhiều điểm khác các phiên hiện có trên thị trường.

Độ sâu thị trường

Dựa trên độ sâu thị trường cấp II do cTrader cung cấp bạn sẽ biết được tất cả các mức giá thực thi. Những lệnh đang chờ được xử lý đều đến từ nhà cung cấp thanh khoản trực tiếp. Trong sổ đặt hàng có thể thấy số lệnh mua và lệnh bán đang mở hiển thị rõ ràng và đầy đủ.

Độ sâu tiêu chuẩn của thị trường
Độ sâu tiêu chuẩn của thị trường

Phân tích tài khoản

Công cụ phân tích tài khoản (Analyze) chịu trách nhiệm phân tích toàn bộ lịch sử giao dịch của tài khoản. Từ đó trader sẽ tự thống kê, tính toán ra được hiệu suất giao dịch. Công cụ này rất hữu ích cho việc hoạch định các chiến lược đầu tư trong tương lai.

Sao chép giao dịch

Để nói về tính năng quen thuộc ai cũng cần biết ở cTrader là gì thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến copy trade. Tính năng copy giao dịch trong forex là sự lựa chọn hoàn hảo cho trader thiếu kinh nghiệm. Với cTrader, bạn có thể là nhà cung cấp chiến lược (Master) hoặc sao chép giao dịch của Master (follower).

Copy Trading tại cTrader
Copy Trading tại cTrader

Ưu và nhược điểm của phần mềm cTrader là gì?

Dù là nền tảng giao dịch phổ biến được rất nhiều người tin dùng thì cũng không tránh khỏi những điểm chưa hoàn chỉnh. Phần mềm cTrader cũng có những ưu và nhược điểm không ngoại lệ.

Ưu điểm của cTrader là gì?

  • Tốc độ khớp lệnh cực nhanh do máy chủ của cTrader đặt ở LD5 IBX Equinix, London. Dữ liệu luôn được đảm bảo là sẽ được truyền đi với tốc độ nhanh chóng. Kết hợp với công nghệ ECN càng rút ngắn thời gian rút lệnh và không bị báo giá lại.
  • Luôn minh bạch trong các báo giá bởi Spotware đã yêu cầu các broker sử dụng cTrader phải liên kết với tối thiểu một nhà cung cấp thanh khoản (LP). Có thể nói là việc khớp lệnh sẽ được đối chiếu trực tiếp với LP, không qua broker. Đó là lý do các broker không thể can thiệp đến mức giá, cam kết tính minh bạch.
  • cTrader đảm bảo tính thanh khoản cao kể cả khi thị trường đang có nhiều biến động. Nhờ hợp tác với hơn 50 nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu thế giới.
  • Hệ sinh thái các công cụ, tính năng hỗ trợ cực kỳ phong phú được nêu rõ ở phần trên.
  • cTrader hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ trong đó phiên bản tiếng Việt khá chuẩn. Từ ngữ được Việt hóa chính xác kể cả các thuật ngữ chuyên ngành.
  • Phù hợp với nhiều loại thiết bị thông minh với phiên bản web và app trên điện thoại.
Ứng dụng cTrader tại App Store
Ứng dụng cTrader tại App Store

Nhược điểm của cTrader là gì?

  • Không thể xuất các dữ liệu giá lịch sử tại cTrader trong khi MT4/MT5 thì có thể.
  • EAs như MT4 được backtest các chiến lược nhưng cTrader thì không cho phép.
  • Một số thao tác trên biểu đồ cần tiếp xúc thời gian dài để sử dụng nhuần nhuyễn. 
  • Bản di động chưa được tối ưu hoàn toàn nên thời gian khởi động khá lâu.

Nên chọn MetaTrader4 hay cTrader?

Thật sự rất khó trả lời MetaTrader4 hay cTrader mới là nền tảng giao dịch tốt nhất. MT4 đã quá nổi tiếng vì sự chuyên nghiệp và phổ biến. Nhìn nhận khách quan ai cũng thấy là MT4 áp đảo về lượng trader tin dùng. Nhưng chỉ xét trên độ phổ biến là chưa đủ để nhận định cái nào tốt hơn. cTrader, mặc tuy sinh sau đẻ muộn nhưng đã nhanh chóng vươn lên và phủ sóng rộng hơn mỗi ngày. Không chỉ có giao diện đẹp, cTrader còn thu hút bởi Spread và commission hợp lý. Điểm này rất hợp cho nhà đầu tư muốn đánh scalping.

cTrader và MT4 nền tảng nào tốt?
cTrader và MT4 nền tảng nào tốt?

Nhìn chung, các tính năng và công cụ giao dịch của 2 nền tảng này không có nhiều khác biệt. Tuy cTrader có một số tính năng mới nhưng chưa thể có những công cụ vượt bậc của MT4. Newbie không được khuyến khích sử dụng cTrader vì nhiều chức năng còn phức tạp. Khi xem xét lựa chọn nền tảng giao dịch bạn vẫn nên dựa vào nhu cầu của mình nhé! 

Khi chọn MT4 bạn sẽ có rất nhiều broker để chọn trong khi cTrader chỉ có 10 broker liên kết. Nếu muốn thử sức với cả MT4, MT5 và cTrader hãy tham khảo IC Markets. Broker được biết đến rộng rãi và đảm bảo uy tín nên bạn cứ yên tâm. Lời khuyên cho các bạn là nên mở tài khoản Demo thử nghiệm trước khi chọn nền tảng. Cũng có thể thử với một tài khoản Live chỉ nạp số tiền nhỏ để trải nghiệm chính xác nhất.

Nên hay không nên giao dịch với cTrader?

Tuy mới ra mắt vài năm trở lại đây nhưng tính năng của cTrader không kém cạnh gì đối thủ. So với những cái tên lão làng như MT4 hay MT5 thì cTrader cũng đã có chỗ đứng riêng. Sức hút của thiết kế hiện đại, bắt mắt cũng khiến các nhà đầu tư yêu thích nền tảng này.

Có nên trải nghiệm cTrader không?
Có nên trải nghiệm cTrader không?

Cân nhắc sử dụng cTrader còn tùy vào sàn Forex mà bạn muốn tham gia. Dù muốn thử sức nhưng nếu bạn đang giao dịch tại sàn nằm ngoài 10 sàn cung cấp cTrader thì vẫn không thể sử dụng được. Do đó hãy khôn khéo khi chọn sàn Forex uy tín với đầy đủ các nền tảng giao dịch nhé! Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối và chuyển đổi giữa các nền tảng.

Đội ngũ phát triển đang cố gắng để cải tiến, hoàn thiện cTrader tốt hơn phiên bản trước. Nhiều tính năng mới sẽ được bổ sung và năng cấp để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Cài đặt cTrader khá đơn giản, chỉ cần vào website của Spotware download trực tiếp là được. 

Tải và cài đặt cTrader thế nào?

Giống với các nền tảng giao dịch khác, cTrader có khả năng tương thích với các nền tảng điện thoại di động cũng như máy tính sử dụng các hệ điều hành IOS hay Android. Bạn thực hiện theo các bước sau để tải và cài đặt cTrader về máy: 

Tải cTrader trên điện thoại di động

Hệ điều hành Android

Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng Spotware cTrader tại ứng dụng CH Play. Hoặc bạn có thể nhấn vào đường link sau để trực tiếp tải về: http://bit.ly/ctrader-android

Bước 2: Bắt đầu cài đặt, nhấn vào nút tải xuống.

Bước 3: Bạn chờ cTrader được cài đặt về thiết bị, sau khi tải xuống thành công, nhấn vào Mở để khởi động.

Sau đó, bạn hãy tiến hành đăng nhập tài khoản theo hướng dẫn để có thể bắt đầu sử dụng cTrader.

Hệ điều hành IOS

Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng Spotware cTrader tại App Store hoặc tải xuống trực tiếp tại đường link sau: http://bit.ly/ctrader-ios

Bước 2: Nhấn vào mục “Nhận”, nhập mật khẩu ID Apple và chờ đợi ứng dụng được tải về thiết bị.

Tải cTrader trên máy tính

Bước 1: Từ website của nhà môi giới, bạn có thể tiến hành tải cTrader hoặc truy cập vào đường link sau để tải xuống từ spotware.com: https://ctrader.com/download/

Bước 2: Tại mục cTrader, nhấn chọn “Download” và chờ đợi để hệ thống tải phần mềm về máy. 

Bước 3: Mở file vừa tải về để cài đặt phần mềm, chọn Run và chọn tiếp Install.

Sau khi bạn cài đặt thành công, cTrader sẽ tự động khởi động ngay lập tức. Bạn chỉ cần truy cập vào và đăng nhập tài khoản là có thể tham gia giao dịch.

Hướng dẫn cách sử dụng cTrader

Sử dụng nền tảng giao dịch cTrader
Sử dụng nền tảng giao dịch cTrader

Bước 1: Đăng nhập vào cTrader

Vào sàn giao dịch forex bạn đang hoạt động để đăng nhập vào cTrader. Đương nhiên sàn đó phải có cung cấp nền tảng cTrader đấy nhé!

Bước 2: Chọn Settings → General

Ở góc bên trái của giao diện bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy biểu tượng setting. Khi chọn đế Language trong General hãy lựa chọn ngôn ngữ bạn muốn. Hoặc cũng có thể tùy chỉnh các chức năng khác ngay tại đây:

  • Color Theme: Chọn giao diện hiển thị là sáng (Light) hoặc tối (Dark) trong cTrader.
  • Layout Mode: Tùy chọn hiển thị tính năng Show Active Symbol Panel và Show Tradewatch.
  • Font Size: Chỉnh kích thước chữ sao cho phù hợp nhất. 

Bước 3: Lựa chọn loại nến

cTrader cung cấp đa dạng nến gồm: Candlesticks Bar Chart, Line Chart, Dots Chart, HLC Chart và Heiken Ashi. Để chọn nến hãy nhấn chuột phải vào biểu đồ “Chart Type” rồi chọn loại mà bạn muốn. 

Bước 4: Điều chỉnh thông tin cần thiết trên biểu đồ giá

Tại biểu đồ, nhấn chuột phải để chọn Viewing Options nếu muốn điều chỉnh thông tin bạn muốn xem. Chọn hiển thị thông tin thật sự hữu ích nhất cho giao dịch của bạn với một số lưu ý:

  • Position: hiển thị các lệnh đang trong trạng thái mở. 
  • Order: hiển thị các lệnh chờ. 
  • Hiển thị Bid price Line và Ask Price Line.

Bước 5: Thêm bớt indicator

Tại cTrader có tất cả chỉ báo kỹ thuật cũng như xác định được xu hướng thị trường. Cơ bản gồm: Chỉ báo dao động (Oscillators), chỉ báo xu hướng (Trend), chỉ báo khối lượng (volumes). Nếu muốn bạn có thể dùng Automate để tự sửa đổi hoặc là tạo ra được chỉ báo riêng.

Một số sàn giao dịch cTrader tốt nhất

Ra đời từ 2011 đến nay, cTrader đã có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường giao dịch và đã chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của mình. Nền tảng giao dịch này có mức độ phổ biến rộng khắp và đủ sức cạnh tranh với các nền tảng quen thuộc khác như MT4 hay MT5. Rất nhiều sàn ECN đã lựa chọn cTrader bởi khả năng bảo vệ lệnh nâng cao, tùy chọn nâng cao về khung thời gian và biểu đồ cùng với độ sâu chỉ báo thị trường. Cụ thể: 

IC Markets

Đây là sàn giao dịch được đánh giá là nhà môi giới ECN tốt nhất, được quản lý bởi FSA và ASIC SySEC. Tại IC Market, cTrader được tích hợp khá thân thiện với mức hoa hồng thấp và tốc độ nhanh chóng khi khớp lệnh. Tuy nhiên hạn chế của sàn giao dịch này là mức nạp tiền tối thiểu lên tới 200$.

Pepperstone

Tại Úc, Pepperstone là sàn giao dịch được đánh giá là nhà môi giới ECN số một. Ra đời từ năm 2010, sàn giao dịch này thu hút một lượng người chơi khá đông đảo nhờ mức phí hoa hồng thấp và thời gian khớp lệnh nhanh chóng. Nhiều nền tảng giao dịch, trong đó có cTrader được Pepperstone hỗ trợ với mức chênh lệch khác thấp. Do đó nếu bạn muốn thử trải nghiệm thì hãy tìm đến Pepperstone nhé!

Fxpro

Được thành lập từ 2006 và chịu sự quản lý của FCA, SCB, FSCA và SySEC, Fxpro là đơn vị được giới truyền thông đánh giá là uy tín nhất trong ngành. Fxpro có trong tay tới 1.866.00 tài khoản đến từ 173 quốc gia trên toàn thế giới. Fxpro luôn không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh nhờ liên tục nâng cao chất lượng giao dịch với mức phí chênh lệch cạnh tranh, mức thanh khoản sâu, giao dịch được thực hiện nhanh chóng và không mất phí hoa hồng,… Nền tảng cTrader cũng được tích hợp tại sàn giao dịch này và bạn có thể tham gia trải nghiệm giao dịch tại đây bất cứ lúc nào.

Chúng tôi vừa cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng giao dịch cTrader là gì đến bạn. Nhìn chung thì cTrader là một platform rất đáng để trải nghiệm. Nhất là khi bạn đã thấy chán với MT4 có thể cân nhắc chuyển sang nền tảng này. Hy vọng những kiến thức vừa rồi sẽ giúp bạn lựa chọn một phần mềm phù hợp cho bản thân!

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời