fbpx

Chỉ số CPI là gì? Cách tính chỉ số CPI đơn giản nhất 2024

Không ít lần trong cuộc sống, trong các bản tin về tài chính, kinh doanh, bạn đã nghe qua về chỉ số CPI. Nhưng không phải ai cũng hiểu và biết đến chỉ số quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia như này. Vậy hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số CPI là gì? Bắt đầu thôi!

Tìm hiểu về chỉ số CPI
Tìm hiểu về chỉ số CPI

Chỉ số CPI là gì?

CPI là viết tắt của Consumer Price Index là chỉ số giá tiêu dùng trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Nó biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và có đơn vị tính là phần trăm (%)

CPI được dùng để đo lường giá cả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như y tế, giáo dục, giao thông, thực phẩm, nhu yếu phẩm hay các dịch vụ khác.

Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số CPI được coi như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động giá cả của hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong đời sống thường ngày của người dân. Bởi vậy, các chuyên gia kinh tế đã dựa vào chỉ số giá tiêu dùng mà theo dõi sự thay đổi về chi phí sinh hoạt của người dân theo thời gian. CPI tăng có nghĩa là mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ tăng và ngược lại.

Không chỉ có vậy, CPI biến động còn gây ra lạm phát hay giảm phát. Kết quả dẫn tới sự sụp đổ của cả một nền kinh tế, gây suy thoái toàn cầu, người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp kéo theo sự gia tăng của tệ nạn xã hội. Và cuối cùng, khi giá tăng tới mức chính phủ không thể kiểm soát, lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát 

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Trước khi tính được chỉ số CPI, ta cần làm các bước sau trước tiên:

  • Bước 1: Cố định giỏ hàng. Từ các khảo sát và tìm hiểu thị trường, ta xác định được giá trị giỏ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà người tiêu dùng thường xuyên sử dụng và chi trả.
  • Bước 2: Xác định giá cả. Sau khi xác định được các sản phẩm trên, ta sẽ thống kê giá trị của chúng trong một thời gian nhất định.
  • Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng hóa/ dịch vụ. Dựa vào bảng thống kê đã lập, ta có công thức tính số tiền phải trả cho giỏ hàng/ dịch vụ = Số lượng hàng hóa x Giá cả từng loại rồi cộng lại với nhau.

Sau khi hoàn thành các bước, ta tính chỉ số giá tiêu dùng các năm theo công thức:

Cách tính chỉ số CPI
Cách tính chỉ số CPI
  • Tính chỉ số lạm phát theo từng thời kỳ:
Cách tính lạm phát dựa vào CPI
Cách tính lạm phát dựa vào CPI
  • Ví dụ minh họa:
Ví dụ minh họa chỉ số CPI
Ví dụ minh họa chỉ số CPI

Một số vấn đề đặt ra khi tính toán chỉ số CPI

Trong quá trình tính toán chỉ số tiêu dùng, có một số vấn đề phát sinh như:

  • Chỉ số CPI có khả năng phản ánh cao hơn thực tế: Với sự xuất hiện nhiều sản phẩm trên cùng một mặt hàng, điều này ảnh hưởng tới việc cố định giỏ hàng hóa dịch vụ trên thực tế. Nếu lượng hàng hóa trong giỏ tăng, người tiêu dùng sẽ chuyển sang các sản phẩm có mức giá thấp hơn, dẫn đến CPI phản ánh cao hơn thực tế.
  • Không phản ánh được sự xuất hiện của các mặt hàng mới: Trong thị trường mở, thay đổi nhanh chóng khi các doanh nghiệp thường xuyên tung ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường, nhằm tăng sự cạnh tranh. Tuy nhiên, ta không thể tính toán được ngay những cập nhật sản phẩm mới. Từ đó, CPI không phản ánh được sự xuất hiện của mặt hàng mới, lượng mua cao.
  • Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa:  Khi hàng hóa trong giỏ cố định có xu hướng tăng giá, kéo theo chất lượng sản phẩm tăng theo hoặc tăng mạnh vượt mức giá thành thì sản phẩm không được gọi là sản phẩm tăng. Vì vậy, ngày nay chất lượng của sản phẩm ngày càng được các công ty chú trọng và nâng cao. Thế nên, ta sẽ đối mặt với tình trạng phóng đại mức giá và không phản ánh được sự thay đổi từ chất lượng của sản phẩm trong khi tính chỉ số giá tiêu dùng.

Tác động của CPI đến nền kinh tế

Chỉ số CPI tác động đến nền kinh tế như thế nào?
Chỉ số CPI tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Chỉ số CPI giảm có nghĩa là giá cả hàng hóa/ dịch vụ giảm. Khi đó, ta thấy rằng nếu như thu nhập của người dân không thay đổi, họ sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Trong trường hợp ngược lại, chỉ số tiêu dùng tăng cao tương đương với việc giá trị giỏ hàng cố định tăng. Điều này có tác động tiêu cực đến người dân. Họ phải tiêu nhiều tiền hơn cho việc mua sắm cho sinh hoạt mặc dù thu nhập của họ không có dấu hiệu tăng.

Một số hạn chế của chỉ số CPI

Phạm vi áp dụng chỉ số CPI không phải là tất cả các nhóm dân cư mà chủ yếu lấy từ nhu cầu chi tiêu cho một giỏ hàng hóa cố định ở thành thị. Vì vậy, CPI sẽ bị sai lệch tại các vùng nông thôn, vùng núi hay những nơi ít người. Như thế, CPI không được coi là chỉ số khách quan để được dùng đánh giá chung cho cả một quốc gia.

Chỉ số giá tiêu dùng tập trung chủ yếu vào nhu cầu mua sắm của 1 người, 1 cá thể nên sẽ có nhiều bất lợi bởi mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau. CPI không đề cập tới các yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động vào giá giỏ hàng cố định như thiên tai, bệnh dịch khiến cho giá thành của một số sản phẩm tăng cao.

Xem thêm: Chỉ số PMI là gì có vai trò như thế nào?

CPI và lạm phát liên quan gì đến nhau?

Như ta đã biết, khi CPI biến động sẽ gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Vì thế chúng sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau:

  • Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, khiến giá cả các sản phẩm trên thị trường tăng kéo theo tỷ lệ lạm phát đi lên. Lúc này, người bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những người có thu nhập thấp: mức lương được hưởng không đổi và buộc phải mua ít hàng hóa lại.
  • Khi CPI thấp, tỷ lệ lạm phát giảm đến âm hay còn được gọi là giảm phát. Lúc này lợi thế lại thuộc về những người có thu nhập thấp, có đủ điều kiện để mua nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ hơn mức bình thường.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích và căn bản nhất về chỉ số CPI là gì? Đây là một chỉ số quan trọng, giúp nhà nước kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả để các nhà kinh tế có thể đưa ra chỉ số CPI chính xác nhất.

Xem thêm: Chỉ số PPI là gì và có quan trọng không?

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời