fbpx

Cách đọc biểu đồ nến Nhật forex cho trader mới bắt đầu

Để vào lệnh hiệu quả trong Forex, trước hết bạn cần phải biết cách đọc biểu đồ nến Nhật. Từ lâu, kỹ năng cơ bản của một trader thực thụ chính là biết cách đọc biểu đồ nến. Đây là cách để nắm bắt tình hình thị trường trong các khung thời gian khác nhau. Theo kinh nghiệm đọc biểu đồ nến của chuyên gia, hiểu được biểu đồ nến sẽ xác định được nên vào lệnh khi nào, giá tài sản đang tăng hay giảm,… Cùng Trader Forex tìm hiểu về cách đọc biểu đồ nến trong Forex nhé!

Làm quen với đọc biểu đồ nến Nhật

Hiểu rõ thế nào là đọc hiểu biểu đồ nến
Hiểu rõ thế nào là đọc hiểu biểu đồ nến

Đọc biểu đồ nến Nhật hay phân tích biểu đồ có nghĩa là nhà giao dịch cần đọc được những chuyển động của thị trường. Từ đó phân tích xu hướng thị trường và xác định các điểm vào lệnh thích hợp để tăng tỷ lệ giao dịch thành công.

Đã chấp nhận tham gia vào thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường Forex, nhà giao dịch cần phải nắm được xu hướng thị trường đang đi theo hướng nào. Công việc này cần phải lặp đi lặp lại hằng ngày để giúp trader có thể chính xác trong các quyết định giao dịch của mình. Và dù cho có chán nản, không muốn đi chăng nữa thì đây là một điều tốt nên thực hiện khi tham gia trading.

Thay vì vào lệnh một cách rủi ro, ông bà độ thì các bạn phải công nhận rằng khi biết xác định xu hướng có cơ sở, biết cách đọc biểu đồ hình nến sẽ tăng tỷ lệ thành công hơn. Tuy nhiên, hầu như nhiều trader, đặc biệt là các trader mới bắt đầu sẽ không biết cách đọc biểu đồ nến Nhật sao cho chính xác.

Và bài viết ngày hôm nay được viết ra với mục đích gãi đúng chỗ ngứa của anh em trader. Trước khi đi sau vào cách đọc biểu đồ nến trong Forex, Trader Forex sẽ cung cấp một số bước đơn giản để bạn dễ thích nghi với kiến thức đọc biểu đồ.

  • Bước 1: Nhận biết xu hướng giá
  • Bước 2: Phân tích xu hướng đang mạnh hay yếu
  • Bước 3: Xác định entry point (điểm vào lệnh), stop loss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời).

Theo các trader đã có kinh nghiệm lâu năm đối với lĩnh vực này, đầu tiên chúng ta cần ưu tiên việc xác định xu hướng giá đang như thế nào trước. Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch thường không quan tâm bước này và sẽ bắt đầu kẻ 1 đường xu hướng và xác định điểm vào lệnh luôn.

Cách này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại tồn tại rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, để có thể trụ vững trên thị trường ngoại hối thật lâu, hãy đi từ từ bạn nhé, hãy bắt đầu với việc quan sát xu hướng của cặp tiền bạn chọn để giao dịch.

Đặc biệt, với các bạn mới tham gia vào thị trường, hãy tiếp tục tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài để có cách đọc biểu đồ nến Forex đúng cũng như giao dịch sao cho hiệu quả để hạn chế rủi ro nhé.

Điều quan trọng trong cách đọc biểu đồ nến mà trader không được bỏ sót là gì?

Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất của lý thuyết Dow, bất kỳ nhà giao dịch nào cũng từng nghe đó là “Chỉ số thị trường trung bình phản ánh mọi thứ (ngoại trừ ý muốn của Chúa.” Nói cách khác, tất cả những thứ liên quan đến hàng hóa trên thế giới này đều bị ảnh hưởng về giá.

Do đó, hầu hết các biểu đồ và đặc biệt là biểu đồ nến Nhật Bản, cho dù nó chỉ hiển thị hai màu để cho thấy xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường, chẳng hạn như màu xanh và đỏ, nhưng nó đều chứa hết tất cả các cột mốc quan trọng của thế giới, dù là nền kinh tế phát triển hay nền kinh tế suy thoái do đại dịch Covid19.

Bởi vì đường giá cho thấy toàn bộ những điều này, điều quan trọng là xác định xu hướng giúp các nhà giao dịch đọc hoặc đoán các giai đoạn của thị trường, qua đó có thể giao dịch theo xu hướng chính. Do vậy, khi xác định xu hướng một cách cụ thể, các nhà giao dịch sẽ chiến đấu như một người hùng thực thụ thay vì Buy và Sell thiếu nhất quán.Ví dụ như khi thị trường đang ở xu hướng tăng, nhà giao dịch sẽ chỉ cần đợi giá giảm và đặt lệnh buy hay mua lên. Hay khi thị trường chính là xu hướng giảm thì nhà giao dịch chỉ cần đợi giá đảo chiều để vào lệnh Sell hoặc bán xuống.

Đi quan trọng tiếp theo trong quá trình xác nhận xu hướng đó là khi xu hướng cấp độ 1 dần hoàn thiện, chúng sẽ ở đó trong một khoảng thời gian đáng kể. Điều này dựa trên lý thuyết Dow thường sẽ kéo dài 1 năm chứ không đảo hướng ngay sau đó. Khi trader đang giao dịch theo đúng xu hướng đang diễn ra thì hầu như họ đã thành công và kiếm được lợi nhuận kỳ vọng.

Bitcoin, tiền điện tử hàng đầu hiện nay là một minh chứng cho quan điểm trên. Cụ thể vào năm 2017, giai đoạn người người nhà nhà đổ tiền để đầu tư vì lúc này, cứ mỗi 1 Bitcoin, trader đều có lãi. Không nói đâu xa, những năm 2000-2001, thị trường chứng khoán Việt đã bùng nổ như thế nào. Nhà đầu tư chỉ cần vung tiền vào một mã cổ phiếu mà mình yêu thích, lập tức vài ngày sau, tài khoản đã tăng lên gấp 3, 4 và thậm chí là x10, x20. Ở những thời kỳ này, những câu chuyện từ “học sinh nghèo vượt khó” trở thành “thương nhân bạc tỷ” có lẽ kể hết đêm ngày vẫn chưa hết chuyện.

Một nguyên tắc mà được áp dụng từ lâu cho đến bây giờ dành cho các nhà đầu tư tài chính đó là “thuận trend thì sống, nghịch trend thì chết”. Và từ đó chúng ta có thể thấy một trong những bước đầu để tiến gần với đỉnh vinh quang chính là tập đọc và hiểu biểu đồ. Vậy làm thế nào để nhận biết được xu hướng? Cùng theo dõi tiếp thông qua hướng dẫn đọc biểu đồ nến dưới đây nhé!

Nhận biết và hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến cơ bản

Nến tiêu chuẩn

Trader cần phải hiểu và đọc được nến tiêu chuẩn đầu tiên
Trader cần phải hiểu và đọc được nến tiêu chuẩn đầu tiên

Đặc trưng nhận dạng

  • Tỷ lệ của thân nến và bóng nến cùng chiều dài của nến phải cân xứng.
  • Bóng nến trên và dưới ngắn, thân nến dài.
  • Mức giá mở cửa và đóng của thường cách nhau khá nhiều.

Đọc biểu đồ nến Nhật tiêu chuẩn như thế nào?

Cách đọc biểu đồ nến Nhật tiêu chuẩn này rất đơn giản vì nó không thể hiện nhiều thông tin mà chỉ cho nhà giao dịch nhận biết xu hướng chính trên thị trường hiện tại dựa vào màu sắc cây nến. Cụ thể:

  • Nến xanh => Cho thấy xu hướng tăng.
  • Nến đỏ => Cho thấy xu hướng giảm.

Căn cứ vào điều này, nến tiêu chuẩn sẽ không hình thành xu hướng đảo chiều mà liên tiếp tạo ra các nến thể hiện thị trường tăng hoặc giảm.

Nến cường lực hay nến Marubozu

Đặc trưng nhận dạng

  • Thân nến chiếm toàn bộ chiều dài nến;
  • Thân nến là phần dài nhất của cây nến.
  • Không có bóng nến.
  • Hình thành trong xu hướng liên tiếp.
  • Giá đóng cửa và mở cửa tương đương với giá thấp nhất và cao nhất của khung giao dịch.
  • Nến cường lực cụ thể là nến Marubozu.

Kinh nghiệm đọc biểu đồ nến cường lực

Minh họa nhận dạng nến cường lực – nến Marubozu
Minh họa nhận dạng nến cường lực – nến Marubozu

Vì sao nến Marubozu là một nến cường lực? Bởi nó cho thấy sự mạnh mẽ và chiếm ưu thế hơn của bên mua hoặc bên bán trong cùng một khung giờ giao dịch. Do đó, nến Marubozu thường hình thành khi xu hướng thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Khi nhìn thấy nến Marubozu, trader cần vào lệnh mạnh mẽ không một chút nghi ngờ.

Nến Marubozu thể hiện một xu hướng chính sẽ tiếp tục mạnh mẽ hoặc xu hướng đảo chiều rõ ràng. Lúc này, nhà giao dịch cần căn cứ thêm một vài yếu tố dưới đây để có thể nhận định liệu thị trường sẽ tiếp diễn hay đảo chiều.

Mô hình nến cường lực sẽ cho trader thấy 2 xu hướng thị trường phổ biến:

  • Nến màu xanh (nến tăng) hình thành trong thị trường tăng (uptrend) => Cho thấy tín hiệu thị trường tăng tiếp diễn.
  • Nến màu đỏ (nến giảm) hình thành trong thị trường giảm (downtrend) => Cho thấy tín hiệu thị trường giảm liên tiếp.
Nến cường lực hình thành thể hiện cho một xu hướng tăng hoặc giảm tiếp diễn
Nến cường lực hình thành thể hiện cho một xu hướng tăng hoặc giảm tiếp diễn

Đồng thời, nến Marubozu cũng cho thấy xu hướng đảo chiều trong 2 tình huống dưới đây:

  • Nến màu đỏ (nến giảm) hình thành sau một thị trường tăng => Tín hiệu xu hướng đảo chiều giảm.
  • Nến xanh (nến tăng) hình thành sau một thị trường giảm => Tín hiệu xu hướng đảo chiều tăng.

Bên cạnh đó, nếu cùng lúc có 3 cây nến Marubozu được hình thành liên tục sẽ cho thấy xu hướng thị trường tăng hoặc giảm mạnh mẽ.

Nến cường lực cũng cho thấy sự hình thành của xu hướng tăng hoặc giảm đảo chiều
Nến cường lực cũng cho thấy sự hình thành của xu hướng tăng hoặc giảm đảo chiều

Nến có bóng dài bên dưới

Đặc trưng nhận dạng

  • Thân nến nhỏ (giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ bằng nhau).
  • Thân nến nhỏ (giá đóng cửa và mở cửa tương đương nhau).
  • Bóng nến dưới dài có kích thước gấp đôi, ba thân nến.
  • Không có bóng nến trên.
  • Hình thành ở cuối xu hướng tăng hoặc giảm.
  • 2 mô hình nến cho loại nến này là: nến búa (Hammer) và người treo cổ (Hanging man).

Cách đọc biểu đồ nến Nhật có bóng dài dưới

Mô hình nến này cho thấy bên mua đang có động cơ và cố tình kéo giá khiến nó giảm và bên mua phải ngăn điều này nên cần rút chân và kéo lên trên. Biểu đồ nến này hình thành ở cuối một xu hướng lên hoặc xuống, thông báo cho trader về xu hướng đảo chiều mạnh. Bóng nến dưới càng dài thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh.

Cách đọc mẫu hình nến búa (Hammer)
Minh họa nến Hammer
Minh họa nến Hammer

Nến búa Hammer thường rất dễ để nhận dạng và hình thành tại đáy của một thị trường giảm, cho thấy tín hiệu đảo chiều sắp diễn ra.

Cụ thể, nếu 1 cây nến búa hình thành ngay cuối thị trường giảm thể hiện thị trường mở cửa, phe bán chiếm lợi thế và đẩy giá xuống thấp. Thế nhưng, phe mua lúc này nỗ lực đẩy giá lên cao nên xuất hiện sự từ chối giá giảm, làm cho chân nến bị rút và giá mở cửa với giá đóng cửa tương đương nhau.

Phe bán thua khi đã đẩy giá xuống thấp hơn thể hiện sức mạnh bên bán đã giảm và hình thành xu hướng đảo chiều tăng giá. Thế nhưng, trader không nên vội vàng vào lệnh Buy nếu nến búa chưa được tạo thành, đặc biệt là trong giai đoạn xu hướng không ổn định. Tốt nhất là trader nên đợi xem thử nến đóng trên nến búa có xuất hiện nữa hay không rồi mới vào lệnh.

Cách đọc nến Nhật Hanging Man
Minh họa nến người treo cổ - Nến Hanging man
Minh họa nến người treo cổ – Nến Hanging man

Nến Hanging man có hình dáng tương tự nến búa nhưng về mặt tính chất thì lại không giống nhau. Khi nến Hammer hình thành ở đáy thị trường giảm thì nến Hanging man hình thành ở đỉnh thị trường tăng mạnh mẽ. Nến người treo cổ thể hiện sự kết thúc của một xu hướng tăng để chuẩn bị cho một xu hướng giảm giá.

Với nến Hanging man, nó không quan trong màu sắc của các cây nến. Thế nhưng theo Steve Nison, nến màu đỏ (nến giảm) sẽ cho thấy tín hiệu đảo chiều nhiều hơn là nến xanh (nến tăng).

Mô hình nến đảo chiều này cho tín hiệu không mạnh mẽ lắm nên khi sử dụng, nhà giao dịch cần đợi mô hình giá đóng cửa thấp hơn so với nến người treo cổ hình thành rồi mới vào lệnh bán.

Nến có bóng dài bên trên

Đặc trưng nhận diện

  • Phân thân nến nằm bên dưới.
  • Bóng nến trên có chiều dài gấp đôi, ba lần thân nến.
  • Không có bóng nến dưới.
  • Hình thành ở cuối thị trường tăng hoặc giảm.
  • Màu sắc không quan trọng, sẽ là nến tăng hoặc giảm.
  • Những mẫu nến điển hình: nến búa ngược (Inverted Hammer) và nến sao băng (Shooting Star).

Hướng dẫn đọc nến có bóng dài bên trên

Mô hình nến này phản ứng bên mua đang chiếm ưu thế và cố gắng đẩy giá lên cao nhưng bên bán vẫn ngăn lại kịp. Nến này được hình thành ở cuối thị trường tăng hoặc giảm và cho thấy xu hướng đảo chiều. Khi bóng nến trên càng dài thì dấu hiệu đảo chiều càng mạnh.

Đọc nến búa ngược (Inverted Hammer)
Ví dụ nến búa ngược (Inverted Hammer) của cặp tiền USD/JPY
Ví dụ nến búa ngược (Inverted Hammer) của cặp tiền USD/JPY

Nến búa ngược (Inverted Hammer) có hình dáng gần giống với nến búa (Hammer) khi nó hình thành ở đáy thị trường giảm và cho thấy tín hiệu đảo chiều tăng giá. Thế nhưng, mô hình búa ngược không nên sử dụng độc lập mà cần kết hợp với tối thiểu 1 cây nến sau đó.

Bên cạnh đó, nến này sẽ phát huy hết chức năng của mình khi hình thành ở phạm vi hỗ trợ mạnh mẽ. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, hãy giao dịch với nến này ở những phạm vi đã nêu.

Đọc mô hình nến sao băng (Shooting star)
Ví dụ hình ảnh mẫu hình nến Sao băng (shooting star) của cặp USD/JPY
Ví dụ hình ảnh mẫu hình nến Sao băng (shooting star) của cặp USD/JPY

Nến Shooting Star có hình dạng tương tự nến búa ngược nhưng khác nhau về xu hướng hình thành. Nến này có thể là màu xanh hoặc đỏ những hình thành ở đỉnh thị trường tăng và đẩy đuôi dài theo hướng lên cho thấy xu hướng đảo giảm giảm. (Xem chi tiết ví dụ bên trên).

Bạn không nên sử dụng mô hình này một cách đơn lẻ mà cần chờ đợi thêm sự hình thành của 1 cây nến nữa rồi mới xác định xu hướng. Đồng thời, khi thị trường trước đó là tăng mạnh thì nó sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa.

Nến do dự

Đặc trưng nhận diện

  • Thân nến nhỏ.
  • Bóng nến dài, giá đóng cửa và mở cửa tương đương nhau.
  • Không chú trong màu sắc nến, có thể là nến giảm hoặc tăng.
  • Hình thành trong xu hướng tăng hoặc giảm đã kéo dài và có thể chững lại.
  • Mô hình nến điển hình: nến con xoay (Spinning Top) và nến Doji chuồn.

Cách đọc biểu đồ hình nến do dự

Dựa vào đặc trưng nhận diện thì bạn cũng đã biết mẫu hình nến này là mẫu hình trung lập. Nó không đưa ra dấu hiệu mà chỉ cho thấy tranh chấp giữa hai bên mua và bán và không ai chiếm ưu thế hơn ai. Mô hình nến do dự phản ánh tâm lý phân vân của nhà đầu tư và đợi cho một tình huống đột phá xảy ra.

Sở dĩ nó có cái tên là mô hình nến do dự là vì khi nó hình thành, trader không nên vào lệnh mà cần phải đợi thị trường có còn biến động mạnh mẽ hay không. Ví dụ, nếu nến hình thành các cây nến do dự liên tục ở phạm vi kháng cự mạnh thì xu hướng có thể đảo chiều. Lúc này, để chắc chắn về xu hướng thì trader nên đợi sự xuất hiện của 1 cây nến nữa.

Đọc mô hình nến con xoay (Spinning Top)

Ảnh mô hình nến con xoay (Spinning Top) với cặp tiền USD/JPY
Ảnh mô hình nến con xoay (Spinning Top) với cặp tiền USD/JPY

Mô hình nến con xoáy có một thân nến nhỏ và 2 bóng dài. Thường thì 2 bóng dài này đối xứng nhau tạo ra hình con xoay. Mô hình nến này cho thấy một thị trường tăng hoặc giảm.

Mô hình này hình thành ở xu hướng ổn định và không cho thấy lợi thế của bên nào, bên mua đang đẩy giá lên còn bên bán thì đẩy giá xuống. Sau đó, giá đóng cửa sẽ gần phạm vi giá mở cửa.

Chính vì sự do dự này mà có thể cho thấy tín hiệu thị trường đang yếu dần và có thể sideway. Thế nhưng, mô hình này cũng cho thấy sự đảo chiều xu hướng nếu nó xuất hiện ở đường hỗ trợ và kháng cự mạnh mẽ.

Cách đọc biểu đồ nến Nhật chuyên nghiệp như một chuyên gia thực thụ

Kinh nghiệm đọc biểu đồ nến trong forex
Kinh nghiệm đọc biểu đồ nến trong forex

Bước 1: Nhận biết xu hướng trong biểu đồ nến

Cách cơ bản để nhận biết xu hướng là sử dụng 1 trong các phương án sau:

Áp dụng lý thuyết Dow để nhận biết xu hướng

Mặc dù lý thuyết Dow vẫn nhận được các ý kiến trái chiều nhưng lý thuyết này vẫn là xuất phát điểm của các phương pháp phân tích kỹ thuật. Và trader có thể tận dụng lý thuyết Dow để phân tích thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

Dựa trên lý thuyết này, thị trường sẽ gồm 3 xu hướng:

  • Xu hướng cấp độ 1 (Xu hướng chính)
  • Xu hướng cấp độ 2 (Xu hướng phụ)
  • Xu hướng nằm ngang (Sideway)

Khi nghiên cứu dựa vào mẫu hình, trader chỉ cần quan tâm đến xu hướng 1 và 2. Bởi xu hướng sideway cũng được xem là xu hướng 2 và cũng không thể đưa ra quyết định vào lệnh ngay thời điểm này.

Căn cứ vào nguyên tắc lý thuyết Dow, nhà giao dịch sẽ vào lệnh trong xu hướng 1 tức xu hướng chính. Bất kể là xu hướng tăng hay giảm, bạn chỉ cần giao dịch theo xu hướng diễn ra.

Khi thị trường ở xu hướng 1 là thị trường tăng giá, lúc này giá liên tục vượt qua các đỉnh, đáy trước đó để hình thành các đỉnh, đáy cao hơn. Vì thế, khi quan sát biểu đồ, trader nếu nhận thấy xu hướng tăng theo lý thuyết Dow thì cặp tiền phải hình thành đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước (HH) và tương tự đáy sau cũng cao hơn đáy trước (HL).

Minh họa áp dụng lý thuyết Dow cho cặp tiền GBP/JPY
Minh họa áp dụng lý thuyết Dow cho cặp tiền GBP/JPY

Với minh họa mẫu hình giá GBP/JPY bên trên, trader có thể thấy đáy cao hơn, đỉnh cao hơn liên tiếp từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 8 năm 2015. Cho thấy thị trường uptrend trong 3 năm.

Giống như vậy, nếu xu hướng cấp 1 cho thấy thị trường giảm, đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cũng thấp hơn đáy trước.

Với GBP/JPY trong 3 năm thị trường tăng, nó đã đảo chiều khi không thể củng cố đáy cao liên tục so với đáy trước, đỉnh cũng vậy. Cụ thể, cặp tiền tệ này đã đảo chiều thành xu hướng giảm và hình thành các đáy thấp hơn, đỉnh thấp hơn. (Ví dụ cụ thể hình bên dưới).

Minh họa thị trường giá giảm của cặp GBP/JPY
Minh họa thị trường giá giảm của cặp GBP/JPY

Qua đó, trader hoàn toàn có thể dựa vào lý thuyết Dow để nhận biết xu hướng, đồng thời chỉ vào lệnh khi xu hướng đang ở cấp 1 để hạn chế thua lỗ.

Tận dụng đường xu hướng để nhận biết thị trường

Đường xu hướng (Trendline) sẽ liên quan đến các phạm vi hỗ trợ và kháng cự nên chúng ta sẽ đi qua tìm hiểu 2 phạm vi này trước nhé.

Nói một cách cơ bản, đường kháng cự và hỗ trợ là những vùng tranh chấp của bên mua và bên bán. Vì thế cho nên giá của các phạm vi này sẽ không thể đi theo một đường thẳng, nó sẽ giống như những con sóng biển, thể hiện biến động tăng giảm. Bên cạnh đó, ở các khu vực tăng giảm sẽ hình thành nơi tranh chấp của bên mua và bán để nhận biết xu hướng tiếp theo sẽ tiếp diễn hay đảo hướng.

Đường trendline giúp xác định xu hướng rõ ràng
Đường trendline giúp xác định xu hướng rõ ràng

Cụ thể hơn, mức hỗ trợ là nơi bên bán đang nỗ lực để chiếm ưu thế và đẩy giá giảm nhưng bên bán kịp thời ngăn lại và đẩy giá lên thành công. Mức kháng cự là nơi bên mua đang nỗ lực để đẩy giá lên, nhưng bên bán đang chiếm ưu thế và đẩy giá xuống thành công. 

Phạm vi hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm quan trọng mà trader cần phải nắm để nhận biết xu hướng chính xác, vì khi các ngưỡng này bị phá vỡ sẽ cho thấy xu hướng đảo chiều. Cùng lúc đường kháng cự có thể trở thành đường hỗ trợ và ngược lại. Thị trường chính có thể bị phá vỡ nếu không thể giữ ổn định hoặc củng cố.

Minh họa những vùng kháng cự và hỗ trợ
Minh họa những vùng kháng cự và hỗ trợ

Khi xu hướng tăng xuất hiện cũng tức là phải có đường hỗ trợ cao hơn. Nhưng nếu một xu hướng giảm xuất hiện, đường kháng cự sẽ liên tiếp thấp hơn.

Minh họa sử dụng đường trendline
Minh họa sử dụng đường trendline

Với minh họa phía trên, bạn nhìn thấy có nhiều lần thử lại ở phạm vi hỗ trợ, lúc giá xuống mức 1306 nhiều lần cũng đã vươn lên. Thế nhưng sau đó giá ở phạm vi hỗ trợ đã bị phá vỡ, trở thành đường kháng cự tụt dốc từ 1306 về 1170 trong 3 tháng.

Tiếp theo, cùng tìm hiểu cách tận dụng đường xu hướng (trendline) để nhận biết thị trường nhé.

Bạn đã từng nghe qua câu: “trend is your friend” hay “xu hướng là bạn” trong giao dịch Forex chưa? Thực chất không phải tự nhiên mà có câu nói này, điều này được chứng minh qua việc kẻ đường trendline, đây là công cụ kỹ thuật hữu ích để các trader nhận biết thị trường ngoài lý thuyết Dow.

Tuy nhiên, để kẻ được đường xu hướng không phải là chuyện đơn giản và nó yêu cầu kinh nghiệm, tư duy của trader. Một điều quan trọng cần nắm nữa đó là giá sẽ không có chuyện đi theo 1 đường thẳng mà nó sẽ chuyển động như 1 cơn sóng, lúc tăng lúc giảm và tạo thành xu hướng chính.

Để kẻ đường được xu hướng, cách dễ nhất chính là xác định 2 đỉnh chính và nối chúng lại, hoặc nối 2 đáy chính lại với nhau. Chúng ta có thể nhìn vào minh họa dưới đây để hiểu hơn về phương pháp này nhé.

  • Ở xu hướng thị trường tăng, đường xu hướng sẽ là đường kết nối đáy, tối thiểu 2 đáy để kẻ được đường trendline nhưng cần tối thiểu 3 đáy để nhận biết xu hướng thị trường.
Cần 3 đáy để xác định thị trường
Cần 3 đáy để xác định thị trường
  • Ở xu hướng thị trường giảm, đường xu hướng nối các đỉnh với nhau. Cần tối thiểu 2 đỉnh để vẽ đường xu hướng nhưng phải có tối thiểu 3 đỉnh để nhận biết xu hướng thị trường.
Cần 3 đỉnh để nhận biết xu hướng
Cần 3 đỉnh để nhận biết xu hướng

Qua đó, bạn có thể thấy giá chuyển động giống như những con sóng, và ở minh họa bên trên, giá đang thể hiện xu hướng giảm nên những đường sóng dần dần đi xuống dưới.

Và đối với một xu hướng dài hạn, ta sẽ nhìn thấy các đợt biến động ngắn hạn, toàn bộ những gì diễn ra trong thời điểm này được gọi là giai đoạn điều chỉnh. Vì vậy, việc nhận biết một xu hướng chính xác sẽ giúp bạn vững tin với các quyết định của mình. Ví dụ khi bạn vào vị thế bán EUR/USD nhưng thấy nó đang tăng thì cũng sẽ không do dự. Thế nhưng hãy lựa chọn entry point thích hợp để có được mức giá lý tưởng nhé.

Sử dụng đường trung bình động EMA để nhận biết xu hướng

EMA thuộc đường trung bình động MA (tên đầy đủ là Moving Average), một loại cản giúp làm giá mượt hơn.

Cụ thể MA gồm có 2 loại:

  • EMA (Đường trung bình động lũy thừa)
  • SMA (Đường trung bình động đơn giản)

Trong đó, giữa EMA và SMA thì EMA sẽ phản ứng lại với giá nhanh hơn. Nguyên nhân là do EMA được tích hợp các trọng số của các phiên giao dịch gần nhất để tính toán và tìm ra hạn chế về độ trễ giá. Vì vậy, EMA được các nhà giao dịch ưa chuộng hơn để có thể tiếp cận với thị trường gần hơn.

Vì tính chất của EMA là một đường trung bình động, nó sẽ là 1 cản động chứ không phải là cản tĩnh như các phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ. EMA sẽ bám vào giá để biến động.

Để tính EMA bạn lấy giá trị trung bình của 1 khối lượng phiên giao dịch cụ thể, ví dụ MA40 thì lấy giá trị trung bình là 40 thuộc phiên giao dịch. Có thể giải thích vì nó là động nên chúng ta tính như trên, vì thế đường EMA sẽ có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của trader. Đường MA càng nhỏ ví dụ như MA 10 thì sẽ bám giá sát sao hơn so với MA200. Tuy nhiên, đường MA càng lớn thì càng tăng độ đúng.

Vì vậy để sử dụng MA chính xác, nhà giao dịch cần tối thiểu 2 đường bao gồm 1 MA lớn và 1 MA nhỏ để tiếp cận thị trường chính xác hơn.

Nhận biết thị trường theo đường trung bình động EMA bằng cách: khi giá ở dưới đường MA sẽ cho thấy xu hướng giảm. Ngược lại, giá ở trên đường MA cho thấy xu hướng tăng. Trader có thể sử dụng MA hiệu quả hơn khi áp dụng với các khung thời gian lớn H1, H4 hoặc D1.

Sau đây là một minh họa sử dụng đường EMA để bạn nắm rõ hơn:

Đường EMA giúp xác định xu hướng thị trường
Đường EMA giúp xác định xu hướng thị trường

Ở minh họa trên sử dụng EMA trên biểu đồ cặp tiền EUR/USD, ta thấy giá của nó đang ở dưới EMA 200 kể từ tháng 5/2019 đến hết tháng 2/2020. Căn cứ vào điều này, ta biết được EUR đã giảm liên tiếp, giá khi phá vỡ EMA 200 lại tụt dốc xuống chứ không lên được.

Tận dụng Kênh giá song song để nhận biết thị trường

Tính chất của Kênh giá là vẫn hình thành các đường xu hướng. Thế nhưng vì tên của nó là Kênh nên chúng sẽ được hình thành khi có 2 đường thẳng song song. 

Kênh giá hướng lên thể hiện một xu hướng thị trường tăng. Hoặc để tạo ra một Kênh tăng thì bạn cần kẻ 1 đường song song với đường xu hướng tăng và để chúng chạm nhiều đỉnh nhất.

Giống như vậy với một xu hướng giảm, kênh giá phải hướng xuống. Hoặc bạn cũng có thể vẽ 1 đường song song với đường trendline giảm và để chúng chạm đỉnh nhiều nhất.

Minh họa sử dụng Kênh giá
Minh họa sử dụng Kênh giá

Bước 2: Thông qua biểu đồ nến để nhận biết sức khỏe xu hướng

Khi đã nhận biết được xu hướng chính đang tăng hay giảm thông qua biểu đồ, chúng ta cần xác định sức khỏe thị trường, tức xu hướng đang mạnh mẽ hay suy yếu. Điều này hết sức quan trọng để trader có thể có những quyết định vào lệnh hay thoát lệnh đúng đắn, liệu nên tiếp tục tham gia hay đứng ngoài quan sát.

Đặc biệt đối với những nhà giao dịch mới tham gia sẽ thường có thói quen trading ở cuối phiên 1 xu hướng chính. Tức là khi xu hướng đã thể hiện rõ ràng, nó đang dần yếu đi và ngay cả khi các nhà tạo lập thị trường đã thoát lệnh từ lâu, họ mới vào lệnh. Điều này dẫn đến trường hợp mua ở đỉnh, bán ở đáy, bắt dao rơi,…

Nếu muốn không để mình phải rơi vào những sai lầm này, bạn có thể sử dụng những công cụ kỹ thuật sau để nhận biết tình trạng xu hướng nhé.

Sóng Elliott

Sóng Elliott có mối liên hệ chặt chẽ với lý thuyết Dow, vì vậy nếu bạn nắm được lý thuyết Dow, bạn sẽ biết đếm sóng Elliott. Trong tổng 5 sóng Elliott sẽ gồm ba sóng chủ tăng là sóng 1, 3 và 5, hai sóng điều chỉnh là sóng 2 và 4, trong đó sóng 3 sẽ dài nhất. Đây là thời điểm mà các trader cần quan tâm đến cặp tỷ giá, sản phẩm hay hàng hóa đầu tư và tin chắc rằng chúng có tương lai được mua vào rất nhiều. Lúc này, giá của những kênh đầu tư này tăng nhanh hay có thể phá vỡ ngưỡng cao nhất của điểm dừng sóng 1.

Mô hình nến đảo chiều

Khi ở trên thị trường khá lâu, bạn sẽ thấy biểu đồ phân tích gồm có 3 dạng chính: biểu đồ tiếp diễn, biểu đồ đảo chiều và biểu đồ nằm ngang. Khi đã nhận biết xu hướng rõ ràng, bạn có thể dựa vào các biểu đồ trong những khung giờ khác nhau, sử dụng mẫu hình nến đảo chiều để xác định entry point, điểm thoát lệnh. Đây là một phương pháp hiệu quả được nhiều nhà giao dịch sử dụng.

Trên thực tế, hình thức này nổi tiếng được dùng để xác định xu hướng đảo chiều. Đặc biệt với các bạn vừa mới bắt đầu tham gia giao dịch ngoại hối, hãy nắm rõ các kiến thức về mô hình nến đảo chiều trước tiên. Vì cách này rất dễ và hữu ích, bạn chỉ cần sử dụng thêm đường xu hướng hoặc EMA là có thể trading, cụ thể là biết được vào lệnh, thoát lệnh khi nào.

Mẫu hình nến đảo chiều là một công cụ kỹ thuật hiệu quả cho trader
Mẫu hình nến đảo chiều là một công cụ kỹ thuật hiệu quả cho trader

Mô hình giá

Mô hình giá bao gồm 2 dạng chính:

Những mẫu hình này là chìa khóa chính trong phân tích kỹ thuật, sau mô hình nến đảo chiều thì chúng ta cần nắm được kiến thức về mô hình giá.

Đồng thời, hãy chú ý đến các mô hình 3 đỉnh, 3 đáy và vai đầu vai. Một sự trùng hợp đặc biệt trong các mô hình phân tích kỹ thuật hữu ích là chúng đều là con số 3 và khi hội tụ đủ, xu hướng sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngay cả đến các mẫu hình nến đảo chiều cũng áp dụng điều này. Thay vì những mô hình 2 hay 1 nến, mô hình 3 nến sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Quay trở lại với mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều, chúng chỉ phát huy khả năng khi trước đó đã hình thành một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng. Vì phải có xu hướng cụ thể thì mới tạo ra được xu hướng đảo chiều. Điều này cũng chứng minh cho việc xác định thị trường trong giao dịch ngoại hối là rất quan trọng.

Và với những mô hình mà chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp dưới đây, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ để quyết định vào lệnh, thoát lệnh hợp lý nhé. Mặc dù ban đầu nhìn có vẻ phức tạp để xác định được loại mô hình, nhưng nếu chăm chỉ, về lâu thì bạn sẽ chỉ cần nhìn sơ qua là xác định được.

Mô hình tiếp diễn
Tổng hợp những mô hình tiếp diễn thường gặp trong Forex
Tổng hợp những mô hình tiếp diễn thường gặp trong Forex
Mô hình đảo chiều
Minh họa các mô hình đảo chiều
Minh họa các mô hình đảo chiều

Chú ý: ngoài 2 mô hình trên, chúng ta còn 1 loại mô hình khác gọi là mô hình 2 bên. Tức là mô hình phá cạnh nào thì sẽ thiết lập lệnh theo cạnh đó (Minh họa ví dụ bên dưới).

Minh họa mô hình 2 bên
Minh họa mô hình 2 bên
Minh họa mô hình cái cốc và tay cầm
Minh họa mô hình cái cốc và tay cầm

Trên đây là minh họa về mô hình  cái cốc và tay cầm của vàng (ngay cả phần tay cầm cũng tạo nên 1 mô hình nêm tăng mạnh khi giá vàng phá cạnh nêm tăng). Bên cạnh đó, khi giá phá vỡ đường viền cổ neckline bên trên, vàng đã tăng từ 1300 lên trên 1600 trong thời gian mới đây.

Các chỉ báo như: RSI, MACD, Stoch, CCI…

Nếu giá đã tăng hoặc giảm quá nhiều, trader thường sẽ đặt câu hỏi liệu giá sẽ tăng hay giảm nữa hay không. Ngoài áp dụng cách đọc biểu đồ nến và sử dụng nó trong giao dịch thì bạn vẫn có thể dùng đến các chỉ báo động lượng (momentum) để đo lường giá trị và so sánh cùng với giá ở khoảng thời gian mong muốn. Với chức năng của những chỉ báo này, bạn sẽ biết được giá sẽ biến động tăng hay giảm, mạnh hay yếu. Sau đó, trader sẽ xác định được đà giá và đưa ra quyết định có nên vào lệnh không.

Và một trong những chỉ báo động lượng chúng tôi muốn khuyến khích các bạn dùng đó là RSIMACD để nhận biết phạm vi phân kỳ và hội tụ. Đây cũng là 2 chỉ báo động lượng được sử dụng nhiều nhất do tính hiệu quả của nó.

Trường hợp giá đã phân kỳ tức là giá đỉnh cao hơn (HH), tuy nhiên các chỉ báo kỹ thuật lại hình thành 1 đỉnh thấp hơn (LH).

Sử dụng các Momentum Indicator để vào lệnh hợp lý
Sử dụng các Momentum Indicator để vào lệnh hợp lý

Có thể thấy giá không thể vượt qua đỉnh trước đó để tạo nên các đỉnh mới, cũng có nghĩa là người mua đã không còn muốn tham gia để đẩy giá cao lên nữa. Qua đó, phân kỳ hình thành và giá có thể sẽ đảo chiều và giảm đi.

Thế nhưng không có sự chắc chắn ở đây, bạn cần phải theo dõi thị trường và sử dụng thêm một vài phương pháp khác như mô hình nến đảo chiều để tăng dự đoán. Thường khi giá tạo thành phân kỳ, chúng ta nên theo dõi rồi hãy vào lệnh. Bởi vì có nhiều tình huống giá phân kỳ nhưng vẫn liên tiếp phá vỡ đỉnh trước đó và tiếp tục tăng.

Với minh họa bên trên, giá đã phân kỳ nhưng đỉnh vẫn cao trong khung nến ngày. Sau đó giá đóng nến bằng 2 cây Pin Bar, thể hiện tâm lý thị trường do dự. Kết hợp với vùng phân kỳ nên giá đã giảm sâu.

Giống như vậy, vùng hội tụ tức là giá hình thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo lại thể hiện đáy cao hơn. Đồng nghĩa bên bán đã không còn cố gắng đẩy giá xuống thấp nữa.

Các tín hiệu phân kỳ và hội tụ về cơ bản giúp trader xác định xu hướng giá đảo chiều. Nhà giao dịch lúc này cần theo dõi và kết hợp thêm các yếu tố khác để chắc chắn về quyết định vào lệnh của mình. Trader hãy chú ý vấn đề này, đó là đừng chỉ căn cứ  vào việc phân kỳ hình thành mà vào lệnh bán hay thấy hội tụ đã vào lệnh mua.

Nhà giao dịch cần hiểu rằng, phân kỳ còn sẽ được chia ra là phân kỳ thông thường và phân kỳ ẩn. Tuy nhiên, để không quá khó khăn cho các bạn vừa mới tham gia, khái niệm về phân kỳ và hội tụ dễ hiểu nhất là đường giá và chỉ báo sẽ chạy theo 2 chiều khác nhau.

Đối với nhận biết phân kỳ và hội tụ, bạn có thể dùng đến RSI, MACD, CCI hoặc Stoch. Các chỉ báo này có những đặc điểm riêng nên hãy tìm hiểu trước khi sử dụng bạn nhé.

Bước 3: Xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời hợp lý

Khi đã nhận biết được xu hướng thị trường, tình trạng xu hướng thông qua biểu đồ, chúng ta cần xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời hiệu quả.

Để có được một điểm cắt lỗ, chốt lời lý tưởng không phải là một điều dễ dàng. Kể cả một trader có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể không thực hiện điều này một cách hiệu quả như mong muốn.

Ngoài các phương pháp phân tích kỹ thuật bên trên hay chốt lời ở đường kháng cự và hỗ trợ, trader có thể dùng đến tỷ lệ Fibonacci để xác định điểm take profit.

Thực tế, Fibonacci là một công cụ được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực do tính hữu ích của nó. Trong giao dịch Forex, chúng ta có 2 loại Fibonacci:

Việc vẽ Fibonacci phần lớn để xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ phân chia theo tỷ lệ Fibonacci. Vì vậy bạn có thể sử dụng những vùng này để vào lệnh hoặc thoát lệnh.

Bên cạnh đó, đối với xác định điểm cắt lỗ, bạn có thể dựa theo các cách đọc biểu đồ nến Nhật bên trên để phân tích và đưa ra quyết định.

Tóm lại, để giao dịch hiệu quả cùng biểu đồ, trader cần:

  • Xác định xu hướng (Đây là điều cốt lõi) thông qua đường MA, đường xu hướng.
  • Xác định điểm vào lệnh dựa vào đường trendline nếu giá phá vỡ các cản. Hoặc bạn cũng có thể dùng các mẫu hình nến đảo chiều để tìm entry point.
  • Điểm cắt lỗ sẽ gần với ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nhất hoặc nằm xa nến đảo chiều 1-2 pip.
  • Điểm chốt lời nằm ở ngưỡng hỗ trợ và kháng cự hoặc tỷ lệ Fibonacci.

Với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi gần như đã gói gọn tất cả những gì bạn cần làm để tham gia vào thị trường Forex. Một trong những điều quan trọng nhất đó là biết cách đọc biểu đồ nến Nhật. Tuy bài viết hơi dài nhưng toàn bộ nội dung đều rất hữu ích cho nhà giao dịch. Trader Forex hy vọng bạn sẽ nghiên cứu thật kỹ để có thể áp dụng chính xác vào quá trình giao dịch của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời