fbpx

Top các chỉ báo khối lượng hiệu quả và phổ biến trong Forex

Các chỉ báo khối lượng giao dịch được áp dụng rất nhiều trong Forex. Đặc biệt, những chỉ báo khối lượng giao dịch TradingView, hay trên các nền tảng khác đều sẽ được tích hợp sẵn với hướng dẫn sử dụng chi tiết. Nhờ vào đó, trader sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong việc xác định xu hướng thị trường, cách vào và thoát lệnh với độ chính xác vô cùng cao. Chính vì vậy, bài viết của Traderforex sẽ chia sẻ chi tiết đến các trader về các chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex phổ biến sau đây.

Chỉ báo khối lượng trong giao dịch Forex

Chắc hẳn nhiều trader cũng biết được rằng Forex là một thị trường phi tập trung không có tổ chức quản lý chung và có quy mô rộng lớn toàn cầu. Trên toàn thế giới, các sàn giao dịch Forex hoạt động rải rác và riêng biệt cho nên rất khó để thống kê được khối lượng giao dịch cũng như tổng lượng tiền đã được đầu tư vào thị trường này.

Tìm hiểu các chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex
Tìm hiểu các chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex

Với tính chất này, trong thị trường Forex, việc đo lượng khối lượng sẽ được thực hiện thông qua cách thức đến các bước đi chuyển động của giá mà theo thuật ngữ chuyên ngành gọi là Tick Volume. Chỉ số khối lượng giao dịch thực chất ở những sàn Forex sẽ là số lần mà giá biến động ở trong một khoảng thời gian nhất định đang xét. Chẳng hạn trong vòng 15 phút, giá có sự thay đổi 15 lần thì tức trong 15 phút đó sẽ có khối lượng là 15.

Khối lượng giao dịch trong Forex được thể hiện qua rất nhiều các chỉ báo khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào mỗi phong cách và chiến lược giao dịch của mỗi trader. Các chỉ báo về khối lượng Forex mặc dù đều nói về khối lượng giao dịch của thị trường, thế nhưng mặc khác lại có ý nghĩa, hình thức và cách sử dụng riêng.

Top các chỉ báo về khối lượng giao dịch trong Forex hiệu quả và phổ biến nhất

Chỉ báo Volume

Tìm hiểu về chỉ báo Volume
Tìm hiểu về chỉ báo Volume

Volume là một chỉ báo khối lượng phổ biến hiện nay. Trong Forex, chỉ báo này đơn thuần chính là thống kê Tick Volume. Đây chính là một chỉ báo cơ bản cũng như là cơ sở để giúp các chỉ báo khác phát triển.

Chẳng hạn như chỉ báo Accumulation/Distribution (AD) – Chỉ báo Tích lũy/Phân phối sẽ bao gồm cả khối lượng giao dịch và là một thành phần quan trọng không thể thiếu của những tham số cơ bản.

Chỉ báo OBV – On Balance Volume

Chỉ báo OBV đã được Joe Granville phát triển và sử dụng vào việc phát hiện khối lượng dựa theo xu hướng tăng hay xu hướng giảm. Chỉ báo khối lượng giao dịch này được các trader sử dụng vô cùng phổ biến và cũng là một trong số các chỉ báo dự đoán về tương lai hiệu quả.

Trong Forex, On Balance Volume sẽ được tính toán dựa vào OBV của phiên giao dịch trước đó và phụ thuộc vào giá của phiên này là giảm hay tăng. Nếu như giá giảm, OBV sẽ bị trừ đi khối lượng giao dịch ở trong phiên. Sau đó, tổng số sẽ thể hiện lên quan điểm cảm tính chung của thị trường.

Chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex OBV này sẽ có công thức tính như sau:

Công thức tính chỉ báo On Balance Volume
Công thức tính chỉ báo On Balance Volume

Chỉ báo OBV sẽ tương tự chỉ báo Tích lũy/Phân phối AD ở chỗ đó là đều dự đoán sự chuyển động của thị trường nhờ vào việc sử dụng khối lượng giao dịch Forex.

Chỉ báo OBV có hạn chế gì?

Trong các chỉ báo khối lượng giao dịch Forex, OBV được biết đến là một chỉ số dự báo của thị trường. Nó có khả năng đưa ra các dự đoán trong tương lai về xu hướng của thị trường. Tuy nhiên trong thực tế rất khó để biết chắc được thị trường liệu rằng có đi theo những tín hiệu đã được OBV cung cấp hay không.

Chỉ báo này rất dễ dàng tạo ra các tín hiệu sai. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này trader có sử dụng kết hợp cùng những chỉ báo trễ hơn, chẳng hạn như đường trung bình động.

Một điều mà trader cần lưu ý đến nữa khi sử dụng chỉ báo On Balance Volume này nữa đó chính là khối lượng trong một ngày tăng đột biến có khả năng sẽ khiến cho chỉ báo mất rất nhiều thời gian để có thể cân bằng lại. Ví dụ như một khối lượng giao dịch lớn của một tổ chức lớn hoặc một tin tức bất ngờ đã có thể khiến cho chỉ báo giảm mạnh hoặc tăng đột biến. Tuy nhiên, khối lượng gia tăng đột biến đôi khi lại không phải là một dấu hiệu của xu hướng.

Chỉ số dòng tiền – Money Flow Index (MFI)

Chỉ số Money Flow Index sẽ thể hiện cho trader thấy được dòng tiền tham gia vào thị trường như thế nào chỉ với một vài tính toán. Chỉ số này là một bộ dao động nằm ở trong khoảng từ 0 cho đến 100 và sẽ được sử dụng phần lớn vào việc xác định mức độ quá bán và quá mua trên thị trường.

Chỉ số dòng tiền MFI sẽ gồm có 4 bước tính toán như sau:

  • TP = (H+L+C)/3
  • MF = TP*Volume
  • MR = Sum (MF+)/Sum (MF-)
  • MFI = 100 – (100/(1 + MR))

Trong đó sẽ cụ thể đó là:

  • TP: Typical Price, được gọi là giá tiêu biểu.
  • H: High, được gọi là mức giá cao nhất ở hiện tại.
  • L: Low, mức giá thấp nhất ở hiện tại.
  • C: Close, mức giá đóng cửa.
  • MF: Money Flow, được gọi là dòng tiền. MF > 0 nếu như TP hiện tại lớn hơn TP ở trước đó (MF+). Điều ngược lại diễn ra sẽ là âm (MF-).
  • Volume: Được gọi là khối lượng.
  • MR: Money Ratio, tức chỉ số tiền.
  • Sum: Tổng cộng.
  • MFI: Money Flow Index, là chỉ số dòng tiền.

MFI là chỉ báo khối lượng giao dịch được sử dụng để giúp trader đo lượng “sự nhiệt tình” của thị trường đang diễn ra như thế nào. Hay hiểu theo cách khác, chỉ số này sẽ thể hiện khối lượng giao dịch của tài sản là nhiều hay ít.

Nếu như giá trị nằm ở mức 80 trở lên thì sẽ được gọi là quá mua, còn thấp hơn 20 được gọi là quá bán. Sự khác biệt giữa đường giá và đường MFI sẽ được sử dụng trong việc phát hiện ra phân kỳ. Chẳng hạn nếu như giá tăng hình thành đỉnh mới, nhưng đỉnh của MFI lại thấp hơn so với đỉnh ở trước đó thì điều này chứng tỏ lực tăng yếu và có thể đảo chiều.

Chỉ số dòng tiền MFI với phát hiện phân kỳ
Chỉ số dòng tiền MFI với phát hiện phân kỳ

So với chỉ số RSI thì MFI cũng được xây dựng tương tự như vậy. Tuy nhiên chỉ báo MFI lại được tính toán và đo đạc bằng khối lượng, còn chỉ số RSI sẽ sử dụng đến biên độ thay đổi giá.

Chỉ số Market Facilitation Index – MFI

Chỉ số Market Facilitation Index được trader Bill Williams phát triển có tên gọi thân quen là chỉ báo tạo động lực thị trường và cũng dựa vào khối lượng giao dịch. Bởi vì có tên viết tắt giống nhau cho nên trader cần lưu lý tránh nhầm lẫn với chỉ số dòng tiền vừa được chia sẻ nhé.

Market Facilitation Index được sử dụng để giúp trader đo lượng được mức độ thay đổi giá của tài sản là mạnh hay yếu ở trong một khoảng thời gian xác định. Không những thế, chỉ số này sẽ hỗ trợ trader rất nhiều trong việc nhận biết một xu hướng mới hình thành và chuẩn bị bắt đầu hoặc khi thị trường có xu hướng đi ngang sideway.

Cách tính chỉ số MFI như sau:

MFI = (Mức giá cao nhất – Mức giá thấp nhất) / khối lượng giao dịch

Mặc dù công thức này nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên khi kết hợp cùng với khối lượng giao dịch khác thì nó sẽ đem đến rất nhiều ý nghĩa và lợi ích trong nhận biết xu hướng thị trường. Khi kết hợp dựa trên khối lượng giao dịch và MFI sẽ có 4 cách khác nhau đó là:

Chỉ báo Market Facilitation Index trong Forex
Chỉ báo Market Facilitation Index trong Forex

Ý nghĩa của các cột màu sẽ được giải thích chi tiết dưới đây:

Ý nghĩa của những cột màu trên biểu đồ
Ý nghĩa của những cột màu trên biểu đồ
  • Cột màu xanh lá cây: Thể hiện về sự tiếp tục của một xu hướng mạnh mẽ.
  • Cột màu nâu: Thể hiện lên sức mạnh của xu hướng có khả năng đã kết thúc.
  • Cột màu xanh biển: Sẽ xuất hiện khi thị trường đột biến gia tăng theo một hướng và gây nhầm lẫn thường xuyên về sự hình thành của xu hướng. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy trường hợp này lại nói về chuyển động yếu, không được khối lượng giao dịch hỗ trợ và bởi vì mức kỳ vọng được tạo ra bởi một lượng nhỏ người tham gia đã làm cho giá chỉ di chuyển theo quán tính. Khi đó, khả năng của thị trường sẽ xuất hiện tình trạng các trader giao dịch hoặc “cá mập can thiệp.
  • Cột màu hồng: Khi một xu hướng gần kết thúc lại xuất hiện nhiều cột màu hồng thì chứng tỏ thị trường đang có sự giằng co ở giữa hai phe bán và mua. Đồng thời khi đó khối lượng giao dịch rất nhiều tuy nhiên giá lại không thay đổi, thị trường đi theo sideway.

Chỉ báo Volume RSI – VRSI

So với chỉ báo RSI thì chỉ báo Volume RSI cũng tương tự như vậy ngoại trừ trong công thức tính toán Volume RSI sẽ sử dụng đến khối lượng giảm và tăng bởi vì các sự thay đổi về giá.

Thông thường, RSI sẽ dao động ở xung quanh đường trung tâm 50% ở phạm vi từ 0 cho đến 100%.

Một trong số cách sử dụng chỉ báo Volume RSI chính là thực hiện giao dịch dựa vào các tín hiệu được hình thành ở trên các điểm giao dịch và các mối tương quan giữa đường Volume RSI và đường 50% (đường trung tâm).

  • Khi chỉ số VRSI của khối lượng nằm trên mức 50% thì đây chính là dấu hiệu tăng giá và thể hiện rằng khối lượng đăng so với khối lượng giảm đang chiếm ưu thế.
  • Khi chỉ số VRSI của khối lượng nằm ở bên dưới mức 50% thì đây là dấu hiệu giá giảm và khối lượng giảm cũng đang ưu thế trên thị trường so với khối lượng tăng.

Vì vậy, trader nên mua khi nhận thấy chỉ báo có sự di chuyển ở trên đường 50% từ bên dưới và khi chỉ báo giảm xuống ở bên dưới đường 50% theo hướng từ trên xuống thì nên tiến hành bán. Chẳng hạn như ví dụ minh họa của biểu đồ Bharat Heavy Electronics Ltd theo ngày dưới đây.

Hướng dẫn giao dịch đơn giản cùng chỉ báo Volume RSI
Hướng dẫn giao dịch đơn giản cùng chỉ báo Volume RSI

Chỉ báo Chaikin Money Flow – Dòng tiền Chaikin CMF

Một trong số các chỉ báo khối lượng giao dịch TradingView cũng như Forex mà trader cần biết nữa đó chính là chỉ báo dòng tiền Chaikin – Chaikin Money Flow. Chỉ báo này sẽ hỗ trợ trader đo lường được khối lượng của dòng tiền ở một khoảng thời gian nhất định.

Cách tính toán của chỉ báo Chaikin Money Flow sẽ được dựa vào khối lượng dòng tiền ở trong một khoảng thời gian nhất định ở trong quá khứ, thông thường sẽ là từ 20 ngày cho đến 21 ngày. Giống như một bộ dao động, chỉ báo này sẽ dao động ở dưới hoặc trên đường 0.

Đối với chỉ báo dòng tiền Chaikin, sự tích lũy sẽ được diễn ra nhiều hơn nếu như giá đóng cửa ở gần đỉnh. Và khi giá đóng cửa ở vị trí gần với khu vực đáy thì quá trình phân phối cũng sẽ được diễn ra nhiều hơn.

  • Giá trị Chaikin Money Flow nằm trên đường 0 thể hiện sức mạnh trên thị trường, tức là giá tăng. Trong khi đó, giá trị nằm ở bên dưới đường 0 sẽ báo hiệu về một sự suy yếu ở trên thị trường, tức là giá giảm.
  • Trader nên chờ đợi cho đến khi CMF xác nhận về hướng đột giá của hành động giá. Chẳng hạn nếu như giá vượt lên ngưỡng kháng cự thì trader nên chờ CMF > 0 thì hãy xác nhận hướng đột phá.
  • Đối với tín hiệu bán, trader sẽ dựa theo CMF xảy ra khi mà giá hình thành nên đỉnh cao hơn nằm ở trong vùng quá mua. Còn phân kỳ âm sẽ là khi CMF phân kỳ cùng với đỉnh thấp hơn.
  • Còn đối với tín hiệu mua CMF thì sẽ diễn ra điều ngược lại. Tức là nó sẽ xuất hiện khi giá hình thành đáy thấp hơn, tuy nhiên CMF phân kỳ ở mức đáy cao hơn và đây là trường hợp phân kỳ dương.
Ví dụ về việc giá giảm xuống khi CMF xảy ra phân kỳ giảm
Ví dụ về việc giá giảm xuống khi CMF xảy ra phân kỳ giảm

Chỉ báo Accumulation/Distribution

Trong các chỉ báo khối lượng hiện nay, Accumulation/Distribution chính là chỉ báo tích lũy và phân phối nổi bật nhất. Đây là một công cụ có thể giúp trader xác định tình trạng tích lũy và phân phối một cách dễ dàng của các khối lượng giao dịch. Trong đó,

  • Accumulation – Tích lũy: Khối lượng giao dịch được cho là tích lũy khi giá đóng cửa ở thời điểm hiện tại có hơn so với mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch dịch ngày trước đó. Điều này cũng đã giải thích cho việc giá được lái lên cao hơn để bán ra. Hệ số A/D càng lớn thì khối lượng cũng sẽ càng lớn và giá sẽ có biến động càng cao.
  • Distribution – Phân phối: Khối lượng giao dịch được xem là phân phối nếu như giá đóng cửa ở hiện tại ở mức thấp hơn so với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày trước. Điều này giải thích cho hành động giá thị trường bị kéo thấp xuống để mua vào. Các trader đã tận dụng chỉ báo khối lượng giao dịch này một cách tối đa để mua hàng.

Chỉ báo A/D sẽ có công thức tính toán như sau:

A/D = [(Pclose – Pmin) – (Pmax – Pclose)] x V / (Pmax – Pmin)

Trong đó:

  • A/D: Là khối lượng dòng tiền luân chuyển.
  • Pclose: Là mức giá đóng cửa.
  • Pmin: Giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
  • Pmax: Giá cao nhất ở phiên giao dịch.
  • V: Khối lượng giao dịch.

Nếu như muốn nhận diện đường A/D một cách dễ dàng ở trên biểu đồ, trader cần dựa vào xu hướng giá và khối lượng giao dịch Volume.

Tìm hiểu đôi nét về Chỉ báo Accumulation/Distribution
Tìm hiểu đôi nét về Chỉ báo Accumulation/Distribution

Khi giao dịch, sẽ có hai cách để sử dụng chỉ báo Accumulation/Distribution như sau:

  • Củng cố trạng thái xu hướng giá.
  • Dựa vào chỉ số A/D cao, trạng thái tích lũy (mua) đã gia tăng lên dẫn đến xu hướng tăng xuất hiện. Các trader lúc này nên tiến hành vào lệnh Buy.
  • Ngược lại khi chỉ số A/D giảm, xu hướng giảm xuất hiện khi trạng thái tích lũy (giảm) có sự tăng dần lên. Từ đó, trader nên vào lệnh Sell.
  • Xác định biến động giá của thị trường thông qua tín hiệu phân kỳ của A/D.
  • Trong một xu hướng tăng, giá di chuyển và xảy ra phân kỳ âm sẽ tạo ra tín hiệu đảo chiều. Ngược lại, khi giá di chuyển dựa theo xu hướng giảm giá thì tín hiệu chắc chắn sẽ là một sự giảm giá, giá vẫn sẽ tiếp tục ở xu hướng hiện tại. Trong cả hai trường hợp này, trader đều có thể lựa chọn lệnh Sell để vào lệnh.
  • Khi đồ thị có sự xuất hiện của phân kỳ dương và giá giảm thì khả năng cao xu hướng sẽ đảo chiều. Ngược lại nếu như giá tăng và có phân kỳ dương thì đây sẽ là báo hiệu về tiếp diễn xu hướng giá trong tương lai. Khi đó trader vào lệnh Buy đối với cả hai trường hợp này.

Chỉ báo Cumulative Delta

Một loại chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex nổi bật nữa mà trader cần biết đến đó chính là chỉ báo Cumulative Delta. Đây là chỉ báo khối lượng đo lường khối lượng thanh khoản của một loại tài sản.

Với chỉ báo Cumulative Delta này, nó sẽ phân tích về khối lượng giao dịch ở trên thị trường cũng như chia thành hai phần chính là khối lượng người bán và khối lượng người mua. Từ đó, dựa vào đây sẽ tính toán đến độ chênh lệch (tích lũy).

Đặc điểm và cách sử dụng chỉ báo Cumulative Delta
Đặc điểm và cách sử dụng chỉ báo Cumulative Delta

Chỉ báo này sẽ có công thức tính như sau:

Độ chênh lệch (Tích lũy) = Khối lượng giao dịch mua vào (Tích lũy) – Khối lượng giao dịch bán ra (Tích lũy)

Dựa vào khung chat nhỏ nằm ở bên dưới của biểu đồ, chỉ báo khối lượng giao dịch Cumulative Delta sẽ có cách nhận diện cụ thể đó là:

  • Đối với phần đồ thị có màu xanh: Nó thể hiện khối lượng người mua và khối lượng người bán bằng nhau ở trong một khung thời gian cụ thể.
  • Đối với phần đồ thị có màu đỏ: Nó cho thấy khối lượng người bán trong mộ khung thời gian nhất định lớn hơn so với khối lượng người mua.

Khi giao dịch, chỉ báo Cumulative Delta sẽ được sử dụng bằng cách không mấy phức tạp gì cả. Trader đầu tiên cần đăng ký tài khoản sử dụng chỉ báo nâng cao của nền tảng mà mình giao dịch. Sau đó tìm kiếm cụm từ “BTC” và lựa chọn cặp giao dịch để tiến hành giao dịch theo thời gian.

Chỉ báo Total Power

Trong số các chỉ báo về khối lượng thì Total Power là chỉ báo được phát triển dựa vào 2 chỉ số cơ bản của MetaTrader đó là Bull Power và Bear Power.

Chỉ báo này sẽ tính toán số lượng các cột bearish và bullish ở một khung thời gian nhất định ở trong quá khứ cũng như sử dụng chính số liệu này vào việc tính toán tỷ lệ % của bull, bear và tổng cộng của cột ở hiện tại, tức là phần chênh lệch của bear và bull.

Chỉ báo Total Power có công thức như sau:

Tỷ lệ % của Bear/Bull hoặc Chênh lệch giữa Bear và Bull = Tổng số lượng các cột Bullish và Bearish (ở khung thời gian nhất định)/ Tổng số cột hiện tại.

Để có thể nhận diện được Total Power, trader chỉ cần dựa vào 3 đường sau đây trên biểu đồ:

  • Đường thể hiện về khối lượng giao dịch Bear Power.
  • Đường thể hiện về khối lượng giao dịch Bull Power.
  • Đường thể hiện về sự chênh lệch khối lượng giao dịch giữa Bull hoặc Bear.
Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Total Power
Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Total Power

Trong giao dịch Forex, chỉ báo Total Power sẽ được sử dụng như sau:

  • Cách vào lệnh: Chờ đợi đường Bull và đường tổng cộng (Total) chạm vào mức 1000 hoặc nếu là lệnh bán sẽ đường Bear. Sau đó điều lệnh Long, hoặc nếu như là đường Bear thì sẽ là lệnh Short.
  • Đặt điểm vào lệnh và thoát lệnh đối với vị thế nằm ở giao điểm giữa của đường Bear/Bull và đường tổng cộng (Total)
  • Nếu đường Bull cắt lên đường Total theo hướng dưới lên thì trader nên vào lệnh Long.
  • Nếu đường Bear cắt lên đường Total hướng từ dưới đi lên thì trader có thể tiến hành vào lệnh Short.
  • Trader nên thoát lệnh nếu như hai đường cắt từ trên xuống vào đường Total.
  • Tận dụng những mức giá trị cụ thể cho tín hiệu vào lệnh. Chẳng hạn nếu như nhận thấy Bull/Bear vượt qua mức 66 thì trader có thể vào lệnh Long/Short.
  • Vào lệnh dựa vào giao điểm của đường Bull hoặc đường Bear:
  • Khi đường Bull nằm ở trên thì tiến hành vào lệnh Long.
  • Khi đường Bear nằm ở trên thì tiến hành vào lệnh Short.

Ứng dụng các chỉ báo về khối lượng trong việc xác nhận xu hướng khi giao dịch cổ phiếu

Như đã chia sẻ, khối lượng được biết đến là một tham số hữu ích trong các giao dịch Forex và cả chứng khoán. Nó sẽ đại diện cho số lượng trader tham gia giao dịch trên thị trường, số lượng hàng hóa, hợp động hay cả số lượng cổ phiếu ở một khoảng thời gian cụ thể.

Trong quá trình tìm kiếm cách để xác nhận sự thay đổi của xu hướng, trader có thể lấy khối lượng thực tế so sánh với mức trung bình hoặc là mức trung bình này so sánh với mức trung bình khác. Khối lượng thông thường sẽ tuân theo những quy tắc như:

  • Giá tăng thì khối lượng cũng sẽ tăng dần hoặc ở trên trung bình: Xác nhận xu hướng tăng của thị trường đang được các trader tham gia vào thị trường hỗ trợ.
  • Giá đang tăng thì khối lượng sẽ giảm dần hoặc nằm dưới trung bình: Thể hiện dấu hiệu về việc một đáy hoặc một đỉnh đã đến giai đoạn hợp nhất xu hướng tăng ở trước đó. Đây sẽ là thời kỳ giá cả sẽ đi ngang ở một phạm vi giao dịch nhất định.
  • Giá giảm, khối lượng tăng lên hoặc nằm trên mức trung bình: Xác nhận việc xu hướng thị trường giảm, xu hướng giảm nhận được sự hỗ trợ từ các trader tham gia giao dịch thị trường đang có áp lực bán tăng lên.
  • Giả giám, khối lượng giảm hoặc nằm dưới ở mức trung bình: Là tín hiệu cảnh báo về đáy hoặc đang di chuyển đến giai đoạn xu hướng giảm trước đó hợp nhất.

Khối lượng giao dịch sẽ thể hiện sự hào hứng của thị trường và sự quan tâm đang được tăng lên. Trong khi đó, khối lượng giao dịch thấp sẽ thể hiện lên sự thờ ơ và thị trường không có sự hào hứng

Tại vùng đáy

Khối lượng giao dịch thấp chính là đặc trưng riêng của sự kỳ vọng không có sự quyết đoán xảy ra thường xuyên ở những giai đoạn hợp nhất, tức là thời giá mà giá thị trường sẽ đi ngang ở trong một phạm vị giao dịch.

Ngoài ra, khối lượng cũng xảy ra thường xuyên ở giai đoạn thiếu đi sự quyết đoán ở thời điểm đáy của thị trường. Trước khi chạm vào đáy của thị trường thì khối lượng giao cũng sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ cho đến khi trader hoảng loạn và bán tháo.

Tại vùng đỉnh

Khối lượng giao dịch cao là biểu hiện của sự kỳ vọng cực kỳ quyết đoán xảy ra ở các giai đoạn tăng trưởng, tức là thị trường đang có một sự đồng thuận mạnh mẽ rằng giá sẽ có thể gia tăng lên cao hơn nữa.

Sau khi thị trường chạm vào đỉnh, giá vẫn sẽ ghi nhận những đỉnh mới cao hơn Tuy nhiên khối lượng giao dịch lại có sự suy yếu và thấp dần đã cho thấy dòng tiền mua vào hiện tại đã không còn đủ lớn nữa rồi. Khi bắt đầu những xu hướng mức, tức là vào thời điểm giá vượt qua khỏi vùng tích lũy ở trước thì sẽ rất thường xuyên biến mức khối lượng cao.

“Sức khỏe” của xu hướng hiện tại sẽ được chỉ báo khối lượng xác nhận như sau:

  • Đối với một xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, khối lượng giao dịch sẽ lớn dần dần và sẽ có sự thấp dần đi tại đáy của nhịp giảm theo như điều chỉnh kỹ thuật.
  • Đối với một xu hướng giảm cũng tương tự như vậy, khối lượng giao dịch sẽ lớn dần lên và khối lượng sẽ thấp hơn ở tại vị trí các nhịp phục hồi..

Bài viết vừa rồi chính là các nội dung xoay quanh vấn đề chia sẻ về các chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex. Thông qua đây, trader có thể thấy rằng những chỉ báo này khi nắm vững đặc điểm và cách sử dụng là đã áp dụng dễ dàng vào các chiến lược giao dịch ngoại hối của mình. Đặc biệt, nếu như trader muốn gia tăng lượng kiến thức ngoại hối của mình thì trader hãy thường xuyên theo dõi TraderForex chúng tôi nhé.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời