fbpx

Bullish là gì? Cách đầu tư thị trường Bullish trong Forex

Nắm bắt Bullish là gì rất quan trọng bởi nhờ nó bạn có thể xác định xu hướng thị trường. Hiểu rõ bản chất bullish là gì còn giúp trader đưa ra quyết định tốt nhất về quản lý rủi ro, tính toán điểm vào ra thích hợp. Nếu đang tò mò trader có gì trong thị trường bullish thì bài viết này là dành cho bạn. Thông tin bên dưới sẽ làm sáng tỏ bullish dưới lăng kính kỹ thuật. Đồng thời đưa ra một số chiến lược đầu tư thị trường bullish cho bạn tham khảo.

Bullish là gì? Thế nào là thị trường Bullish?

Tìm hiểu thị trường Bullish là gì?
Tìm hiểu thị trường Bullish là gì?

Thuật ngữ Bullish ám chỉ xu hướng chung của một loại thị trường. Đôi khi chúng còn thể hiện một loại tài sản như chứng khoán, tiền tệ… Điểm mấu chốt để phân biệt bullish là xu hướng đi lên về giá. Nói cách khác, bullish chỉ giá cả, giá trị hay sự phát triển của tài sản đang đi lên theo xu hướng.

Sau khi hiểu Bullish là gì hãy tiếp tục với khái niệm thị trường bullish. Giải thích ngắn gọn thì thị trường bullish là một thị trường tăng giá. Nếu muốn được gọi là bullish thì mức tăng của giá phải đủ lớn. Tức là giá cả của tài sản (trên thị trường forex chính là tiền tệ) phải tăng hơn mức trung bình trong lịch sử. Xét trên một khoảng thời gian tương đối dài cùng với lượng khối lượng giao dịch đủ lớn.

Nhiều người rất tò mò vì sao lại là “bullish” chứ không phải từ ngữ khác. Lý do là vì thị trường tăng giá có tính chất khá giống một con bò (bull) đang trong xu hướng tấn công. Vũ khí của con bò này là cặp sừng cứng cáp tấn công đối thủ từ dưới lên. Thuật ngữ “bearish” tuy là xu hướng ngược với bullish nhưng cũng ra đời với lý do tương tự. Bearish chỉ thị trường giảm giá theo cách tấn công của con gấu (bear) là giáng đòn cực mạnh từ trên xuống. Như vậy bạn đã tự trả lời được câu hỏi bullish là gì rồi chứ?

Bullish trong ngắn hạn

Bullish Market ngắn hạn
Bullish Market ngắn hạn

Chỉ xét một thị trường có giá đang tăng trong thời điểm hiện tại chưa thế xác định là Bullish loại nào. Trường hợp nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai với những khoảng thời gian ngắn thì được gọi là Bullish trong ngắn hạn. Thời gian được gọi là ngắn sẽ chỉ từ vài phút, vài giờ hoặc tối đa chỉ vài ngày. Phải phân loại rạch ròi thị trường tăng giá trong ngắn hạn hay dài hạn. Bởi nếu vội vàng kết luận đó sai rất dễ đi đến quyết định gây thua lỗ lớn.

Các trader kỳ vọng về đợt bullish ngắn hạn dựa trên việc xem xét các yếu tố kỹ thuật như biểu đồ hay hành động giá. Đôi khi một sự kiện ngắn hạn cũng có thể làm các nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng. Nếu như sự kiện này tác động đến giá tài sản theo hướng tích cực.

Ví dụ: Trong thời điểm hiện tại xét khung thời gian ngắn là M15. Nhìn biểu đồ ta sẽ thất giá đang tăng và tạo ra đỉnh cao hơn, đáy cao hơn. Nhưng chỉ thế là chưa đủ để xem như xu hướng chung của thị trường. Tuy nhiên, tiếp tục nhìn vào mô hình đảo chiều tăng đã hiện lên sau một đợt giảm nhẹ thì khả năng các trader sẽ kỳ vọng giá tiếp tục tăng. Đây mới chính là cách nhận biết Bullish trong ngắn hạn chuẩn.

Bullish trong dài hạn

Bullish Market dài hạn
Bullish Market dài hạn

Khác với Bullish ngắn hạn, Bullish trong dài hạn được xác định khi giá tăng trong một thời gian dài. Thời gian được xem là dài nếu là vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Đây cũng là xu hướng tổng thể của thị trường nơi giá có biến động lên xuống thất thường nhưng xu hướng chung vẫn là đi lên. Trader mua vào trong thị trường này chắc chắn sẽ có lời.

Không hề khoa trương khi nói nhà đầu tư rất hưng phấn trong thị trường Bullish dài hạn. Người hiểu Bullish là gì chắc hẳn cũng đoán được lý do là vì trader đang tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của đồng tiền. Kỳ vọng mạnh mẽ khiến họ hưng phấn hơn, mua vào nhiều hơn, từ đó đẩy giá càng đi lên.

Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ 7/2014 đến 1/2016, tuy có vô số biến động nhưng nhìn chung đồng USD tăng giá so với đồng CAD. Đây là một khoảng thời gian đủ dài để gọi là Bullish dài hạn.

Bullish trên toàn ngành hoặc toàn thị trường

Bullish trên toàn thị trường
Bullish trên toàn thị trường

Sau khi xem xét khái niệm bullish là gì đối với một tài sản cụ thể hãy cùng nghiên cứu bullish trên một thị trường tài chính. Ở đây chúng tôi sẽ phân tích thị trường chứng khoán để minh họa rõ nhất.

Như bạn đã biết, thị trường chứng khoán tập hợp tất nhiều loại tài sản. Trong đó cổ phiếu chiếm phần đa và ảnh hưởng lớn đến các tài sản khác. Tính toán trong 1 năm, có loại cổ phiếu tăng giá cũng có loại cổ phiếu giảm giá. Nếu tăng còn chia ra cổ phiếu tăng nhiều, tăng ít. Tương tự giảm giá cổ phiếu cũng có giảm nhiều, giảm ít. 

Nhưng chúng ta chỉ xét tổng thể tức là nhìn vào toàn bộ thị trường chứng khoán. Nếu trong năm đó thị trường có xu hướng chung đi lên ta gọi là thị trường bullish. Khác với thị trường ngoại hối, chỉ số Index sẽ đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán. Sự biến động chỉ số Index của một ngành sẽ đại diện cho toàn bộ ngành đó.

Ví dụ: Xu hướng tổng thể của chỉ số VN Index trong giai đoạn 2016-2018 là tăng. Từ đó rút ra thị trường chứng khoán giai đoạn này chính là một Bullish Market. Không đặt nặng yếu tố từng cổ phiếu trong đó có hướng biến động khác nhau.

Đặc điểm và biểu hiện để phân biệt thị trường Bullish

Trong Forex tồn tại nhiều trường phái tư duy lạc quan và bi quan đan xen. Bull chính là những nhà đầu tư mua giá thấp rồi bán giá cao thu lời. Trong thị trường bullish, trader kỳ vọng giá sẽ tăng, điều này làm tăng nhu cầu mua vào. Việc tăng lượng mua cao hơn nhiều so với bán ra sẽ dẫn đến giá tài sản càng lên cao. Đây là quy luật tự nhiên không có gì phải bàn cãi. Bản chất của bullish là sự tăng giá nhưng biểu hiện sẽ không giống nhau với mỗi đối tượng hay khung thời gian khác nhau. Thực tế đã có nhiều người biết về khái niệm Bullish là gì những vẫn nhầm lẫn. Để giúp bạn dễ dàng nhận ra các dạng Bullish chúng tôi sẽ giới thiệu những biểu hiện của nó.

Các đặc điểm và biểu hiện nhận dạng Bullish
Các đặc điểm và biểu hiện nhận dạng Bullish

Các đặc điểm

Mọi xu hướng đều phải đi qua 3 giai đoạn: Bắt đầu, thịnh vượng và suy thoái. Bullish cũng không phải ngoại lệ, thị trường sẽ đi theo đúng lộ trình này. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích đặc điểm của thị trường Bullish trong từng giai đoạn cụ thể:

  • Giai đoạn bắt đầu: Chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, bắt đầu ở điểm cuối giai đoạn Bearish. Lúc này biến động về giá xuất hiện, cụ thể là có những đợt tăng nhẹ. Do chưa hoàn toàn thoát khỏi tác động của Bearish nên mức giá tăng không thể lên quá cao. Giá vừa tăng nhưng cũng vừa tích lũy tiềm lực cho giai đoạn sau đó. 
  • Giai đoạn thịnh vượng (cao trào hay đỉnh điểm): Đến một lúc giá đã tích lũy đủ và lực mua đã đủ mạnh thì mức giá lại tiếp tục tăng mạnh mẽ. Cùng với mức tăng nhiều hơn thì thời gian tăng cũng kéo dài lâu hơn. Trong giai đoạn này nếu mức độ tăng quá lớn thì thường không kéo dài lâu. Muốn duy trì giai đoạn cao trào dài hơn thì bên cạnh việc bùng nổ giá, lực mua chỉ cần tăng vừa phải. 
  • Giai đoạn suy thoái: Trong thời kỳ này, giá bắt đầu tăng chậm, giảm rõ rệt về nhịp độ. Cho tới thời điểm lực bán gia tăng mạnh thì giá sẽ bị kéo xuống. Đây cũng là lúc thị trường sẽ đảo chiều sang xu hướng mới. Một đợt Bullish chính thức kết thúc ở cuối thời kỳ suy thoái của nó.

Biểu hiện

Một thị trường bullish được biểu hiện qua rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản và nội tại đóng vai trò quan trọng. Ví dụ như quy luật cung – cầu, tâm lý nhà đầu tư hay việc thay đổi một số hoạt động kinh tế đều tác động đến bullish. Cùng xem biểu hiện cụ thể của thị trường này có gì đặc biệt nhé!

  • Khi xuất hiện Bullish, nhu cầu mua vào lớn hơn nhu cầu bán ra.
  • Với thị trường chứng khoán, thị trường Bullish là nơi nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tham gia. Họ đến thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận với tâm lý lạc quan. Tuy nhiên sự lạc quan này không quá quan trọng với thị trường ngoại hối. Mức độ sẵn sàng tham gia thị trường không dựa trên bullish hay bearish. Lý do là bởi trader hoàn toàn có thể thu lợi nhuận ở cả 2 chiều.
  • Thị trường Bullish xuất hiện kéo theo sự vào cuộc và hoạt động sôi nổi của truyền thông. Các phương tiện truyền thông liên tục cập nhật tin tức, thể hiện sự ưu ái rõ ràng cho Bullish.

Các khái niệm cần biết trong Bullish

Bản chất của Bullish vẫn luôn là xu hướng tăng lên của thị trường. Nhưng từ định nghĩa chung đó, nhiều khái niệm nhỏ hơn đã xuất hiện. Cùng tìm hiểu các mô hình bullish phổ biến nhất là gì nhé!

Bullish Engulfing (Mô hình nhấn chìm tăng trưởng)

Bullish Engulfing Pattern
Bullish Engulfing Pattern

Bullish Engulfing còn có tên gọi khác là mô hình nến đảo chiều bởi hình dạng đặc biệt của nó. Mô hình tạo ra biểu đồ có hình giống cây nến tăng rất dài và mạnh. Các chuyên gia tài chính nhận định rằng Bullish Engulfing thường xuất hiện sau sự suy giảm của các cây nến đỏ.

Vì thế không khó để phát hiện Bullish Engulfing ám chỉ sự đảo ngược tình thế quan hệ mua bán. Phe bán không chỉ đang giảm đi mà còn có xu hướng chuyển hẳn sang phe mua. Họ mua vào liên tục với sức mua cực mạnh, có thể còn áp đảo những thành viên ở phe mua từ đầu.

Thông thường có thể nhận biết mô hình Bullish Engulfing dựa trên 3 đặc điểm:

  • Tổng thể phần nến đỏ bị lấn át, bao trùm bởi phần nến xanh đang tăng giá.
  • Giá mở của nến xanh rất gần với giá đóng cửa của nến đỏ. Từ đó nhận ra Bullish Engulfing có xuất phát điểm từ cuối xu hướng giảm.
  • Giá giảm yếu ớt trước khi đảo chiều mạnh mẽ, xóa sạch thành quả của các nến giảm trước đó.

Bullish Kicking (Mô hình nến đẩy giá tăng)

Bullish Kicking Candlestick Pattern
Bullish Kicking Candlestick Pattern

Bullish Kicking xuất hiện để các nhà đầu tư nhận ra bên bán đang nắm quyền trên thị trường forex. Dù mô hình Bullish là gì ở đây cũng đừng quên thị trường không bao giờ dễ nắm bắt. Trong các khoảng trống mua bán, kết quả không đứng im và lợi thế có thể rơi khỏi phe bán bất cứ khi nào.

Từ hình minh hoạ dựa trên Marubozu trắng và đen có thể thấy Marubozu đen xuất hiện đã khiến thị trường mở cao hơn mức của phiên trước. Từ đó đã tạo nên khoảng trống giữa 2 nến, đây chính là Bullish Kicking. Tập hợp lại những thông tin trên ta rút ra được một số đặc điểm nhận biết mô hình này:

  • Trong đợt Bullish Kicking, xu hướng giảm là đặc trưng chung.
  • Marubozu đen sẽ xuất hiện vào ngày đầu, hôm sau mới đến lượt Marubozu trắng.
  • Giữa Marubozu trắng và Marubozu đen có một khoảng cách nhất định.

Bullish Piercing Line

Bullish Piercing Line
Bullish Piercing Line

Mô hình nến Nhật Bullish Piercing Line là phiên bản đảo ngược của Dark Cloud Cover. Mô hình này báo hiệu sớm cho kết thúc của xu hướng giảm giá trước khi xu hướng mới xuất hiện.  Bullish Piercing Line cho thấy tín hiệu đảo chiều mạnh vừa phải, không mạnh bằng Bullish Engulfing. Nó thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm giá dưới hình ảnh cây nến thứ 2 chỉ dài bằng nửa cây nến thứ nhất.

Nhà đầu tư nên dựa vào kích cỡ Bullish Piercing Line để xác định có nên đầu tư không. Nếu thấy quá ngắn tức là thị trường đang lưỡng lự, chưa thể khẳng định là Bullish Piercing Line. Đừng vội mua bán gì trong tình huống này, tốt nhất là nên đợi thêm các dấu hiệu. Chúng tôi sẽ đề xuất 2 dấu hiệu nhận biết Piercing Line để bạn tham khảo khi cần:

  • Nhìn chung, xu hướng chính của thị trường hiện tại đang giảm.
  • Nến xanh và nến đỏ không cách xa nhau quá nhiều.

Bullish Counterattack Line

Bullish Counterattack Line
Bullish Counterattack Line

Đã điểm qua Bullish là gì, có những mô hình nào trong forex thì không thể thiếu sót Bullish Counterattack Line. Mô hình này thể hiện mức đảo chiều không quá cao và thường diễn ra tại đáy. Hay nói cách khác đây là mô hình chỉ sự phản công tăng nhưng không vững chắc. Tức là chúng có thể mất động lực và bị đảo ngược bất kỳ lúc nào.

Nếu thấy Bullish Counterattack có khả năng xuất hiện bạn cần cẩn trọng khi mở cây nến thứ 2. Bullish Counterattack Line không quá khó để nhận biết nếu bạn áp dụng những dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện trên nền tảng thị trường đang trong xu hướng giảm.
  • Nến đầu tiên là nến giảm.
  • Nến thứ 2 là nến tăng, sẽ tạo ra khoảng trống khi mở cửa, đóng cửa bằng nến thứ nhất.

Chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường Bullish là gì?

Chiến lược giao dịch trong Bullish Market
Chiến lược giao dịch trong Bullish Market

Sau những thông tin cơ bản về phân loại Bullish là gì hãy đến với phần quan trọng không kém. Bởi lẽ mọi người muốn biết Bullish là gì cũng chủ vì mục tiêu xây dựng chiến lược phù hợp. Những chiến thuật chúng tôi đề xuất dưới đây có thể sẽ giúp bạn phần nào. Ngoài gợi ý mà Tradeforex.net cung cấp còn có nhiều chiến lược hữu ích khác. Đừng quá để tâm việc ứng dụng mọi chiến thuật bạn biết. Sử dụng biện pháp phù hợp với cách chơi của bản thân mới quan trọng. Hãy theo dõi và lưu lại để tham khảo mỗi khi cần nhé!

Xác định dấu hiệu và phân tích các chỉ báo

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược giao dịch là hiểu thị trường. Bạn cần xem xu hướng của thị trường đang là Bullish hay Bearish. Đa số đều có dấu hiệu để suy đoán chứ không xuất hiện bất ngờ. Vậy nên bước này tuy khó khăn nhưng chỉ ở giai đoạn đầu khi chưa có đủ dấu hiệu. Điều thường xảy ra cũng là trường hợp đau đầu nhất của các nhà đầu tư là nhầm lẫn xu hướng. Cũng có đôi khi họ phán đoán sai đó chỉ là một đợt Pullback.

Nhận biết dấu hiệu của thị trường và phân tích kỹ thuật là bước quan trọng
Nhận biết dấu hiệu của thị trường và phân tích kỹ thuật là bước quan trọng

Những Trader mới cần nỗ lực nhiều hơn, thu thập thông tin và lắng nghe tư vấn của chuyên gia. Bởi những người có kinh nghiệm sẽ phán đoán chuẩn hơn vì ít bị đánh lừa bởi dấu hiệu sai. Trước đó bạn nên tham khảo vài dấu hiệu nhận biết Bullish là gì.

  • Giá tăng chậm rãi theo nhịp của Pullback hẹp. Dấu hiệu này chưa quá rõ ràng hãy xem thêm các gợi ý sau.
  • Các chỉ báo đo lường tốc độ giá thay đổi (momentum) mạnh thể hiện giá tăng mạnh.
  • Dấu hiệu tương đối dễ thấy là biến động giá tạo nên đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.
  • Các phương tiện truyền thông đồng loạt vào cuộc trước xu hướng tăng mạnh của thị trường. 

Trong một vài trường hợp bạn có thể lắng nghe tâm lý thị trường và đi ngược số đông. Tuy rất mạo hiểm nhưng đây cũng là một mẹo để thắng lớn khi tham gia thị trường tài chính. Tất cả chia sẻ của chúng tôi chỉ mang tính tham khảo, hãy lấy đó làm cơ sở bên cạnh phân tích kỹ thuật.

Hạn chế FOMO

Hạn chế hiệu ứng Fear Of Missing Out
Hạn chế hiệu ứng Fear Of Missing Out

Trên thị trường bắt đầu tăng giá thì không có cách nào tránh được FOMO (Fear Of Missing Out). FOMO là tâm lý bình thường của con người khi sợ hãi việc bỏ lỡ cơ hội. Đa số người gặp FOMO là các nhà đầu tư mới bị tâm lý chi phối. Thị trường tài chính là nơi cạnh tranh quyết liệt, ranh giới hơn thua rất nhỏ. Trong đó forex không hề kém cạnh bất cứ thị trường lớn mạnh nào. 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra thất bại cho trader là không hiểu thị trường và không hiểu bản thân. Đặc biệt đứng giữa bối cảnh thị trường tăng giá nhanh và mạnh nhiều trader đã nổi lòng tham. Dù biến động mới trong thời gian ngắn nhưng họ sẵn sàng đi theo xu hướng vào lệnh sớm. Hành động bám đuổi theo lệnh sẽ đem lại kết quả thua lỗ khi thị trường đột nhiên sụt giảm. Không những thế còn có người cứ mãi cố chấp liên tiếp đặt lệnh mua với hy vọng thị trường sẽ tăng lại. 

Rất khó để giữ tâm lý tránh hoàn toàn FOMO nhưng bạn có thể hạn chế nó. Hiệu ứng FOMO có thể nhận ra với biểu hiện là đuổi theo một điều mà bạn sợ bị bỏ lỡ. Khi nhận ra chính mình có dấu hiệu này tốt nhất nên tạm dừng giao dịch. Đặc biệt lúc thị trường biến động mạnh là thời điểm FOMO xuất hiện cực nhiều. Lúc này chỉ có một chiến lược vững chắc và bình tĩnh mới giúp được bạn. Vậy nên một kế hoạch tránh FOMO không bao giờ dư thừa, hãy lập nó sớm nhất có thể.

Chờ Pullback

Chỉ vượt qua FOMO là chưa đủ để thành công đâu nhé! Bạn cần tiếp tục vận dụng toàn kiến thức để tìm kiếm vùng giá backtest trước khi giao dịch. Những người có phong cách giao dịch khác nhau sẽ sử dụng các chiến lược ngắn hay dài hạn khác nhau. Lời khuyên cho nhà đầu tư khi xuất hiện Bullish là gì? Bạn nên ưu tiên các lệnh Long hơn là lệnh Short để không bị dập khi lực mua quá mạnh.

Nhà đầu tư nên chờ một đợt Pullback nếu muốn giao dịch hiệu quả
Nhà đầu tư nên chờ một đợt Pullback nếu muốn giao dịch hiệu quả

Nên vào lệnh sau một đợt pullback, đợi nó kết thúc rồi mới vào lệnh Buy. Bên cạnh đó, nhiều người đã làm tài khoản hao hụt không đáng có chỉ vì ham lệnh. Do đó trước mỗi hành động đều cần suy xét kỹ, tốt nhất hãy lập một bản chiến lược. Trong lúc giao dịch cứ theo đúng kế hoạch để tránh giao động do thị trường nhé!

Biết điểm dừng khi giao dịch trong thị trường Bullish

Trong đầu tư, lợi nhuận quan trọng nhưng vốn giao dịch của bạn lại càng quan trọng hơn. Không chỉ với Bullish Market, hãy quản lý tốt vốn của mình trong mọi loại thị trường nhé! Ham lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro lớn, có khả năng biến tỷ phú thành kẻ trắng tay. Để tránh điều này bạn nên tự đặt cho mình mức lợi nhuận mong muốn. Khi đã đạt được mục tiêu thì dừng lại ở đó, thoát ra khỏi cám dỗ của thị trường. Đừng bao giờ quên đặt stop-loss nếu không khi có biến động bạn sẽ hối hận đấy. Tùy vào đặc điểm của mô hình Bullish là gì cách đặt sẽ khác nhau.

Đầu tư tài chính, trong đó có đầu tư ngoại hối là một lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng đòi hỏi cao về kiến thức chuyên sâu. Đã xác định tham gia forex để kiếm lời thì bạn cần biết Bullish là gì? Tradeforex.net mong rằng trader sẽ hiểu rõ Bullish có tầm quan trọng như thế nào và nên giao dịch ra sao để đạt được hiệu quả. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn đủ kiến thức để giải quyết câu hỏi đó.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời