fbpx

Bitkingdom là gì? Cách phòng tránh các dự án lừa đảo ra sao?

Bitkingdom là gì? Có rất nhiều người quan tâm hơn từ sau vụ lừa đảo tiền ảo Bitkingdom đình đám. Đặc biệt là khi thị trường tiền điện tử, Forex ngày càng phổ biến và sôi động hơn. Trong phạm vi bài viết này, TraderForex sẽ tập trung giới thiệu Bitkingdom là gì, cũng như cách thức lừa đảo của tổ chức này. Từ đó, chia sẻ cho bạn đọc những dự án lừa đảo khác và cách phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo để không phải “tiền mất tật mang”.

Bitkingdom là gì?

Được biết, Bitkingdom là tên gọi của một tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam kể từ tháng 11/2015. Họ tự xem tổ chức của mình là một trung tâm cộng đồng toàn cầu. Theo đó, các thành viên tham gia vào Bitkingdom đều mang sứ mệnh trao quyền cho cộng đồng để xóa sổ cái nghèo. Ngoài ra, tổ chức này cũng được trang bị một hệ thống giao dịch vô cùng chuyên nghiệp.

Bitkingdom có cách thức hoạt động tương tự như hình thức đa cấp Ponzi
Bitkingdom có cách thức hoạt động tương tự như hình thức đa cấp Ponzi

Ban đầu, Bitkingdom được biết đến như một hệ thống hoạt động theo cơ chế khớp lệnh giữa 2 nhân tố. Đầu tiên là người cho và nhân tố còn lại chính là người nhận, đi kèm với nhiều gói sản phẩm khác nhau để người dùng có thể lựa chọn.

Vào thời điểm đó, với 1 bitcoin thì bạn có thể nhận được ít nhất 10 triệu đồng từ Bitkingdom và sở hữu lợi nhuận 1%/ ngày, hay 30%/ tháng. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận càng nhiều khi bạn đầu tư nhiều tiền để đổi lấy tiền ảo.

Mô hình này tương tự với mô hình đa cấp Ponzi, tức là hình thức lừa đảo lôi kéo những người chơi thiếu hiểu biết. Thông qua việc chia hoa hồng cho những thành viên mới và những người kêu gọi được người khác tham gia thành công đã giúp tổ chức này có đông người chơi hơn.

Càng mời được nhiều người tham gia thì càng nhận được nhiều hoa hồng của Bitkingdom
Càng mời được nhiều người tham gia thì càng nhận được nhiều hoa hồng của Bitkingdom

Những mâu thuẫn trong chính quảng cáo của Bitkingdom

Vậy những mâu thuẫn trong chính quảng cáo của Bitkingdom là gì? Nắm được các lỗ hổng trong lời dụ dỗ này sẽ giúp bạn đọc cảnh giác hơn với những chiêu trò lừa đảo đang ngày càng tinh vi hơn.

Bitkingdom không phải mô hình đa cấp?

Trên thực tế, bản chất của Bitkingdom còn hơn cả đa cấp vì hệ thống này không đầu tư vào bất kỳ loại sản phẩm hay dịch vụ nào để tạo ra lợi nhuận cả. Hiểu đơn giản, Bitkingdom chỉ lấy tiền từ những người tham gia sau để trả hoa hồng cho những người tham gia trước.

Bitkingdom không phải ngân hàng?

Nhìn chung, Bitkingdom là nơi mà người chơi gửi tiền và nhận lại lãi suất từ những người tham gia sau trả cho người tham gia trước. Khi tham gia vào Bitkingdom, người chơi có thể nhận được siêu lợi nhuận đến 30%/ tháng, trong khi với ngân hàng thì lãi suất chỉ vỏn vẹn 0,5%/ tháng.

Bitkingdom không phải công ty vì không có chủ?

Điều nghịch lý ở đây là dù cho người đứng sau Bitkingdom là tổ chức hay một cá nhân nào đó thì tiền của người chơi vẫn bị tổ chức lừa đảo này kiểm soát.

Bitkingdom là nơi mọi người hỗ trợ nhau

Thật ra, mọi lời quảng cáo mà Bitkingdom tạo ra chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài để lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết. Lý do là vì toàn bộ lợi nhuận mà người tham gia trước được hưởng đều do những người đi sau nạp tiền vào.

Bitkingdom sụp đổ như thế nào?

Cuối cùng, Bitkingdom sụp đổ với hệ thống lừa đảo của mình khi không còn người nào tham gia nữa. Lúc này, số tiền mà người chơi nạp vào nhỏ hơn số tiền hoa hồng mà Bitkingdom phải trả. Khi Bitkingdom sập thì đây chỉ còn là một trang web bị lỗi và không thể phục hồi được nữa. Số tiền còn trong Bitkingdom của người chơi cũng “không cánh mà bay” và người chơi cũng không biết tìm ai để đòi tiền lại.

Một nạn nhân của Bitkingdom chia sẻ rằng họ bị bạn bè lôi kéo tham gia vào sàn lừa đảo này với những lời dụ dỗ có cánh rằng sẽ giàu to trong thời gian ngắn. Sau đó, nạn nhân này đã dồn hết tiền của vào Bitkingdom và chưa đến 1 năm thì Bitkingdom đã sập. Không những mất hết tiền, mà còn mang thêm nhiều khoản nợ khiến gia đình ly tán, liên tục bị chủ nợ đến đòi và siết nợ.

Từ 10 triệu VNĐ thành 1 triệu USD chỉ trong 3,5 năm!

Đã có 25 nhà đầu tư cùng nhau ký tên để gửi đơn đến tòa soạn Báo Thanh Niên với mục đích là tố cáo chiêu trò lừa đảo tiền tỷ của website Bitkingdom. Theo bà H.T.T.N (Q.Tân Bình, TP.HCM), từ khoảng thời gian từ tháng 4 6/2016 thì L.Đ.N được xem như người đứng đầu của Bitkingdom đã mời nhóm đầu tư này tham gia sự kiện giới thiệu Bitkingdom đã xuất hiện ở nhiều quốc gia từ mấy chục năm. Đồng thời, Bitkingdom cũng giúp được nhiều người chơi thoát nghèo và biến họ trở thành những người giàu có thông qua sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Bitkingdom hoạt động với khẩu hiệu “Trao quyền cho cộng đồng Chấm dứt nghèo”để dụ dỗ người chơi đầu tư 10 triệu VNĐ để thu về 1 triệu USD chỉ sau khoảng thời gian 3,5 năm. Tin vào lời mời hấp dẫn này mà bà H.T.T.N và nhiều người khác đã chi tiền mua Bitcoin, rồi chuyển vào sàn Bitkingdom. Sau đó, họ không rút lãi mỗi tháng mà tiếp tục cộng dồn lãi vào vốn, để duy trì vòng đầu tư.

Tại thời điểm đó, mỗi Bitcoin có giá trị dao động trong khoảng từ 13 đến 14 triệu đồng và bà H.T.T.N đã đầu tư khoảng 3,6 tỉ đồng để mua 264 BTC.

Tương tự như thế, bà N.T.T.N ở Đắk Nông kể lại rằng:“Mấy anh em trong nhà gom góp tiền tích cóp và còn vay mượn người quen để mua 80 BTC. Giờ mất trắng! Không những vậy, người trong gia đình còn căng thẳng với nhau”.

Chuyển đồng BTC sang đồng BKC

Theo thông tin của bà N.T.T.N, Bitkingdom lừa đảo đã chuyển đổi đồng BTC sang đồng BKC do chính họ tạo ra với tỷ lệ chuyển đổi là 1 BTC = 1 BKC vào tầm tháng 08/2016. Sau đó, nhóm L.Đ.N tiếp tục tuyên truyền để quảng bá về đồng AUREUS (AUR). Theo đó, đồng tiền này đang được sử dụng phổ biến trong Vương quốc Bitkingdom trên toàn thế giới. Ngoài ra, nhóm L.Đ.N còn dụ dỗ người chơi chuyển đổi từ đồng BKC sang đồng AUR với mức giá là 1 AUR từ 50 100 USD. Sau khi người chơi đồng loạt chuyển đổi tiền sang AUR, nhóm L.Đ.N đã xóa sổ website bitkingdom.com.

Khi giá của đồng AUR giảm còn 0,5 USD/AUR thì L.Đ.N đã trấn an mọi người bằng các buổi gặp gỡ và “vẽ” ra các kịch bản phát triển của đồng AUR trong tương lai để tăng giá trị. Ngoài ra, họ cũng kêu gọi mọi người mua thêm đồng AUR với mức giá là 0,5 USD và được thanh toán cổ tức mỗi tháng. Người chơi tham gia đầu tư vào Bitkingdom được nhóm L.N.Đ xoa dịu và tiếp tục tham gia mà không biết rằng mình đang bị Bitkingdom vét sạch tiền. Sau 3 tháng, các nhà đầu tư chỉ nhận được cổ tức với giá trị rẻ mạt từ đồng AUR. Cuối cùng, người chơi bị nhóm L.Đ.N gia hạn thời gian trả cổ tức và khóa trang AUREUS.com để tẩu thoát.

Thiệt hại của người chơi tham gia Bitkingdom

Sau khi hiểu được cách thức lừa đảo của Bitkingdom là gì, chúng tôi sẽ giới thiệu hậu quả mà mô hình đầu tư này để lại. Những người đã đầu tư đến số tiền lên đến hàng tỷ cho sàn Bitkingdom đến từ nhiều nơi, chẳng hạn như TP.HCM, Quảng Trị, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông… Trong đó, ông N.N.T đến từ quận Gò Vấp, TP.HCM đã đầu tư đến 498 BTC và mất hết số Bitcoin này. Tính tại thời điểm đó, giá trị của số tài sản này lên đến hơn 107 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng 25 nhà đầu tư gửi đơn tố cáo đến Báo Thanh Tiền thì họ đã tích cóp, vay mượn 1 số tiền khổng lồ để đầu tư khoảng 2.637 BTC, đổi ra tiền Việt Nam có giá trị khoảng 37 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chỉ tính đến ngày 16/08 thì giá của đồng Bitcoin đã tăng gấp 20 lần, tức là số tiền đã tương đương với 725 tỷ đồng bốc hơi toàn bộ.

Bà H.T.T.N chia sẻ thêm: “Chỉ mới tính sơ 25 nhà đầu tư của nhóm đã thiệt hại hơn 700 tỉ đồng, trong khi số người tham dự mạng lưới này trên toàn quốc ước tính khoảng 32.000 người, thiệt hại khoảng hàng ngàn tỉ đồng”.

Bitkingdom lợi dụng lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của các nhà đầu tư
Bitkingdom lợi dụng lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của các nhà đầu tư

Những con số liệt kê phía trên chỉ là một trong số hàng chục nghìn nạn nhân tham gia vào hệ thống Bitkingdom. Hậu quả cuối cùng là những khoản nợ khổng lồ, đi kèm với gánh nặng gia đình, xã hội và khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số hình thức lừa đảo khác

Sau khi tìm hiểu Bitkingdom có lừa đảo không thì bạn đọc đã có được câu trả lời cho riêng mình. Bên cạnh Bitkingdom là nhiều trang web và tổ chức đa cấp khác mọc lên như nấm để dụ dỗ người chơi. Các chiêu thức lừa đảo của chúng liên tục thay đổi dựa trên tình hình thị trường. Cụ thể là mọi người đang chuộng cái gì, quan tâm đến hình thức kiếm tiền nào. Chẳng hạn như trước đây thì chúng tập trung vào tiền ảo, còn hiện tại thì chủ yếu là kênh cổ phiếu quốc tế, hay thị trường Forex…

Mô hình Crowd1

Bên cạnh Bitkingdom là mô hình đầu tư Crowd1 đang tuyền truyền và vận động các thành viên tham gia dưới vỏ bọc là mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết chia sẻ đám đông. Trong đó, các thành viên tham gia phát triển cộng đồng sẽ được nhận 80% tổng doanh thu của tổ chức này.

Khi tham gia vào mô hình Crowd1, người chơi có thể chọn lựa 4 gói đầu tư khác nhau với mức giá dao động từ 99 3.500 euro (EUR). Sau khi đăng ký tham gia thành công, các bạn sẽ nhận được một lượng cổ phiếu từ 2 công ty con của Crowd1 là Affilgo và Miggster đều hoạt động theo mô hình game và casino. Trong đó, công ty Affilgo được ký hiệu là A với giá khởi điểm

Nhà đầu tư tham gia mô hình Crowd1 sẽ được hưởng 5 loại hoa hồng và được chi trả với 80% EUR và 20% cổ phiếu A, M…

Về bản chất, Crowd1 cũng có cách thức hoạt động tương tự như Bitkingdom là hình thức đa cấp Ponzi. Cụ thể là người tham gia sau trả tiền cho người tham gia trước kèm với số tiền lãi hoặc phí hoa hồng cao.

Ứng dụng Myaladdinz

Vừa qua, Công an tỉnh Bình Phước cũng đã cảnh báo người dân nêu cao cảnh giác không nạp tiền vào những ứng dụng thanh toán hộ – Myaladdinz. Để tham gia vào Myaladdinz, người dùng buộc phải điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu. Kèm theo đó là phải nạp tiền từ 100 USD, tương đương khoảng 2,4 tỷ đồng. Sau khi nạp tiền vào ứng dụng, Myaladdinz sẽ quy đổi thành gem, với mỗi gem là 1 USD.

Khi người dùng thanh toán bằng ứng dụng Myaladdinz thì sẽ được hoàn 80% gem, thay vì tiền thật. Một trường hợp khác là người dùng không phải mua bán gì trên Myaladdinz mà chỉ cần dùng tiền thật để nạp tiền vào tài khoản, hay mua “gem” để đổi điểm (Point) để nhận lãi suất từ 0,1 đến 0,2%/ ngày.

Người dùng cũng sẽ được chiết khấu hoa hồng khi giới thiệu người dùng khác tham gia ứng dụng thành công. Số tiền nhận được cũng phụ thuộc vào từng cấp như mô hình đa cấp.

Cũng như hệ thống Bitkingdom và Crowdl thì Myaladdinz cũng hoạt động theo kiểu lấy tiền của người sau trả cho người trước và hệ thống sẽ sụp đổ khi không có người tham gia mua “gem” nữa. Lúc này, những người tham gia trước đó sẽ khó có thể lấy lại số tiền đã đầu tư.

Vào năm 2016, Báo Thanh Niên đã cảnh báo người dân về các mô hình lừa đảo như Bitkingdom thông qua các bài báo như “ Chơi hụi xuyên quốc gia”, hay “Sập bẫy tiền ảo”. Thế nhưng người dân vẫn vướng vào hàng loạt mô hình này, đến đường dây khác với số tiền lên đến hàng tỷ.

Phòng tránh những dự án lừa đảo như thế nào?

Kiểm tra, xác minh các dự án đầu tư

Sau sự việc Bitkingdom phá sản, nhiều người đã mất trắng số tiền lớn với những khoản nợ để lại. Hãy nhớ rằng, tiền đến với bạn đều đặn trong hôm nay không đồng nghĩa với ngày mai cũng như thế. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người mất tiền ở các dự án lừa đảo. Theo đó, người chơi không biết các kiểm tra tiến độ của dự án, hoặc xác minh độ chính xác của những quảng cáo từ dự án đó. Tuy nhiên, có những người biết nhưng vẫn bất chấp đầu tư đến cùng.

Khi nắm được cách kiểm tra tiến độ dự án thì trader sẽ hạn chế được việc bị dắt mũi, cũng như tính toán được mức độ thành công của dự án đối với các mô hình lừa đảo hoặc Ponzi. Hoặc nếu không may đầu tư phải những dự án không uy tín thì thiệt hại vẫn ít hơn.

Thông qua việc kiểm tra hệ sinh thái của một dự án nào đó trước khi đầu tư, trader sẽ biết được độ uy tín của dự án đó và họ có làm việc nghiêm tục hay không để có thể loại bỏ những dự án xấu.

Luôn đặt câu hỏi trước mỗi dự án

Bạn đọc cần liên tục đặt nhiều câu hỏi về cách thức một dự án ra đời và hoạt động trong quá trình kiểm tra, xác minh độ tin cậy của dự án đầu tư đó. Có như thế, trader mới nhận định được những dự án nào đáng tin và dự án nào có mâu thuẫn trong chính những quảng cáo của họ. Theo đó, trader hãy đặt những câu hỏi sau:

  • Câu 1: Vì sao người chơi tham gia dự án đó đầu tư bao nhiêu cũng được, hay muốn mua bao nhiêu gói tùy thích?
  • Câu 2: Vì sao các dự án đó có thể cam kết lãi suất cố định dao động từ 10% đến 30%/ tháng hoặc hơn?
  • Câu 3: Lý do mà dự án đó có thể tái đầu tư liên tục để tạo ra lãi suất kép.
  • Câu 4: Tại sao các dự án đó chi trả hoa hồng giới thiệu nhiều phần trăm như thế, đặc biệt là nhị phân?
  • Câu 5: Tại sao người chơi không được phép huỷ gói đầu tư và thu hồi vốn?
  • Câu 6: Các dự án lừa đảo thường tạo ra loại tài sản, như là coin hoặc token biến động mạnh để dễ thao túng.
  • Câu 7: Tại sao các dự án đầu tư chỉ mới ra mắt nhưng lại có thể tổ chức sự kiện hoành tráng liên tục với quy mô tham gia đến mấy trăm đến hàng nghìn người?
  • Câu 8: Vì sao họ Giới hạn thu nhập – Giới hạn Convert – Giới hạn bán – Giới hạn rút tiền của người chơi?
  • Câu 9: Tại sao nhà đầu tư hoặc leader được các sàn tặng quà đắt tiền, sang chảnh như là điện thoại, máy tính xách tay, xe cộ hay nhà đất?

Bitkingdom là gì đã được TraderForex trình bày cụ thể qua bài viết để giúp bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về những hình thức lừa đảo trên thị trường hiện nay. Có thể nói, các chiêu trò dẫn dụ người chơi nhẹ dạ cả tin đang ngày một tinh vi và đánh vào lòng tham của mọi người hơn. Chính vì thế mà bạn đọc cần tỉnh táo, cảnh giác với những hình thức kiếm tiền nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn, hoặc như quảng cáo thổi phồng về lợi nhuận có thể kiếm được trên thị trường để không sập bẫy lừa đảo. Hãy trở thành một nhà đầu tư thông minh và giao dịch hiệu quả bạn nhé.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời