fbpx

Bearish Harami là gì? Cách giao dịch với mô hình nến Bearish Harami

Bearish Harami, đây có lẽ là một cụm từ quen thuộc đối với các trader lâu năm. Vì những ai đã đầu tư lâu năm thì đề biết đến mẫu hình nến Harami. Tuy nhiên, đối với các trader mới tìm hiểu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng Bearish Harami vào phân tích. Chính vì vậy, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nến Harami, mình đã tổng hợp chi tiết nhất về Bearish Harami tại bài viết này.

Bearish Harami là gì?

Cũng giống như các mô hình nến khác như Bearish Engulfing,… Bearish Harami cũng được hình thành từ 2 mẫu nến với những đặc điểm như sau:

Mô hình Bearish Harami
Mô hình Bearish Harami

Mẫu hình Bearish Harami chỉ xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng tăng giá 1 cách rõ rệt. Điều này đồng nghĩa với việc là khi thị trường đi vào trạng thái sideway thì bạn sẽ không thấy được mô hình này.

  • Nến thứ nhất của Bearish Harami là nến Bullish lớn và dài, phản ánh cho việc tăng giá.
  • Nến thứ 2 của mô hình là 1 nến nhỏ và nằm gọn trong nến Bullish. Nến thứ 2 sẽ không qua trọng màu sắc. Bên cạnh đó, nến thứ 2 nên có giá mở cửa nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Hoặc ngược lại, giá đóng cửa của nến Bullish nên nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất.

Trong mô hình nến Harami truyền thống, quy định rằng nến thứ 2 phải thấp hơn 25% nến trước.

Sự khác biệt của nến Harami trong forex với các thị trường khác

Điểm khác biệt lớn nhất của nến Harami khi giao dịch trên thị trường ngoại hối là:

Điểm khác biệt lớn nhất của nến Harami khi giao dịch trên thị trường ngoại hối
Điểm khác biệt lớn nhất của nến Harami khi giao dịch trên thị trường ngoại hối
  • Nến thứ 2 dường như là mở gần so với nến đầu tiên.
  • Bên cạnh đó, nến thứ 2 cũng phải là nến giảm giá.

Một lưu ý nhỏ là: Khi thị trường đi ngang, tuyệt đối không được giao dịch theo tín hiệu của mẫu nến Harami phát ra. Bất kể bạn là các nhà đầu tư đi theo trường phái Price Action.

Cách giao dịch với mô hình Bearish Harami

Mô hình nến Bearish Harami sẽ phản ánh sự đảo chiều với 1 biên độ trung bình. Vì vậy, để xác định điểm vào thì cần phải thận trọng. Sau đây sẽ là một số lưu ý về các khung thời gian và điểm vào lệnh thích hợp với Bearish Harami.

Cách giao dịch với mô hình nến Bearsh Harami
Cách giao dịch với mô hình nến Bearsh Harami

Khung thời gian kết hợp với mô hình Bearish Harami

Khi giao dịch trên thị trường forex, các trader nên đặt cặp tiền mà mình muốn phân tích trong các khung như sau:

  • Khung M1: Đây là dành cho các Binary Option với khoảng thời gian giao dịch ngắn chỉ từ 2 đến 5 phút.
  • Khung M5: Nên quan sát thị trường ở 1 khung lớn hơn để làm giảm độ nhiễu đến từ các tín hiệu.
  • Khung M15: Phát hiện được 1 số tín hiệu phát ra hoặc xác định được xu hướng chung của thị trường sắp tới trong ngắn hạn. Khung M15 còn giúp trader tránh được 1 số sai lầm của M1 và M5.
  • Khung H1: Khi sử dụng khung H1 các trader sẽ biết được xu hướng dài hạn.
  • Khung H4: Khi giao dịch trên thị trường forex với các dạng sóng ngắn thì bạn nên sử dụng mô hình Bearish Harami với M5 hoặc M15.

Mô hình Bearish Harami vẫn có thể sử dụng kết hợp với khung thời gian 1 phút hay còn gọi là M1. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, bạn phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn và phải quan sát kĩ trước khi vào lệnh.

Điểm nên vào lệnh khi giao dịch với mô hình Bearish Harami

Trong ví dụ dưới đây, bạn sẽ dễ dàng thấy được trong mô hình Bearish Harami có 2 nến và nến sau nằm gọn trong nến trước. Trường hợp này được lựa chọn bởi vì lí do sau:

Khi quan sát mô hình, ta dễ dàng thấy rằng các tín hiệu Price Action phản ánh được xu hướng của giá trong tương lai. Tín hiệu này khá tin cậy và việc xác nhận xu hướng giá cũng xảy ra rất cao. Vì vậy, các trader nên lập kế hoạch để có thể vào lệnh khi gặp nó.

Mô hình Bearish Harami thực tế
Mô hình Bearish Harami thực tế

Mặc dù nhìn chung xu hướng trên thị trường là giảm nhưng nến Harami lại không thực sự là mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở trường hợp này bạn vẫn có thể vào lệnh để giao dịch 1 cách bình thường. Trong mô hình Bearish Harami có một vài điểm có rủi ro rất thấp.

Điểm để vào lệnh tiêu chuẩn trên thị trường forex: Trên thị trường forex, điểm để vào lệnh tiêu chuẩn của mô hình Bearish Harami sẽ là khoảng cách 1 pip so với phía dưới của râu nến thứ 2.

Khuyết điểm của mô hình này khi vào lệnh là tín hiệu phát ra chỉ dự báo được xu hướng trong tương lai của giá đảo chiều 1 cách trung bình.

Entry

Ở ví dụ sau đây, chúng ta sẽ xét tiếp trường hợp mà tín hiệu đảo chiều được báo hiệu thông qua nến Harami trước đó. Khi có nến Hồi giả xác lập thì xu hướng của giá tăng và hình thành nên mô hình Bearish Harami. Đây là một cơ hội rất lớn mà các trader nên cân nhắc để vào lệnh. Xu hướng trong tương lai được báo hiệu là sắp đảo chiều.

Hồi báo giả
Hồi báo giả

Đối với các nhà đầu tư theo trường phái sử dụng Price Action thì tín hiệu đầu tiên rất quan trọng. Chính vì vậy, các trader nên có sự tập trung để có thể nhận biết được tính hiệu khi được phát ra.

Theo như quan sát, có thể nhận ra rằng dù nến số 2 là khá nhỏ như điều này không có nghĩa là mô hình Bearish Harami sẽ không được thành lập. Thực tế rằng, nến nến hồi giả xuất hiện trước 3 đến 4 nến Bullish tăng giá thì bạn nên cân nhắc xem liệu có xảy ra tình huống giá đảo chiều hay không. Tuy nhiên ở trường hợp này, chúng ta chỉ xét đến có 2 nến tăng giá mạnh trước đó.

Tiếp tục quan sát, các nhà đầu tư sẽ thấy được các nến liên tục tạo ra đáy và đỉnh. Nhưng gặp một số đặc điểm sau:

  • Đỉnh sau luôn luôn thấp hơn đỉnh trước nên Lower Highs.
  • Đáy sau luôn nông hơn đáy trước nên gọi là Lower Lows.
Lower Lows và Lower Highs
Lower Lows và Lower Highs

Trong ví dụ trên có thể thấy rằng mức độ rủi ro của mô hình Bearish Harami mang lại đã giảm đi gấp 2 lần so với trước đó.

Stop Loss

Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cho việc vào lệnh Stop Loss khi gặp mẫu nến Harami.

Vào lệnh Stop Loss khi gặp mẫu nến Harami
Vào lệnh Stop Loss khi gặp mẫu nến Harami
  • Điểm vào lệnh sẽ là điểm mà nếu sau của nến thứ 2 đã bị break khoảng 1 pip.
  • Điểm Stop Loss là khoảng cách 1 píp tính từ đỉnh cao nhất của mô hình Bearish Harami.

Lưu ý rằng: Nếu như ở những mô hình khác, mức kháng cự sẽ thường cao hơn so với mô hình đang được tiếp diễn thì nên đặt lệnh Stop Loss. Lệnh Stop Loss sẽ cách vùng này khoảng 1 pip và cao hơn. Trong ví dụ trước đó, các bạn có thể thấy rằng mô hình đã tạo ra được mức cao nhất. Đi kèm với đó là không có một mức kháng cự nào gần đó tương ứng. Vì vậy mà quy tắc này sẽ không có hiệu quả nữa.

Các kích cỡ nến trong mô hình nến Bearish Harami

Khi tìm hiểu về các mô hình, điều bạn nên quan tâm là size và kích cỡ của các thân nến. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là điều không quan trọng và bỏ qua nó. Việc này đã dẫn đến tình trạng là xác định sai mô hình. Đi kèm với đó là rủi ro tăng lên khi vào lệnh ở các điểm không tiềm năng do các tín hiệu từ mô hình vô cùng yếu ớt và không thể khiến giá đảo chiều sau đó.

Vì vậy, với mô hình Bearish Harami bạn cũng cần phải lưu ý như sau:

  • Kích cỡ nến đầu tiên trong mô hình Bearish Harami phải là 1 nến lớn. Trong ví dụ trước đó, nó đã lớn hơn gấp nhiều lần so với các nến trước đó.
  • Nến thứ 2 sẽ có thân nến không tính râu nằm trọn trong nến đã hình thành trước đó là nến thứ nhất. Bên cạnh đó, nến thứ 2 cũng không được vượt quá 25% so với nến thứ nhất.

Diễn biến tâm lý giao dịch theo mô hình nến Bearish Harami

Việc tìm hiểu diễn biến tâm lý của mô hình Bearish Harami là điều vô cùng cần thiết để nhà đầu tư bắt kịp xu hướng này. Xu hướng tăng thể hiện một nến tăng dài có khả năng tạo đỉnh mới. Người mua rõ ràng đang kiểm soát. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai, giá giảm trở lại, di chuyển lên xuống nhẹ trong suốt cả ngày, nhưng nến đóng cửa khớp với giá mở cửa, điều này có thể tạo ra mức cao mới cho xu hướng tăng, nhưng thực tế không phải vậy. Giá giảm và kết thúc thấp hơn ngày hôm trước. Do đó, mô hình Harami chỉ ra rằng giá có thể giảm hoặc không thay đổi trong thời gian ngắn do sức mua đã giảm.

Một số lưu ý cần biết khi giao dịch với mô hình Bearish Harami

Một số lưu ý cần biết khi giao dịch với mô hình Bearish Harami
Một số lưu ý cần biết khi giao dịch với mô hình Bearish Harami

Chỉ sử dụng mô hình Bearish Harami khi thị trường có xu hướng tăng rõ ràng. Ở các trường hợp thị trường đang có xu hướng sideway hoặc down thì mô hình Bearish Harami sẽ không còn hiệu quả nữa. Để xác định được xu hướng tăng của thị trường thì các nến xanh chiếm đa số so với nến đỏ.

Nến thứ 2 bắt buộc không được vượt quá 25% khi so với nến thứ nhất đã được hình thành trước đó. Nếu đây là 1 cây nến Doji thì sẽ càng tốt.

Bên cạnh đó, cây nến thứ 2 cũng phải nằm trọn trong phần thân của cây nến thứ nhất (không tính râu). Nến nến thứ 2 nằm ở giữa thân nến thứ nhất thì đây là 1 trường hợp tốt.

Khi sử dụng mô hình Bearish Harami, các nhà đầu tư nên kết hợp với 1 số chỉ báo khác như là MACD hay RSI. Nếu trường hợp MACD hay RSI xuất hiện phân kì thì báo hiệu rằng thị trường đang có xu hướng bị quá mua. Điều này đồng nghĩa với việc cho rằng trong tương lai thị trường sẽ giảm và kết thúc chuỗi tăng dài. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì bạn nên kết hợp cùng với chỉ số của RSI. Nếu như chỉ số của RSI vượt quá 70 thì đây là 1 tín hiệu mạnh mẽ.

Trên đây và một vài chia sẻ về mô hình Bearish Harami cũng như cách tìm điểm vào lệnh với nến Harami. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn 1 vài kiến thức bổ ích về nến Harami. Chúc các bạn áp dụng các phương pháp trên để tìm điểm vào lệnh thích hợp.

Xem thêm: Cách nhận biết nến nến heiken ashi đơn giản.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời