fbpx

Bearish Engulfing là gì? Cách giao dịch hiệu quả tại thị trường Forex

Bearish Engulfing là gì? Chắc có lẽ đây là vấn đề mà các trader mới tham gia thị trường forex sẽ thắc mắc về nó. Để giúp các bạn không còn gặp khó khăn khi thấy Bearish Engulfing thì hôm nay mình sẽ tổng hợp tất tần tật về mô hình nến này tại bài viết này. Nếu như các bạn đang tìm hiểu về Bearish Engulfing là gì cũng như cách sử dụng thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Bearish Engulfing là gì?

Mô hình nến Bearish Engulfing là một trong các mô hình nến Nhật phổ biến. Nến Bearish Engulfing bao gồm 2 nến, đó là: Nến xanh và nến đỏ. Nến đỏ đối với nến xanh có phần thân to hơn và bao trùm cả phần thân nến và râu nến xanh.

Lưu ý rằng: Nến đỏ chỉ bao gồm thân nến chứ không phải toàn nến. Thân nến sẽ bằng Open – Close, còn toàn bộ nến là High – Low.

Mô hình nến Bearish Engulfing là gì?
Mô hình nến Bearish Engulfing là gì?

Điều quan trọng về Bearish Engulfing

Một số nhà phân tích kĩ thuật đã chỉ ra rằng nến Bearish chỉ bao trùm 1 phần nến Bullish chứ không phải toàn bộ. Vì thế chỉ cần bao trùm phần giá High và Low là được.

Tuy nhiên, giá đóng cửa và mở cửa của nến Bearish là rất quan trọng khi phân tích mô hình Bearish Engulfing.

Mô hình nến Bearish này thường xuất hiện ở các thị trường như tiền điện tử, ngoại hối,… Khi có 1 khoảng gap lên thì nến này thường hay xuất hiện nhất. Đầu tiên nến Bearish sẽ tăng nhẹ rồi sau đó tạo râu bằng cách giảm đột ngột. Vì vậy, giá đóng cửa thường thấp hơn giá mở cửa của nến Bullish trước đó.

Khi các yêu cầu đã được đáp ứng thì mô hình Bearish Engulfing phát ra tín hiệu Engulfing đảo chiều và giá sẽ theo 1 xu hướng mới.

Nhưng trên thực tế thì ở khung thời gian lớn nến bị nhấn chìm sẽ suy giảm đi và xuất hiện với tần suất rất thấp và hiếm.

Ví dụ giải thích về nến Bearish Engulfing

Lấy ví dụ về biểu đồ của BTC/USB vào ngày 10 tháng 01 năm 2021.

Tín hiệu Engulfing đã xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 2020. Nghĩa là sau 2 tháng thì tín hiệu này lặp lại.

Trong khu D1 và W1, thời gian kéo dài từ 6 tháng đến khoảng 1 năm thì các trader mới có thể thấy mẫu nến Bearish Engulfing xuất hiện.

Sau khi nến Bearish Engulfing xuất hiện thì BTC đã lao dốc 1 cách thảm họa. BTC đã giảm trong 40 giờ và bay mất 25% giá trị trước đó của Bitcoin.

Lưu ý: Khi thị trường đang đi ngang và xuất hiện mô hình Bearish Engulfing thì tuyệt đối không nên vào lệnh để giao dịch.

Bullish Engulfing là gì? Cách giao dịch kết hợp hiệu quả.

Các để xác định mô hình Bearish Engulfing

Dấu hiệu nhận biết nến Bearish Engulfing
Dấu hiệu nhận biết nến Bearish Engulfing

Làm sao để nhận biết đâu là một mô hình Bearish Engulfing tối ưu? Bạn phải dựa vào các tín hiệu và những dấu hiệu nhận biết thật rõ ràng. Sau đây là 1 số dấu hiệu mà các trader có thể tham khảo để nhận biết như sau:

Giá đóng cửa của nến

Đây là một trong các dấu hiệu quan trọng nhất để có thể xác định được mô hình Bearish Engulfing tối ưu.

Giá đóng cửa phải thấp hơn giá mở cửa của nến Bullish trước đó

Nhận dạng nến Bearish Engulfing và nến Bullish như sau:

  • Nến Bullish sẽ có mức giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa.
  • Nến Bearish sẽ có mức giá mở cửa cao hơn mức giá đóng cửa.

Việc xác nhận giá đóng sẽ là 1 dấu hiệu để phản ánh xu hướng tăng giá và có thể đảo chiều. Mô hình Bearish này sẽ được xuất hiện khi giá đóng cửa của Bearish thấp hơn hoặc bằng với giá mở cửa của nến Bullish.

Giá đóng cửa của nến nằm ở vùng 1/3, tính từ dưới lên trên

Một điều quan trọng không kém khi bạn xác định mô hình Bearish Engulfing là giá đóng cửa phải nằm ở trong vùng 1/3 nến, tính từ dưới lên trên.

Giá đóng cửa của mẫu nến Bearish Engulfing hợp lệ
Giá đóng cửa của mẫu nến Bearish Engulfing hợp lệ

Nhân tố gây ra điều này là do sự từ chối giá được phản ánh qua 1 câu nến cho râu dài. Bên cạnh đó, trên thị trường giá đôi khi bị giảm là do các nhà đầu tư chốt lời. Nhưng để thống nhất với nhau thì thân nến phải được lấp đầy.

  • Nếu như râu rến quá dài thì sẽ phát ra tín hiệu cho thấy bên phe mua đang áp đảo so với bên bán, đáng lẽ phải xuống vì phe bán ra quá mạnh.
  • Nếu như giá đóng cửa cửa cổ phiếu gần với đáy sẽ có xu hướng giảm nhiều hơn. Vì vậy, khi gần về đáy thì sẽ là một tín hiệu tốt hơn.

Lưu ý: Khi sử dụng mô hình nến này kết hợp với các mô hình khác thì nó cũng được xem như là nến xác nhận hoặc nến tín hiệu.

Kích cỡ tương đối của mô hình Bearish Engulfing

Kích cỡ tương đối của mô hình Bearish Engulfing
Kích cỡ tương đối của mô hình Bearish Engulfing

Với hình thái này, nến Bearish Engulfing sẽ có kích cỡ lớn hơn khi so với các nến trước đó. Đây là 1 tín hiệu tốt và có độ tin cậy rất cao. Tín hiệu này cho biết rằng trong tương lai giá sẽ đảo chiều 1 cách mạnh mẽ.

Lưu ý: Bạn cũng có thể giao dịch khi xuất hiện nến Bearish Engulfing nhỏ thua so với nến trước đó. Tuy nhiên, nếu như mẫu nến bị nhấn chìm bởi các nến trước đó thì đây là 1 tín hiệu không thực sự đáng tin cậy. Thị trường sẽ có xu hướng rơi vào trạng thái tích lũy và đi ngang.

Đặc biệt là các trader nên tránh vào lệnh khi mẫu nến Bearish quá nhỏ và nhỏ hơn cả Bullish. Đây có thể là bẫy và là 1 mô hình giả.

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Bearish Engulfing

Trước khi thực chiến trên các thị trường thì các bạn nên áp dụng các mô hình đã được học vào tài khoản Demo. Nó sẽ giúp cho bạn có kinh nghiệm mà không gặp rủi ro quá cao. Bạn nên ghi chép lại tỷ lệ R:R để xem xét nó có sự thực tốt hay không.

Vào trong Market – Entry

Khi mẫu nến Bearish Engulfing xuất hiện thì bạn có thể khớp lệnh với thị trường. Điều này được hiểu là khi nến vừa hoàn thiện thì sẽ Entry.

Tuy nhiên, nếu bạn là 1 người sợ rủi ro thì có thể áp dụng các phương pháp sau đây để tránh những rủi ro không đánh có:

Khớp lệnh với giá tiêu chuẩn

Tại mức giá đóng cửa của mẫu nến Bearish Engulfing. Để vào lệnh chính xác khi xuất hiện mẫu nến này là chúng ta nên đặt lệnh Go Sheriff Tiraspol vs Go Short khi nến vừa được mở ra.

Khớp lệnh với giá tiêu chuẩn
Khớp lệnh với giá tiêu chuẩn

Trong trường hợp đặc biệt này bạn không cần xác nhận khi tham gia vào thị trường.

Khớp lệnh Breakout

Khi tỷ giá Breakout khớp lệnh với nến Bearish Engulfing. Đây là điều kiện dành cho những ai quan tâm và thận trọng hơn so với cách trên. Sau khi mô hình Bearish này được hình thành thì các trader sẽ xuống lệnh Short Stop.

Tại điểm Short sẽ có giá thấp hơn so với giá thấp của mẫu nến Bearish khoảng 1 pip.

Stop Short là 1 lệnh chờ Short khi giá thấp hơn giá hiện tại của thị trường.

Khớp lệnh 50% mẫu nến

Ở trường hợp này, nến nhấn chìm sẽ có một độ rủi ro khá cao. Nếu nhấn chìm có râu dưới hoặc râu trên quá dài thì nên chờ khớp lệnh.

Giá để khớp lệnh rơi vào khoảng 50% thân nến và đây là lệnh Short Limit. Lệnh Short Limit là một lệnh chờ để bán giá cao hơn so với giá hiện tại của thị trường.

2 trường hợp rủi ro khá cao trong mẫu nến Bearish Engulfing, cụ thể là:

Trường hợp 1: Khi nến Bullish không còn nằm gọn trong nến Bearish Engulfing sau đó. Bên cạnh đó, giá cao và thấp của nến Bullish bao trùm hết nến Bearish.

Trường hợp 2: Khi nến Bearish Engulfing có râu dài ở phần trên hoặc dưới so với mức bình thường và không mang lại cảm giác đầy đặn.

Trường hợp rủi ro khá cao trong mẫu nến Bearish Engulfing
Trường hợp rủi ro khá cao trong mẫu nến Bearish Engulfing

Cả 2 trường hợp này trong mô hình Bearish Engulfing đều có rủi ro rất cao. Giải pháp hợp lí lúc này là nên tham gia vào thị trường 1 cách bảo thủ để giảm rủi ro. Lệnh Short Limit 50% ở thân sẽ được ưu tiên hơn.

Stop Loss – Cắt lỗ

Stop Loss với mô hình nến Bearish Engulfing nên đặt giá cao nhất cách từ 5 đến 20 pips là hợp lí. Khoảng cách pip còn phải dựa vào Timeframe. Nếu như TimeFrame nhỏ thì khoảng cách giá tới lệnh Stop Loss và ngược lại.

Stop Loss - Cắt lỗ
Stop Loss – Cắt lỗ

Take Profit – Chốt lời

Khi đặt lệnh chốt lời vs Bearish Engulfing thì tỷ lệ R:R bắt buộc là bằng 1:1. Tối đa có thể lên đến 1:2.

Khi kết hợp giữa mô hình 2 đỉnh hoặc vai đầu vai thì tỉ lệ R:R sẽ tăng lên. Nến nhấn chìm sẽ phản ánh rằng lúc này thị trường đang được hỗ trợ bởi các mô hình lớn.

Bạn có thể giao dịch theo các hướng như sau:

  • Chỉ vào lệnh khi có mô hình nến nhấn chìm đã suy giảm đi.
  • Thực hiện giao dịch khi có xuất hiện nến nhấn chìm và mô hình lớn dài hạn.

Bộ lọc xác định của nến Bearish Engulfing

Như đã nói ở trên, các mô hình được nhắc đến chỉ là 1 số tín hiệu. Vì vậy, để chính xác hơn thì các trader nên kết hợp cùng 1 số chỉ báo trong phân tích kĩ thuật. Một số chỉ báo thường kết hợp với mô hình Bearish Engulfing là: MACD, RSI, vùng kháng cự,…

Các cách kết hợp hiệu quả là:

Mô hình Bearish Engulfing và vùng kháng cự

Việc kết hợp giữa Price Action và các vùng hỗ trợ hay kháng cự sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Và điều này hoàn toàn đúng.

Mô hình Bearish Engulfing và vùng kháng cự
Mô hình Bearish Engulfing và vùng kháng cự

Khi kết hợp Bearish Engulfing với vùng kháng cự, trader nên xem xét liệu đó có thực sự là 1 vùng kháng cự quan trọng hay không. Nến nếu Bearish Engulfing kết hợp với vùng kháng cự thì sẽ phát ra tín hiệu rất chính xác.

Kháng cự tốt được xem là 1 vùng kháng cự chứ không phải là 1 mức giá chính xác nào đó. Tại các vùng này có thể là vùng giá chẵn. Ví dụ như cặp EURAUD, khi tỉ giá chạm vào ngưỡng 1.6000 thì nến Bearish Engulfing xuất hiện. Đây là một tín hiệu cho thấy vùng này là vùng kháng cự quan trọng.

Vùng kháng cự đó không nên có đỉnh nào cao hơn so với nó.

Bạn phải xác định được rằng kháng cự là 1 vùng chứ không phải là 1 mức giá cụ thể nào đó. Khi xác định được các vùng kháng cự mạnh, bạn hãy chờ đợi tín hiệu đến từ Bearish Engulfing có xuất hiện hay không. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

  • Trường hợp 1: Chỉ có phần râu nến chạm vào vùng kháng cự. Đây là một tín hiệu đáng tin cậy nhưng khá yếu so với trường hợp còn lại.
  • Trường hợp 2: Nếu như nến Bullish chạm vào vùng kháng cự và toàn bộ mẫu nến Bearish Engulfing xuyên thủng vùng kháng cự thì đây là 1 tín hiệu mạnh mẽ để bạn tham gia vào thị trường.

Bearish Engulfing kết hợp với MACD phân kì

Tín hiệu MACD phân kì sẽ xuất hiện sau khi giá đã tăng dài 1 thời gian hoặc phục hồi khi giá đã giảm mạnh.

Để xác định được MACD phân kì thì dựa vào các điều kiện sau:

  • Nến có đỉnh cao hơn đỉnh trước.
  • MACD histogram hay điểm giao của MACD Line và MACD Signal tạo ra các đỉnh thấp hơn đỉnh trước.
Bearish Engulfing kết hợp với MACD phân kì
Bearish Engulfing kết hợp với MACD phân kì

Các mức cao hay thấp đối lập giữa biểu đồ và chỉ báo MACD là dấu hiệu cho thấy Momentum đang có xu hướng lệch khỏi xu hướng tăng của thị trường. Điều này có thể hiểu là trong tương lai khả năng cao là giá sẽ đảo chiều ngược lại.

Khi kết hợp MACD phân kì, RSI và Price Action đảo chiều cũng như Bearish Engulfing thì sẽ cho tín hiệu mà có xác suất xảy ra như nhau.

Các chỉ báo như MACD phân kì và RSI sẽ không giúp các trader biết được điểm vào lệnh của thị trường. Chính vì vậy, mô hình kĩ thuật của Bearish Engulfing sẽ giúp các nhà đầu tư tìm ra được các tín hiệu vào lệnh cũng như chốt lãi và cắt lỗ.

Lưu ý: Để có thể phân biệt được chỉ báo MACD phân kì đúng thì bạn phải hiểu và sử dụng nó 1 cách chính xác. Indicator MT4 này được mặc định và sử dụng trong nhiều nền tảng đôi khi sẽ không chính xác.

Các nhà phân tích kĩ thuật học cũng xây dựng 1 hệ thống giao dịch dựa trên Price Action kết hợp với các tín hiệu phân kì. Nến nhấn chìm cũng sẽ xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh trong Fibonacci Retracement. Nhà đầu tư cũng có thể xem xét để xác định điểm vào lệnh hợp lí.

Tỷ lệ chính xác của Bearish Engulfing là bao nhiêu phần trăm?

Khi áp dụng mô hình nến Bearish Engulfing vào giao dịch, các trader thường mong muốn độ chính xác là tuyệt đối. Tuy nhiên, như đã nói ở nhiều bài trước đó thì không có 1 công cụ phân tích kĩ thuật nào là chính xác 100%.

Hầu hết các mô hình khi được áp dụng vào thị trường forex, chứng khoán, vàng, dầu,.. thường chỉ có độ chính xác lên tới 70% mà thôi.

Theo như 1 số thống kê thì mô hình Bearish Engulfing có tỷ lệ chính xác là khoảng 67.66%.

Tỷ lệ chính xác của Bearish Engulfing là 67.666%
Tỷ lệ chính xác của Bearish Engulfing là 67.666%

Thống kê thực tế được dựa hoàn toàn vào các tín hiệu đến từ Bearish Engulfing mà không bao gồm các cặp tiền và Timeframe.

Muốn chính xác cao hơn thì nhà đầu tư cần chờ đợi thêm thời gian cũng như các mức biến động,… Bên cạnh đó, nến Bearish Engulfing sẽ hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với 1 trong 2 mô hình sau:

  • Mô hình 2 đỉnh hay còn gọi là Double Tops.
  • Mô hình Vai, Đầu, Vai thuận.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về mô hình nến Bearish Engulfing cũng như cách giao dịch sao cho hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về Bearish Engulfing là gì. Chúc các bạn áp dụng thành công các phương pháp trên.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời